Link Video: https://youtu.be/GviCKr5-JiM
Ngày 8/11, RFA Tiếng Việt có bài “Tuyên bố của Thủ tướng Việt Nam về chống dịch Covid-19 đi ngược với thực tế?”
Theo đó, Thủ tướng Việt Nam mới đây dõng dạc tuyên bố “Việt Nam đã chống dịch thành công”.
RFA dẫn lời ông Phạm Minh Chính phát biểu cuối tháng 10/2023, khẳng định: “Thành công trong cuộc chiến chống đại dịch một lần nữa khẳng định tinh thần Việt Nam, bản lĩnh Việt Nam, không lùi bước trước mọi khó khăn, thách thức.”
RFA cho biết, trái ngược với cách “tô hồng” trong bài phát biểu của Thủ tướng, người dân lại có cái nhìn rất khác.
RFA dẫn lời ông Cao Hà Trực ở Sài Gòn cho biết:
“Không hiểu cái thành công mà ông ấy (tức Thủ tướng) nói là gì, nhưng đối với nhìn nhận của một người dân như tôi, thì tôi nghĩ không có ai coi là thành công hết, đó là một sự thất bại ê chề.
Nhà tôi có 16 người. Anh tôi bị bệnh tiểu đường cho nên khi phong tỏa như thế thì anh tôi không thể đi bệnh viện chữa trị, cho nên, bệnh của anh ấy bị mất khả năng kiểm soát, và khi COVID nhập vào, anh bị mất kháng thể và chết rất nhanh.”
Họ (cán bộ địa phương) nói rằng, thuốc men để họ đi mua, nhưng thực tế thì trong một tuần họ chỉ cho một bịch thuốc và mấy củ cải, mà chắc chỉ ăn một ngày là hết, trong khi nhà tôi có đến 16 người, một tuần lễ sau họ mới đến hỏi thăm một lần nữa. Nếu như tôi không thể ra ngoài mua hoặc không có người dân khác hỗ trợ, thì chúng tôi chết ngay trong nhà, không chết vì COVID thì cũng chết vì đói.”
“Cuộc cách ly đó làm cho con người ta hoảng sợ đến nỗi nghi kỵ lẫn nhau, đó mới là nguy hiểm. Nó làm mất tình người, bởi vì đi đâu người ta cũng sợ lây nhiễm, rồi người này kỳ thị người kia, cho nên làm cho tình người bị ngăn cách, rất nhiều người bị khủng hoảng tinh thần.”
RFA cho biết, trong thời gian “giãn cách xã hội”, mỗi ngày trên mạng xã hội đều xuất hiện những lời kêu gọi cứu đói, hỗ trợ thực phẩm cho người dân, đặc biệt là ở các xóm trọ nghèo, dân lao động phổ thông nhập cư.
RFA dẫn lời bà Ph. ở Sài Gòn, nói:
“Chắc do ông Thủ tướng ở trên cao không thấy được những việc ở dưới dân.
Có lần mình nhớ, đi đến một xóm trọ ở gần bến xe Miền Đông, có một bà cụ bị mù một mắt, dắt theo một đứa nhỏ xin quà của mình, bà nói bà không biết và cũng không có điện thoại để lên mạng kêu cứu.
Khi bắt đầu mở phong toả cho Sài Gòn vào cuối tháng 10/2021, lúc đó có rất nhiều người hoảng loạn chạy về quê. Nếu chống dịch thành công sao nhiều người tháo chạy vậy?
Tất cả những điều vừa kể không biết chính phủ có ghi nhận không, hay là tốt đẹp nhận hết còn cái xấu thì lờ đi?
RFA dẫn số liệu từ Tổng cục Thống kê, đến hết quý 3/2021, có hơn 28,2 triệu người bị mất việc làm, giảm giờ làm, giảm thu nhập… do tác động của dịch COVID-19, và đến tháng 9/2021, có khoảng 1,3 triệu lao động về quê vì cuộc sống quá khó khăn.
Theo RFA, lợi dụng tình hình dịch bệnh và tâm lý hoang mang của người dân, hàng chục quan chức đầu ngành tại hai bộ Y tế và Ngoại giao đã “móc túi” người dân không thương tiếc, qua hai đại án được phanh phui sau đó là Việt Á và “chuyến bay giải cứu”.
Mặt khác, vẫn theo RFA, chính sách chống dịch của Việt Nam còn vi phạm nhân quyền.
RFA dẫn lời bà Minh Trang, Thạc sỹ chuyên ngành Quyền và Thực hành quyền nhận định rằng, trong thời gian Chính phủ Việt Nam thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19, một số quyền của người dân bị xâm phạm, bao gồm quyền riêng tư cá nhân, chỗ ở, thư tín và đặc biệt là quyền tự do đi lại.
Việc nhà nước tổ chức các chuyến bay “giải cứu” để đưa người dân về nước, theo bà Trang, không làm thay đổi thực tế rằng, quyền tự do trở về đã bị vi phạm. Bởi chỉ một số rất ít người dân có thể trở về, hơn nữa, giá vé của các chuyến bay này cao gấp nhiều lần so với các chuyến bay thương mại thông thường, nên không phải ai cũng có khả năng chi trả chi phí đó.
Bà Trang cho rằng, không có bằng chứng nào cho thấy, việc hạn chế quyền trở về của công dân mang lại hiệu quả trong việc phòng chống dịch. Vì vậy, hạn chế quyền này là không hợp lý.
Quang Minh
>>> Chợ truyền thống ế ẩm, cảnh đìu hiu bao giờ mới hết?
>>> Vì sao trái cây Trung Quốc vào Việt Nam vẫn không bị kiểm soát?
>>> Làm ngơ vụ lấp biển ở vịnh Hạ Long, chính quyền tự vẽ bộ mặt thật của mình
>>> Chủ tịch nước đi thăm Mỹ và sự kỳ vọng vào việc đầu tư từ Mỹ sẽ cứu nền kinh tế Việt Nam
Lãnh chúa văn hóa Nguyễn Văn Hùng