Căn nguyên của vấn nạn tham nhũng và sự suy thoái kinh tế ở Việt Nam là sự níu kéo ý thức hệ

Link Video: https://youtu.be/4JumLRyf4jQ

Ngày 25/11, RFA Tiếng Việt có bài bình luận của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Quý Thọ, nguyên Trưởng Khoa Chính sách Công, Học Viện Chính sách và Phát triển, thuộc Bộ Kế hoạch Đầu tư Việt Nam. Bài bình luận có tựa đề “Đại án Vạn Thịnh Phát: Tham nhũng nghiêm trọng mang tính hệ thống và vấn đề cải cách tăng trưởng”.

Theo tác giả, vụ Vạn Thịnh Phát là đại án trọng điểm, được chia thành nhiều vụ án với tính chất nghiêm trọng khác nhau.

Cuộc họp ngày 22/11, Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng tiêu cực, đã mở rộng vụ án, khởi tố thêm 2 vụ án với 72 bị can, trong đó có 23 bị can là lãnh đạo cấp cục, vụ có liên quan đại án Vạn Thịnh Phát.

Tất cả đều phơi bày thực trạng tham nhũng nghiêm trọng và mang tính hệ thống ở Việt Nam hiện nay.
Tác giả cho biết, đặt trong bối cảnh kinh tế ảm đạm khi tăng trưởng suy giảm và cải cách khó khăn khi vấn nạn tham nhũng thêm trầm trọng, thì sự sụp đổ của Vạn Thịnh Phát cần được coi, vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của tình hình.

Căn nguyên của tình trạng này là sự mâu thuẫn giữa thể chế chính trị với chế độ độc Đảng Cộng sản lãnh đạo và thể chế kinh tế thị trường. Thay vì cải cách thể chế theo hướng dân chủ để kiểm soát tha hóa quyền lực do độc quyền, thì Đảng lại coi đây là vấn đề “nội bộ” khi đưa ra những chính sách không phù hợp, phân biệt đối xử và mang nặng tính cưỡng bức, áp đặt, nhưng vẫn không đạt kết quả như mong muốn.

Tác giả trình bày 2 vấn đề chủ yếu dưới đây:

Một là, trước hết cần nhận thức rõ về sự liên quan giữa tăng trưởng nhanh và tham nhũng tràn lan, là nghịch lý kéo dài và ngày càng căng thẳng, đạt đến đỉnh điểm khi tăng trưởng suy giảm và tham nhũng trở thành nguy cơ tồn vong chế độ.

Không nên đơn giản hoá đại án Vạn Thịnh Phát là đặc thù, riêng lẻ, mà theo tính chất, đặc điểm và quy mô vụ việc cần phải nhận diện nó như một điển hình của hình thức tham nhũng này.

Tác giả nhận xét, việc vợ chồng bà Trương Mỹ Lan được tặng Huân chương Lao động hạng Ba năm 2011, là đánh giá của Đảng đối với sự đóng góp của Vạn Thịnh Phát cho tăng trưởng ở thành phố Hồ Chí Minh và cả nước nói chung.

Theo tác giả, những mối quan hệ thân hữu giữa doanh nghiệp và quan chức là không tránh khỏi. Do quản lý nhà nước yếu kém, nên bà Lan dễ dàng thâu tóm “quyền lực tuyệt đối” trong Vạn Thịnh Phát và SCB. Việc điều tra, truy tố gặp cản trở, kéo dài, không chỉ vì tính chất vụ việc, mà còn vì mối quan hệ thân hữu chằng chịt, và chỉ được thực hiện khi mọi việc vỡ lở.

Tác giả cho rằng, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính và Chính phủ phải có trách nhiệm liên đới!

Hình: Bài bình luận trên RFA

Hai là, chính sách chống tham nhũng được cho là vấn đề “nội bộ” của Đảng, đây là nhiệm vụ nặng nề nhưng hiệu quả thấp, chi phí cao. Những kết quả tăng trưởng tương đối cao được coi là thành tích, khiến giới tinh hoa “tự mãn” có đủ năng lực lãnh đạo chuyển đổi thị trường để tăng trưởng và chống tham nhũng, trục lợi, tiêu cực.. cho đến khi bất ổn thể chế xảy ra.

Tác giả đề cập đến những diễn biến căng thẳng ở “cung đình”, giữa phe Đảng và Chính phủ, từ nhiệm kỳ Đại hội 11 (2011 – 2016) đến nay, và dường như, Đảng đang thắng thế.

Nhưng liệu Đảng có thể sử dụng “ưu thế” của chế độ, về sự khôn ngoan của Thiên tử hay minh triết của Thiên đàng, để quy “trách nhiệm chính trị” cho các lãnh đạo cao cấp có liên đới, như Đảng đã từng làm đối với cựu Chủ tịch nước và hai cựu Phó Thủ tướng hay không?

Tác giả cho rằng, nguyên nhân sâu xa khiến tình hình kinh tế – xã hội ảm đạm, là sự níu kéo của ý thức hệ về Chủ nghĩa Xã hội. Trong khi, ưu tiên tăng trưởng GDP dựa vào thị trường, thì lại ảo tưởng về Xã hội Chủ nghĩa là “thiên đường” tất yếu sẽ đến, “giáo điều” về Chủ nghĩa Tư bản bất công, nền kinh tế kế hoạch hoá không hiệu quả trong cạnh tranh với Chủ nghĩa Tư bản.

Tác giả nhận định, trước tình hình bất ổn hiện nay, Đảng có xu hướng quay lại mô hình toàn trị kiểu cũ, tập trung quyền lực tối đa, can thiệp nhiều hơn vào công việc hành chính và quan hệ thị trường.

Xu hướng này đang gây lo ngại cho tiếp tục cải cách dân chủ và tăng trưởng kinh tế!

Hình: Đảng vẫn níu kéo ý thức hệ Xã hội Chủ nghĩa bất chấp thực tế

Ý Nhi

>>> Câu chuyện chăm phần chăm và cơ chế giám sát của nền pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

>>> Mô hình kinh tế Trung Quốc đang đi vào ngõ cụt

>>> Ông Lưu Bình Nhưỡng có “dân túy” hay không?

>>> Tăng cường nguồn lực cho công an, Tô Lâm đang phô trương thanh thế

Nghi vấn có ô dù rất lớn bao che cho Trương Mỹ Lan suốt 30 năm

Kasse animation 7.8.2023