Bành Lệ Viện, “tiếng hát máu” được Đảng đặt trên đầu!

Khi ông Tập Cận Bình cùng vợ đến Nội Bài, báo chí nhà nước đồng loạt đưa tin về chuyến thăm, đồng thời, rất nhiều tờ báo viết bài ca ngợi bà Bành Lệ Viện – đệ nhất phu nhân của Trung Cộng. Đây là một người có nhiều “ân oán” với lịch sử dân tộc Việt Nam. Báo chí được chỉ đạo khai thác nhiều khía cạnh về bà, đặc biệt là về mặt tiểu sử, giống như bà Bành Lệ Viện là một quan chức nhà nước của Việt Nam vậy.

Nhiều nguyên thủ quốc gia khác sang thăm Việt Nam cùng với phu nhân, nhưng không có trường hợp nào, báo chí được chỉ đạo để ca tụng, như đệ nhất phu nhân Trung Quốc – Bành Lệ Viện. Dường như, Đảng Cộng sản Việt Nam đã quên rằng, bà Bành từng cất lên tiếng hát thúc giục quân xâm lược Trung Quốc xả súng vào người Việt Nam.

Cuộc chiến Việt – Trung bắt đầu từ ngày 17/2/1979, với việc Đặng Tiểu Bình xua 60 vạn quân tràn vào 6 tỉnh biên giới phía Bắc, tàn sát người dân Việt Nam. Đây là một cuộc chiến thảm khốc, quân Tàu bị đẩy lùi sau 1 tháng bắn giết bừa bãi và tàn phá Việt Nam. Tuy nhiên, cuộc chiến này vẫn chưa kết thúc, mà còn kéo dài âm ỉ trong suốt hơn 12 năm ròng rã sau đó, với chiến trường ác liệt nhất là mặt trận Vị Xuyên trong thập niên 1980.

Bà Bành Lệ Viện – vợ ông Tập Cận Bình hiện nay – vốn là một văn công của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Bà gia nhập quân đội sau khi quân Trung Quốc tiến hành cuộc chiến xâm lược Việt Nam 1 năm. Khi đó bà Bành chỉ mới 18 tuổi.

Bành Lệ Viện sinh ra ở huyện Vận Thành , tỉnh Sơn Đông , Trung Quốc. Cô là con gái của một quan chức phụ trách văn hóa. Cho nên, bà Bành được xem như là một hạt giống đỏ trong chính quyền Cộng sản. Lý lịch đỏ cộng thêm ngoại hình dễ nhìn, đồng thời đem hết tài năng để phục vụ cho Đảng Cộng sản Trung Quốc, giúp bà Bành trở thành nhân vật “vua biết mặt, chúa biết tên”. Một nhà phê bình âm nhạc Trung Quốc cho biết, có đến 90% bài hát của bà là ca ngợi Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bà nổi tiếng trong vai trò “chiến sỹ văn hóa” của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Nếu nói, những người lính cầm súng của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc giai đoạn 1979 – 1991, là những người dùng súng bắn vào Việt Nam, thì bà Bành là người dùng tiếng hát để thúc giục quân xâm lược Trung Quốc tấn công Việt Nam. Năm 1985, bà Bành đã hát động viên quân Trung Quốc tại mặt trận Lão Sơn. Ngoài ra, bà cũng từng hát động viên Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tại quảng trường Thiên An Môn, ngay sau vụ thảm sát ngày 4/6/1989, giết chết hàng ngàn sinh viên biểu tình đòi dân chủ.

Có thể nói, tiếng hát của bà Bành là một “tiếng hát máu”, trong đó có máu của người Việt và máu của chính người dân của bà, những người bị Đảng Cộng sản Trung Quốc thảm sát tại Thiên An Môn.

Bành Lệ Viện được bạn bè giới thiệu với Tập Cận Bình vào năm 1986, khi ông Tập đang giữ chức Phó Thị trưởng thành phố cảng phía đông Hạ Môn – Phúc Kiến. Cặp đôi này kết hôn vào ngày 1/9/1987. Và từ năm 2012, bà trở thành đệ nhất phu nhân sau khi ông Tập lên nắm chức Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Việc đón tiếp ông Tập theo nghi thức quốc gia và đón tiếp bà Bành trong vai trò đệ nhất phu nhân, là chuyện lễ nghi. Tuy nhiên, việc chỉ đạo cho báo chí tâng bốc bà Bành Lệ Viện lại là chuyện khác. Đây là hành động chẳng khác nào nhận giặc làm cha của Đảng Cộng sản Việt Nam. Dường như, Đảng Cộng sản Việt Nam quên rằng, trong xương máu của những người lính đã hy sinh trong cuộc chiến chống lại quân xâm lược phương Bắc, và cả xương máu của những người dân vô tội bị kẻ thù thảm sát, có sự góp phần của “tiếng hát máu” Bành Lệ Viên.

Cho đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn không dám gọi quân Trung Quốc đã tấn công Việt Nam năm 1979 là “quân xâm lược”. Đã vậy, Đảng còn ca ngợi “tiếng hát máu” Bành Lệ Viện, thì có thể nói, Đảng Cộng sản mang bản chất của những kẻ “bán nước cầu vinh”.

Ý Nhi – Thoibao.de

Kasse animation 7.8.2023