Vì sao Tổng Bí thư Trọng chẳng khác gì Lê Đức Thọ, chẳng qua chưa bị lộ mà thôi?

Dư luận và giới quan sát nhận xét rằng, việc Bộ Công an khởi tố, bắt giam, đối với cựu Ủy viên Trung ương Đảng, cựu Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre Lê Đức Thọ, không thuyết phục.

Lý do:

  1. Trong thông báo của Bộ Công an về việc khởi tố, bắt giam ông Lê Đức Thọ, cho biết, ông Thọ có liên quan đến Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil. Nhưng liên quan thế nào thì tuyệt nhiên không thấy Bộ Công an và truyền thông nhà nước đề cập. Có ý kiến cho rằng, việc bắt giam ông Thọ cũng tương tự như việc bắt khẩn cấp cựu Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng.
  2. So sánh giữa Trịnh Văn Chiến, cựu Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa, và Lê Đức Thọ thì thấy, ông Chiến phạm tội tày đình gấp vạn lần ông Thọ. Vậy mà ông Chiến thoát tội, còn ông Thọ bị tù. Điều đó cho thấy, đây là một đòn đánh dưới thắt lưng đối với phe cánh của cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình – tức Bình ruồi.

Trong quyết định kỷ luật ông Lê Đức Thọ vào tháng 8/2023, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương nêu tội trạng cụ thể của Bí thư Bến Tre Lê Đức Thọ là, “vi phạm nghiêm trọng về kê khai, minh bạch tài sản, thu nhập, giải trình nguồn gốc và biến động tài sản không trung thực, không đầy đủ, không đúng quy định… làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của đảng và cá nhân”.

Báo Tuổi Trẻ tháng 7/2021 đưa tin cho biết, trong buổi lễ trao Quyết định cho ông Lê Đức Thọ giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre, bà Trương Thị Mai, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đánh giá: “đồng chí Lê Đức Thọ là lãnh đạo trẻ, có năng lực, trí tuệ, bản lĩnh chính trị vững vàng”.

Thậm chí, bà Mai còn tin tưởng rằng: “thời gian tới, sau khi nhận chức Bí thư Tỉnh uỷ Bến tre, đồng chí [Lê Đức]Thọ sẽ phát huy năng lực, dành nhiều tâm huyết cho sự phát triển của tỉnh Bến Tre”.

Vậy mà, sau hơn hai năm, tháng 10/2023, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định thi hành kỷ luật, cách tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Lê Đức Thọ.

Lý do kỷ luật, theo Bộ Chính trị kết luận:

“Ông Lê Đức Thọ đã vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương trong việc kê khai, minh bạch tài sản, thu nhập; giải trình nguồn gốc và biến động tài sản không trung thực, không đúng quy định.

Vi phạm của ông Lê Đức Thọ mang tính hệ thống, kéo dài trong nhiều năm, đã gây hậu quả rất nghiêm trọng, dư luận xấu, bức xúc, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, mất uy tín cá nhân.”

Nhà báo Nguyễn Thông bình luận trên trang Facebook cá nhân, cho rằng, “Chính Đảng đã thừa nhận vi phạm của thằng này “mang tính hệ thống, kéo dài trong nhiều năm”, vậy tại sao tháng 1/2021 lại cho nó vào Trung ương? Ai giới thiệu? Ai cất nhắc? Ai duyệt làm Uỷ viên Trung ương? Ai bổ nhiệm nó về làm Bí thư Bến Tre?…”

Vẫn theo nhà báo Nguyễn Thông: “Phải lôi ra, điểm mặt chỉ tên người chịu trách nhiệm việc để kẻ xấu làm lãnh đạo. Nếu bảo không biết “tiền án tiền sự” của nó, thì lại càng thể hiện sự không xứng đáng ngồi ghế tổ chức, duyệt cán bộ.”

Rõ ràng, công tác nhân sự lãnh đạo cấp cao trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam rất, rất có vấn đề. Hoàn toàn không như tuyên bố của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trên cương vị Trưởng tiểu ban Nhân sự của 2 khóa Đại hội Đảng gần đây, rằng kiên quyết nọ, kiên quyết kia. Dư luận xã hội cho rằng, chưa có bao giờ có tình trạng, mua quan bán chức công khai như thời ông Trọng là Tổng Bí thư.

Ban đầu, trước khi bị bắt, cựu Bí thư Bến Tre Lê Đức Thọ bị kỷ luật chỉ vì “kê khai tài sản không trung thực”. Nếu nói cho cùng, thì lãnh đạo Đảng, nhất là lãnh đạo cấp cao, chẳng có ai “kê khai tài sản trung thực” cả, dẫu biết rằng, việc kê khai tài sản là một biện pháp cần thiết trong công cuộc chống tham nhũng ở mọi quốc gia.

Ngay cả Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nói về việc Kê khai tài sản, còn đổ thừa rằng: “việc kê khai tài sản cán bộ là rất khó và nhạy cảm, vì liên quan đến đời tư, bí mật cá nhân”. Cho nên, việc Bí thư Bến Tre Lê Đức Thọ mắc tội  “kê khai tài sản không trung thực” cũng là điều dễ hiểu.

Dư luận xã hội cho rằng, các quan chức lãnh đạo hiện nay, 100% đều tham nhũng dưới các hình thức khác nhau, và trường hợp ông Lê Đức Thọ không phải là ngoại lệ. Khi cơ quan chức năng hễ “quan tâm”, sờ đến bất cứ ai, thì đều là tội phạm ăn cắp, tham nhũng cả, chỉ là chưa bị lộ mà thôi.

Vì thế, nói không ngoa, Tổng Bí thư Trọng hay ai đi chăng nữa, cũng mắc tội y như cựu Bí thư Bến Tre Lê Đức Thọ. Bởi “lòng vả, cũng y như dạ sung” mà thôi./.

Trà My – Thoibao.de

Kasse animation 7.8.2023