Doanh nhân Việt kiều Mỹ bị Công an tỉnh An Giang cướp trắng tài sản và tống vào tù

Theo hồ sơ, ngày 2/3/1988, Ban Chỉ huy Cảnh sát Nhân dân – Công an tỉnh An Giang, do ông Nguyễn Văn Thông, Phó Giám đốc Công an tỉnh An Giang phụ trách, đã ký hợp đồng kinh tế hợp tác sản xuất thức ăn gia súc với ông Lâm Hồng Sơn (Việt kiều Mỹ, SN 1956, khi đó 32 tuổi).

Ban chỉ huy CSND lo mặt bằng, pháp lý, riêng ông Sơn được giao khoán xây dựng xí nghiệp trên cơ sở trại cải tạo cũ Châu Đốc.

Sau khi thành lập xí nghiệp, Ban chỉ huy cảnh sát giao ông Sơn làm giám đốc và hỗ trợ 2 triệu đồng để hoạt động kinh doanh. Ông Sơn cũng góp 30 lượng vàng để xây dựng cơ sở, mua sắm trang thiết bị và mỗi tháng ông nộp khoán về cho Công an tỉnh An Giang 1,5 triệu đồng.

Doanh nhân Việt kiều Nguyễn Văn Thông bị cướp tài sản và bắt giam khi về Việt Nam đầu tư kinh doanh.

Sau một năm hoạt động (năm 1990), lãnh đạo Công an tỉnh An Giang sử dụng mặt bằng xí nghiệp để liên doanh làm ăn với đối tác Thái Lan và thành lập Công ty Ancresdo. Ông Sơn tiếp tục được bổ nhiệm làm giám đốc. Để có thêm vốn, ông Sơn đề xuất đến Công ty Kinh doanh tổng hợp huyện Thủ Thừa (tỉnh Long An) vay 200.000.000 đồng và được ông Thông (Phó Giám đốc Công an tỉnh An Giang) đồng ý.

Sau đó, ông Sơn trực tiếp qua Thái Lan bán sắt và mua hàng hóa. Trong thời gian ông Sơn ở Thái Lan, thì lãnh đạo Ban chỉ huy cảnh sát ký quyết định đưa ông Bùi Văn Nên làm Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh của Công ty Ancresdo. Khi tàu chở hàng về, lãnh đạo Công an tỉnh An Giang cũng đồng thời quyết định giao cho ông Nên bán hết số tài sản nhập khẩu của Ancresdo gồm 8 xe ô tô, 122 xe gắn máy Kawasaki, 101 xe Honda… Ông Sơn từ Thái Lan về nước đã không có hàng hoá để giao cho đối tác ở Long An như cam kết.

Khi phía Công ty Kinh doanh tổng hợp Thủ Thừa phát công văn đòi nợ, thì ông Nên và ông Thông xác nhận ông Sơn mạo nhận danh nghĩa công ty để vay tiền sử dụng riêng cá nhân.

Đầu năm 1990, ông Sơn tiếp tục làm hợp đồng mua kinh doanh với đối tác ở Long An thì bất ngờ Công an tỉnh An Giang phát thông báo ông Sơn giả mạo người của Công ty Ancresdo. Ngày 16/1/1990, Cơ quan Điều tra – Cảnh sát Nhân dân tỉnh Long An (nay là Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Long An) khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam ông Lâm Hồng Sơn về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản Xã hội Chủ nghĩa”.

Công an tỉnh Long An đang thụ lý vụ án thì Công an An Giang làm biên bản xin mượn bị can và giam ông Sơn 3 tháng. Ngày 16/5/1990, Công an tỉnh Long An ra quyết định trả tự do, đình chỉ điều tra vụ án và điều tra bị can đối với ông Sơn với lý do hành vi không cấu thành tội phạm.

Thời điểm được tự do, tài sản góp vốn của ông Sơn vào Ancresdo cũng mất hết. Ông Sơn khởi kiện Công an tỉnh An Giang đòi bồi thường thiệt hại.

Ngày 14/12/1990, ông Sơn đến TAND tỉnh An Giang để giải quyết vụ án thì bất ngờ bị Công an tỉnh An Giang bắt tạm giam lần thứ 2 với cáo buộc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa.

Sau nhiều tháng điều tra, với cáo buộc nhiều tội danh khác nhau, VKSND tỉnh An Giang đã truy tố ông Sơn về tội trốn thuế với số tiền hơn 36 triệu đồng.

Đến tháng 11/1991, VKSND tỉnh An Giang ra quyết định trả tự do và đình chỉ điều tra bị can đối với ông Sơn với lý do căn cứ buộc tội không vững chắc.

Hiếu Bá Linh ( Tổng hợp)

Nguồn: https://danviet.vn/viet-kieu-my-duoc-minh-oan-sau-34-nam-di-doi-cong-ly-vi-2-lan-bi-bat-20240528095102272.htm
https://baoangiang.com.vn/phuc-hoi-danh-du-cho-cong-dan-lam-hong-son-sau-34-nam-bi-oan-a396557.html 

Bùi Quang Huy đã bị bắt đưa về nước

Xuất hiện biển báo chức danh Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang

Rò rỉ từ trong Đảng ủy Công an Trung ương

Ban Giám đốc Công an Lạng Sơn đã bị bắt với cáo buộc làm gián điệp cho Trung Quốc