Liệu Tổng Bí thư Tô Lâm có thể bị mắc “bệnh lạ”?

Một số ý kiến cho rằng, việc Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bất chấp tất cả, nỗ lực thâu tóm mọi quyền lực trong Đảng, đã tạo ra những tranh chấp lớn trong nội bộ.

Đồng thời ông Tô Lâm được cho là ngày càng công khai tỏ thái độ chống Trung Quốc, ủng hộ Hoa Kỳ và các quốc gia phương Tây, bất chấp các áp lực từ giới chức tướng lĩnh quân đội thân Trung Quốc.

Cũng theo một số ý kiến, những điều vừa kể đã khiến cho Bắc Kinh hết sức không hài lòng.

Theo giới quan sát, trong mối quan hệ Việt-Mỹ, cứ mỗi lần 2 nước có những động thái thắt chặt hơn về quan hệ, thì lập tức ban lãnh đạo Bắc Kinh sẽ tìm cách ngăn cản, hay chọc gậy bánh xe.

Tại Hội nghị Trung ương 10 diễn ra chóng vánh trước chuyến công du Mỹ và thăm chính thức Cuba. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm được cho là đã chịu sức ép rất lớn từ phe bảo thủ trong Đảng, với trung tâm là lực lượng tướng lĩnh quân đội trung thành với cố Tổng Bí thư Trọng trước đây và thân Trung Quốc. Việc Ban Chấp hành Trung ương Đảng không nhất trí sửa đổi Điều lệ Đảng theo đề nghị của Tổng Bí thư Tô  Lâm là một thất bại không nhỏ đối với ông.

Tuy nhiên tại Hội nghị Trung ương 10, trên cương vị người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt nam, ông Tô Lâm trích dẫn các huấn thị của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn, liên quan đến thái độ của Việt Nam đối với chính quyền Bắc Kinh, trước cuộc chiến tranh Biên giới phía Bắc năm 1979. Khi đó, Tổng Bí thư Lê Duẩn chỉ đạo và khẳng định trong lời mở đầu của Hiến pháp Việt Nam năm 1982, “Trung Quốc luôn là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm đối với Việt Nam”.

Theo một số đánh giá, đó có thể là một trong những nguyên nhân đã khiến cho ông trùm “cảnh sát tư tưởng” – Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng Ban tuyên giáo Trung ương được cho là bày tỏ thái độ “đối đầu” rõ rệt với Tổng Bí thư Tô Lâm.

Không chỉ là việc Tướng Nghĩa đã có hành động “ghế trên nhảy tót sỗ sàng”, trong buổi Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Joe Biden ngày 25/9. Theo đó, qua màn ảnh truyền hình, người ta thấy, Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng Ban tuyên giáo Trung ương ngồi bên tay phải của ông Tô Lâm, chỉ cách ông Nguyễn Hòa Bình, nhưng ngồi trên ông Phan Văn Giang, trong vai trò như là “giám sát” Tổng Bí thư.

Ngay sau đó, các phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm về “những người bạn Mỹ là lực lượng nước ngoài duy nhất bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh”, trên truyền thông nhà nước lập tức bị gỡ bỏ, được cho là theo lệnh của Ban Tuyên giáo Trung ương.

Điều đó đã cho thấy, kể cả Tổng Bí thư Tô Lâm là người đứng đầu của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng bị lực lượng “cảnh sát tư tưởng” – Ban Tuyên giáo Trung ương kiểm duyệt, cắt bỏ phát biểu. Theo một số nhận định, điều đó cũng cho thấy, Ban Đảng và các tướng lĩnh thân Trung Quốc đã sẵn sàng chơi “sát ván”  Tổng Bí thư Tô Lâm để chiều ý Bắc Kinh.

Theo giới quan sát quốc tế, trong những ngày gần đây, Trung Quốc đã nhiều lần tấn công “thô bạo” các tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi trên Biển Đông, được cho là để thể hiện thái độ không hài lòng với chính quyền Việt Nam nói chung, và Tổng Bí thư Tô Lâm nói riêng.

Việc người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam sau đó đã lên tiếng mạnh mẽ hơn trước đây, nhất là khi nêu đích danh thủ phạm cướp bóc, đánh đập là lính Trung Quốc, cho thấy mối quan hệ Việt Nam và Trung Quốc đang ở mức thấp nhất chưa từng thấy.

Thậm chí, người ta lo lắng tới tình huống, vì một lý do nào đó, ông Tô Lâm có thể bị mắc “bệnh lạ” bí ẩn, giống như cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang trước đây sau khi thăm Bắc kinh. Tương tự như Phó thủ tướng Lê Văn Thành, hay tướng Nguyễn Chí Vịnh mới đây qua đời bởi mắc “bệnh lạ” là điều rất có thể.

 

Trà My – Thoibao.de