Ông Trương Hòa Bình là “trùm cuối” Đại án Sài Gòn Đại Ninh: Sự thật hay tin đồn?

Kể từ đầu năm 2024 cho đến nay, nhiều vụ án tham nhũng lớn đã được đưa ra ánh sáng. Hàng loạt quan chức cấp cao bị điều tra và xử lý kỷ luật. Điều đó đã thu hút sự chú ý và bước đầu tạo lòng tin của công chúng đối với ông Tô Lâm.

Ngày 2/11, truyền thông nhà nước đưa tin, cựu Bộ trưởng và Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã bị khởi tố, và tạm giam do liên quan đến hành vi “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Ông Dũng bị cáo buộc nhận 200 triệu đồng từ doanh nhân Nguyễn Cao Trí để can thiệp vào việc thu hồi Dự án Đại Ninh tại tỉnh Lâm Đồng. Điều này đã tạo điều kiện cho việc chuyển nhượng dự án trị giá hàng chục nghìn tỷ đồng sang các công ty khác, gây tổn thất lớn cho Nhà nước​.

Ông Mai Tiến Dũng đã bị Bộ Công an khởi tố và bắt tạm giam từ ngày 4/5, do có liên quan đến các vụ án hối lộ và tham nhũng ở tỉnh Lâm Đồng, và một số vụ khác có liên quan đến các doanh nghiệp lớn như Tập đoàn Thuận An. Trước đó, ông Mai Tiến Dũng đã bị kỷ luật Đảng và nhận hình thức cảnh cáo vào năm 2023, do các sai phạm liên quan đến những “chuyến bay giải cứu”​       .

Ngay sau đó, trên mạng xã hội đã có các ý kiến cho rằng, trong quá trình điều tra vụ án, bị can Mai Tiến Dũng đã mập mờ khai đổ lỗi cho ông Trương Hòa Bình, cựu Phó Thủ tướng thường trực nhiệm kỳ 2016 – 2021, là “trùm cuối” trong vụ án Đại Ninh, ở tỉnh Lâm Đồng.

Theo giới thạo tin, bị can Mai Tiến Dũng đã khai nhận rằng, “đại gia” Nguyễn Cao Trí là chủ Siêu dự án Sài Gòn Đại Ninh, có mối quan thân thiết với các lãnh đạo của Chính phủ, là cấp trên của ông Mai Tiến Dũng.

Vào năm 2020, ông Nguyễn Cao Trí đã làm đơn xin gia hạn, và giãn tiến độ với Dự án Đại Ninh ở Lâm Đồng, và có đề nghị ông Dũng thông qua lãnh đạo chính phủ, chỉ đạo cho Thanh tra Chính phủ giải quyết sớm. Sau đó, ông Dũng báo cáo Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình để có “tác động” mạnh mẽ hơn.

Đáng chú ý, sau khi nhận “quà biếu” 200 triệu đồng của đại gia Nguyễn Cao Trí, ngay lập tức ông Mai Tiến Dũng lập tức phê vào Đơn Đề Nghị của Công ty Sài Gòn Đại Ninh, với nội dung “Chuyển Vụ I xử lý sớm”, sau đó chuyển cho ông Trương Hòa Bình ký duyệt chỉ đạo.

Khi bị khởi tố bắt giam, ông Dũng đã khai với Cơ quan Điều tra như trên, vì nghĩ rằng đại gia Nguyễn Cao Trí đã nhờ ông Trương Hòa Bình trước đó. Theo ông Dũng, ông ký bút phê chỉ để đảm bảo đúng “quy trình”.

Đáng chú ý, người đóng vai trò chính giúp cho đại gia Nguyễn Cao Trí là ông Trần Văn Minh, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ, đã đột ngột qua đời vì đột quỵ. Tuy nhiên, giới thạo tin khẳng định, Phó Tổng Thanh tra Trần Văn Minh đã chủ động tự sát, và đã qua đời tại nhà riêng, trước khi được đưa đến Bệnh viện Nguyễn Tri Phương để cấp cứu.

Ông Trần Văn Minh được cho là đã nhận hàng chục tỷ đồng, từ Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, và Doanh nhân Đỗ Cao Trí để dàn xếp vụ việc gia hạn cho Dự án Sài Gòn Đại Ninh. Trước đó, chiều ngày 21/11/2022, tại trụ sở Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Văn Hùng cũng đã nhảy lầu tự vẫn và qua đời tại chỗ.

Được biết, 2 ông Trần Văn Minh và Nguyễn Văn Hùng, đều là đàn em thân cận của ông Nguyễn Xuân Phúc. Họ đã chủ động chọn cái chết, để vừa giữ được “thanh danh”, vừa tránh khai ra “trùm cuối” trong vụ Đại Ninh được cho là ông Trương Hòa Bình.

Ủy viên Bộ Chính trị Trương Hòa Bình, một người quê ở tỉnh Long An, là đồng hương với ông Tư Sang cựu Chủ tịch nước. Ông Bình từng đảm nhận nhiều vị trí quan trọng trong hệ thống chính trị Việt Nam, như Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ (nhiệm kỳ 2016 – 2021), phụ trách chỉ đạo cải cách tư pháp, chống tham nhũng, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Trước đó, tại Đại hội Khóa 11, ông Trương Hòa Bình là Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

 

Trà My – Thoibao.de