Chủ trương tinh gọn bộ máy nhà nước của Tổng Bí thư Tô Lâm, với mục đích cao nhất nhằm giảm biên chế, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước. Nhằm tiết kiệm ngân sách và tạo ra một bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện cho đến nay, một số bất cập đã nảy sinh: nhiều cán bộ nghỉ hưu lại có thu nhập cao hơn so với những người đang làm việc.
Cụ thể, một số cán bộ về hưu được hưởng chế độ lương hưu rất cao trước khi nghỉ hưu, giúp họ có thu nhập cao hơn nhiều so với mức lương của người đang làm việc. Trong khi những người đương chức lại bị giới hạn trong hệ thống lương theo vị trí việc làm mới.
Điều này đã tạo ra các tác động tâm lý không nhỏ và dẫn đến hệ quả lâu dài. Khi thấy người nghỉ hưu có thu nhập cao hơn, nhiều cán bộ đang tại chức cảm thấy chán nản, dẫn đến tâm lý muốn nghỉ hưu sớm vì có lợi hơn. Từ đó, có thể ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của bộ máy hành chính công hiện nay.
Trên thực tế đã cho thấy, chủ trương tinh giản biên chế nhân sự có giảm nhưng không đang kể, nhưng tổng chi ngân sách không hề giảm mà có thể tăng. Theo báo cáo của Bộ Nội vụ, cần bổ xung thêm 130.000 tỷ đồng để thực hiện chính sách, chế độ với các nhân sự thuộc diện sắp xếp, tinh giản. Với tỷ lệ tối thiểu cần đạt được khoảng 15% nhân sự hiện có, tức con số trên dưới 300 ngàn nhân sự.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình cũng thừa nhận, việc tinh gọn bộ máy lần này số lượng người bị ảnh hưởng cũng chỉ giảm được khoảng 100 ngàn người.
Theo giới chuyên gia, điều đó đã cho thấy quá trình này đang gặp nhiều khó khăn và chưa đạt được mục tiêu như ban đầu đề ra. Với lý do, việc sắp xếp, tổ chức lại bộ máy vẫn chưa lường hết được các khó khăn phát sinh.
Mặc dù chưa đạt được mục tiêu về số lượng, chi phí tăng nhưng do quá trình tinh giản đang tiến triển theo hướng nâng cao chất lượng, thì còn quá sớm để coi đây là một thất bại hoàn toàn.
Chúng ta hãy cùng xem ông Tô Lâm và cái đảng ở Ba Đình có làm được như đã hứa hay không?
Trung Khoa Thoibao.de