Ông Nguyễn Duy Ngọc kiểm tra Quân ủy Trung ương nhằm mục đích gì?

Cuộc đua vào chiếc ghế Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam đang bước vào giai đoạn nước rút. Các cá nhân và phe phái trong Đảng đang nỗ lực tối đa để đạt được kết quả cao nhất cho phe mình.

Theo giới quan sát, trong số 2 ứng cử viên hàng đầu hiện nay, Tổng Bí thư Tô Lâm với mục đích phải bảo vệ bằng được chiếc ghế Tổng Bí thư. Trong khi Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều ưu thế vượt trội hơn, trong tiêu chuẩn là trường hợp ngoại lệ, vì ông Chính đã là Ủy viên Bộ Chính trị trọn 2 nhiệm kỳ.

Tuy nhiên, một ứng viên khác cũng không thể bỏ qua, đó là, Chủ tịch nước Lương Cường. Ông Tô Lâm đã là Ủy viên Bộ Chính trị đủ 2 khóa. Nhưng cả 2 cùng chưa giữ chức vụ trong “Tứ trụ” trong đủ một nhiệm kỳ.

Song, ông Lương Cường chỉ đóng vai trò là “yếu tố” phụ trợ, khi Lương Cường ngả sang bên ông Chính, hay ông Tô Lâm thì điều đó có ý nghĩa rất cao. Đặc biệt trong khi Tổng Bí thư Tô Lâm và phe cánh không nhận được sự ủng hộ từ Ban Chấp hành Trung ương.

Dù chính thức giữ chức Tổng Bí thư đã hơn nửa năm, song ông Tô Lâm vẫn chưa kiểm soát được toàn diện nội bộ Đảng, và đối với phe tướng lĩnh quân đội. Đặc biệt, là ổ kháng cự của hệ thống tướng lĩnh, do 2 tướng Lương Cường và Nguyễn Trọng Nghĩa cầm đầu.

Trong giai đoạn, ông Tô Lâm vừa chính thức làm Tổng Bí thư vào đầu tháng 8/2024, sự chống trả quyết liệt của nhóm tướng lĩnh được “bảo thủ” được cho là thân Trung Quốc này, đã khiến cho ông Tô Lâm “lên bờ, xuống ruộng”. Thậm chí còn phải mất chức Chủ tịch nước về tay Đại tướng Lương Cường.

Theo giới phân tích, hiện nay, Chủ tịch nước Lương Cường đang nổi lên để dẫn dắt lực lượng “bảo thủ” thân Trung Quốc chiếm đa số trong nội bộ Đảng. Do vậy, để có thể kiểm soát được phe quân đội, nhiệm vụ hàng đầu của ông Tô Lâm và phe cánh phải dẹp bỏ bằng được “ổ kháng cự” ngoan cố nhất này.

Tuy nhiên, đối với các tướng lĩnh quân đội chống lại ông Tô Lâm, thì Bộ Công An không có quyền hạn để xử lý. Đây chính là lý do, bằng mọi cách, Tổng Bí thư Tô Lâm đã “đôn” Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc vào ghế Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Sau khi nhậm chức, ngày 18/12, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc – trên cương vị Trưởng đoàn kiểm tra số 1913 của Bộ Chính trị, đã công bố quyết định kiểm tra đối với Quân ủy Trung ương. Cùng chủ trì Hội nghị là·Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Quốc phòng kiêm Bí thư Quân ủy Trung ương.

Theo giới phân tích, lâu nay, Quân ủy Trung Ương là một mắt xích quan trọng trong mối quan hệ giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính và các tướng lĩnh của Bộ Quốc phòng. Chính nhờ vậy, uy tín của ông Chính vượt trội nếu so với Tổng Bí thư Tô Lâm.

Đây không chỉ là một hoạt động giám sát thông thường của Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Điều này, còn mang ý nghĩa chính trị sâu sắc trong bối cảnh mâu thuẫn trong nội bộ Đảng, giữa phe Quân đội và phe cánh của Tổng Bí thư Tô Lâm gia tăng. 

Trên danh nghĩa, nhiều nhà quan sát đánh giá là một bước đi nhằm “làm sạch” và củng cố nội bộ lực lượng quân đội. Đồng thời, còn là chiến lược chính trị nhằm phân định lại ranh giới quyền lực trong quân đội. 

Nhưng về thực chất, là nhằm hạn chế ảnh hưởng của phe tướng lĩnh quân đội trong Đảng, để tạo điều kiện cho Tổng Bí thư Tô Lâm củng cố quyền lực, và giành sự trung thành tuyệt đối của lực lượng này. Qua đó, sẽ kiểm soát tốt hơn bộ máy tổ chức quân đội, ngăn chặn những xu hướng đối lập với Tổng Bí thư.

Đây là một đòn nhằm “rung cây dọa khỉ”, là thông điệp răn đe mang tính cảnh báo đối với Thủ tướng Phạm Minh Chính, và Chủ tịch nước Lương Cường.

Trà My – Thoibao.de