Ngày 16/4, Công an (CA) Thanh Hóa bắt 14 người, thu 10 tấn tân dược giả. Đến 16/5, CA Hà Nội bắt 7 người, thu hơn 100 tấn thực phẩm chức năng và trang thiết bị y tế giả. Tất cả phía Bắc, vụ sau gấp 10 lần vụ trước, còn chưa hẳn đã sạch cả nước. Đây là tang vật tại chỗ, tính nhiều năm dân dùng thuốc giả lên hàng nghìn tấn, không hết bệnh mà có thể còn thêm.
Để phân phối được số lượng khổng lồ đó, có sự tiếp tay của người nổi tiếng quảng cáo, cán bộ Cục an toàn thực phẩm ngành Y tế, hệ thống nhà thuốc cũng do bộ này cấp phép và quản lý. CA không phát hiện xử lý mà để lũng đoạn gian dối mức độ khủng mới phá án càng phải chịu trách nhiệm. Dân cả nước thì quen ‘tự xử’, không đi khám và nghe chỉ định từ bác sĩ.
Bộ Y tế đến lúc vỡ ra sự việc mới lật đật chỉ đạo ngành dọc và đề nghị UBND các tỉnh thành: tăng cường kiểm tra đột xuất; nâng cao trách nhiệm đạo đức nhân viên; không lợi ích nhóm khi giải quyết thủ tục thẩm định, cấp phép và công bố sản phẩm; không quảng cáo sai và phân phối hàng không rõ nguồn gốc… Đúng là ‘mất bò mới lo làm chuồng’.
Công khai đường dây do đối tượng cầm đầu họ tên cụ thể, ghi rõ nơi ở, đưa mặt lên báo chí dù chưa có bản án hiệu lực. Nhưng cả hệ thống quyền lực lại cố quên khi đưa bà Đào Hồng Lan từ BT Tỉnh ủy về làm bộ trưởng Bộ Y tế, bị toàn dân phản đối, ai đã phát biểu: không cần chuyên môn, chỉ cần quản lý giỏi là được. Quản lý giỏi nên mới vậy đây.
Để công bằng và trị dứt điểm vấn nạn, TBT Tô Lâm hãy đưa đường dây nhân sự quản lý ngành y ra công luận. Cũng chụp hình đầy đủ các ông Trọng, Phúc cầm đầu và bà Loan, công khai quyết định điều động cán bộ. Đã mất và nghỉ rồi cũng dựng dậy, kêu ra truy tố tội từng đặt tay lên hiến pháp thề ‘chịu trách nhiệm trước nhân dân về các quyết định của mình’.
Y.D