Ngày 8/7/2025, theo Cổng Thông tin Chính phủ Việt Nam vừa đưa ra tuyên bố về tình hình Thái Lan – Campuchia và mong hai nước sớm giải quyết vấn đề thông qua đối thoại.
Tuy nhiên, theo giới quan sát quốc tế khi quan hệ Campuchia – Thái Lan rơi xuống mức thấp nhất kể từ sau cuộc xung đột biên giới năm 2008, Việt Nam đã có những bước đi rất đáng chú ý.
Hà nội đã nâng cấp quan hệ lên “Đối tác chiến lược toàn diện” và tăng cường hợp tác quốc phòng với Bangkok. Trong khi gần như không đưa ra bất kỳ phản ứng công khai nào để ủng hộ Phnom Penh.
Những động thái vừa kể đã đặt ra câu hỏi, Vì sao lãnh đạo Việt Nam lại dường như quay lưng với Campuchia một đồng minh chiến lược trong liên minh 3 nước Đông Dương trước đây.
Campuchia trong thời gian những năm gần đây đã dựa vào Trung quốc, trở thành mối đe dọa đối với Hà Nội. Đặc biệt là căn cứ hải quân Ream, nằm sát Vịnh Thái Lan, nơi kết nối trực tiếp với vùng biển Tây Nam của Việt Nam.
Việc Trung Quốc hiện diện quân sự tại Ream đồng nghĩa với việc khu vực biên giới Tây Nam của Việt Nam, có nguy cơ trở thành mặt trận xung yếu nếu xảy ra xung đột trong khu vực.
Đến nay, Campuchia dưới sự lãnh đạo của gia đình Hun Sen không còn là một “đồng minh chiến lược” của Hà Nội. Ngược lại, nước này đang xích lại gần Trung Quốc với tốc độ đáng báo động.
Không chỉ về an ninh quốc phòng, Campuchia hiện nay còn là trung tâm của các hoạt động tội phạm xuyên quốc gia, từ đánh bạc trực tuyến, lừa đảo công nghệ cao, đến buôn người.
Nhà nước Thái Lan và các quốc gia phương Tây cũng đã công khai cáo buộc chính quyền Phnom Penh dung túng cho các hoạt động “bất hợp pháp” này, đặc biệt tại các đặc khu do Trung Quốc kiểm soát.
Trước thực trạng đó, Thái Lan đã mạnh tay đóng cửa một loạt cửa khẩu biên giới với Campuchia nhằm ngăn chặn các dòng tội phạm.
Điều này tạo ra áp lực lớn về an ninh nội địa, buộc Hà Nội phải xem xét lại “mức độ thân thiết” với một anh bạn láng giềng đang trở thành điểm nóng bất ổn.
Theo giới quan sát quốc tế, trong những năm gần đây, quan hệ Việt – Thái từ xu thế cạnh tranh về kinh tế, nhưng cho đến nay đã chuyển sang hợp tác chiến lược. Và Thái Lan đang nổi lên như một đối tác an ninh mới đáng tin cậy của Hà Nội trong khu vực.
Trong bối cảnh Vịnh Thái Lan đang trở thành vùng tranh chấp chiến lược, việc Hà Nội “nghiêng” về phía Bangkok là bước đi cần thiết để thiết lập vị thế cân bằng trước nguy cơ bị Trung Quốc bao vây từ 3 hướng: phía Bắc, phía Đông và phía Tây Nam.
Gần đây, ban lãnh đạo Campuchia liên tục chỉ trích Thái Lan “xâm phạm chủ quyền”, đồng thời thể hiện sự gần gũi công khai với Bắc Kinh.
Trong một động thái chưa từng có, truyền thông Thái Lan mới đây đã dẫn nguồn tin quân sự cho biết một cựu lãnh đạo Bộ Quốc phòng Việt Nam đã hồi hưu vừa đưa ra cảnh báo với Campuchia.
Theo đó, vị Đại tướng này của Việt nam đã nhắc nhở cha con ông Hun Sen “đừng loạn ngôn”, đồng thời ám chỉ rằng “năng lực quân sự của Campuchia yếu hơn Thái Lan hàng chục lần” nên hãy coi chừng.
Việt Nam vốn là một quốc gia nổi tiếng thận trọng trong ngôn ngữ ngoại giao, nhưng việc để lộ thông điệp “cứng rắn” như vậy, theo truyền thông Thái lan là điều hiếm thấy. Nó phản ánh mức độ mất kiên nhẫn chiến lược của Hà Nội đối với Phnom Penh.
Đáng chú ý, ngày 4/7/2025, tại Hà nội Đại tướng Nguyễn Tân Cương của Việt Nam đã có cuộc hội đàm quan trọng về hợp tác an ninh – quốc phòng với Đại tướng Songwit Nunphakdee, Tư lệnh Lực lượng Quốc phòng Hoàng gia Thái Lan.
Thái Lan với vị thế là quốc gia quân sự lớn thứ hai của khu vực Đông Nam Á, đang đối đầu trực diện với ảnh hưởng Trung Quốc tại Campuchia, được Việt Nam coi là “chốt chặn chiến lược” mới ở phía Tây.
Vì thế, việc Việt Nam vì lợi ích sống còn của mình về an ninh và chủ quyền quốc gia buộc phải “quay lưng” và cảnh giác hơn với Campuchia, và cha con nhà Hun Sen là điều bắt buộc và cần thiết.
Trà My – Thoibao.de