Tiền thuế của dân tưởng chừng như để: đóng góp xây trường học, bệnh viện, nâng cấp cầu đường, phúc lợi xã hội… Nhưng tại Việt Nam, tiền thuế của dân đi đâu, làm gì vẫn là một câu hỏi lớn chưa có lời giải.
Chỉ trong năm 2026, tổng thu ngân sách nhà nước đạt khoảng 1,6 tỷ đồng, chiếm gần 30% GDP. Trong đó, chi tiêu thường xuyên chiếm hơn 60%, 30% còn lại dùng để đầu tư phát triển. Những con số nghe rất lớn, nhưng thực tế thì không hề minh bạch và rõ ràng.
Cộng sản luôn tuyên bố “minh bạch tài chính”, nhưng báo cáo tài chính rất khô khan, khó tiếp cận, thiếu chi tiết cụ thể đến từng dự án, từng con số. Thông tin ngân sách chủ yếu được trình bày ở cấp cao, trong các cuộc họp kín hoặc báo cáo tổng hợp, khiến người dân chỉ có thể “đoán mò” hoặc nghe ngóng qua truyền miệng.
Minh bạch ở Việt Nam có vẻ giống như một tấm rèm mỏng – nhìn qua thì thấy ánh sáng, nhưng không rõ bên trong là gì. Dân đóng thuế thì nhiều, nhưng được biết đến mức “được cho phép” – tức là… rất ít.
Tiền thuế có thực sự dùng đúng mục đích không? Ai giám sát? Liệu có chỗ “lọt” không? Người dân có được quyền hỏi, quyền đòi hỏi giải trình? Hay mọi chuyện là “đã quyết rồi, dân chịu”?
Nếu minh bạch thật sự là mục tiêu, liệu có cần một hệ thống công khai, dễ tiếp cận hơn, để người dân thực sự giám sát được đồng tiền của mình? Hay chỉ là “minh bạch cho vui” trong lúc phát biểu?
LinhLinh