CHỐNG Ô NHIỄM HAY CHỐNG NGƯỜI NGHÈO?

Lao động chạy xe máy xăng, đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế. Nhưng trong mắt lãnh đạo Hà Nội, người đi xe máy trở thành tội đồ của môi trường.

Tại một cuộc họp vào chiều 14/7, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Tp. Hà Nội đã có một phát ngôn đầy sự thiếu tôn trọng: “Không vì lợi ích người đi xe máy cũ nát mà ảnh hưởng đến cả triệu dân”.

Người sở hữu xe máy bỗng bị phân biệt, trở thành thành phần đối lập, bị ông Chủ tịch gạt ra khỏi cộng đồng triệu dân mà ông cho là cần được bảo vệ.

Trong khi thực tế, chính hàng triệu người dân Hà Nội từ lao động phổ thông cho đến sinh viên, tiểu thương, công chức cấp thấp… đều đang sống nhờ chiếc xe máy cũ ấy. 

Đâu phải ai cũng được ngồi xe ô tô, hưởng điều hòa như ông Chủ tịch. 

Xe máy cũ không phải là vấn đề, ô nhiễm đến từ hệ thống giao thông trì trệ, quy hoạch kém, ô nhiễm từ nhà máy, bê tông hóa, tham nhũng trong đầu tư công, từ những người điều hành bất tài, trong đó có ông Trần Sỹ Thanh.

Thay vì lắng nghe những khó khăn của người dân, Ông Thanh đang coi mình là bề trên, tự cho mình cái quyền phán xét họ như tầng lớp thấp kém.

Ông đổ lỗi cho dân nghèo, nhưng chính họ đã nhặt từng đồng để đóng thuế nuôi những quan chức quan liêu, ngạo mạn như ông đấy.

Đảng Cộng Sản hay tự vỗ ngực là đảng của giai cấp lao động. Họ từng đổi tên Đảng là “Đảng lao Động”. Thế nhưng họ đã làm gì để vì giai cấp cần lao? Họ chẳng làm gì cả, họ xem giai cấp cần lao là đối tượng bóc lột và đối tượng để lợi dụng. Giờ đây họ xem giai cấp này là tội đồ gây ô nhiễm.

Cô Ba