Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc “mỗi doanh nghiệp phải là pháo đài” – hết đạn?

Số liệu kinh tế kinh hoàng vừa được khảo sát tại Việt Nam cho thấy, nền kinh tế nước này đang lao xuống vực với những tổn thất rộng khắp từ Bắc đến Nam….

TP.HCM: 99% khách du lịch huỷ tour đi miền Trung, miền Bắc

Báo cáo từ các doanh nghiệp lữ hành gửi sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh cho biết hầu hết lượng khách liên hệ với các doanh nghiệp này trong tuần qua là để huỷ những chương trình du lịch đã đặt trước. Trong đó, những tour đi miền Trung và miền Bắc bị huỷ đến 99%.
Theo nhận định được truyền thông trong nước loan đi dịch COVID-19 là nguyên nhân khiến khách du lịch huỷ tour đồng loạt. Hậu quả doanh thu của các doanh nghiệp lữ hành bị ảnh hưởng nặng nề và giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.
Cụ thể, lượng khách du lịch Nhật Bản giảm 76%, khách Đức giảm 54% so với tuần trước. Doanh thu từ các cơ sở lưu trú giảm hơn 58%, kinh doanh hội nghị giảm 60,8%, kinh doanh nhà hàng, tiệc và loại hình khác giảm 60,1%.

hình ảnh Khách du lịch đeo khẩu trang vì lo ngại dịch COVID-19 tại Sài Gòn

Theo thống kê của Sở Du lịch TP.HCM, lượng khách quốc tế trong tháng 2/2020 đạt 1,1 triệu lượt, giảm 52% so với cùng kỳ. Doanh thu toàn ngành du lịch thành phố trong tháng 2 đạt 8100 tỷ đồng, giảm gần 30% so với cùng kỳ, giảm 37% so với tháng 1/2020.

Để tránh dịch bệnh lây lan mạnh, nhiều địa điểm du lịch của Việt Nam trong các ngày qua đã ra thông báo tạm đóng cửa, ngừng đón du khách. Tỉnh Ninh Bình vào ngày 12/3 đã có văn bản chính thức tạm ngừng đón khách tham quan. Thời gian mở cửa chưa thông báo, sẽ tuỳ theo diễn biến của dịch và khi điều kiện cơ sở được đảm bảo.

Gần như tất cả các tỉnh thành trong cả nước đang cấp báo về Hà Nội những tin xấu nhất, với phản ứng đóng cửa hàng loạt các cơ sở kinh doanh, dịch vụ từ lớn đến nhỏ vì đại họa từ Vũ Hán, Trung Quốc.

chợ lớn – Sài Gòn với các gian hàng không một bóng khách Việt lẫn khách du lịch nước ngoài ghé mua

Trước đó, vào ngày 11/3, tỉnh Quảng Ninh cũng quyết định tạm dừng hoạt động du lịch trên địa bàn. Cụ thể, dừng dịch vụ nghỉ đêm trên vịnh Hạ Long, tạm dừng đón khách tham quan vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, đảo Cô Tô, Vân Đồn, khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử và các di tích, danh lam thắng cảnh, điểm du lịch khác trên địa bàn tỉnh. Thời gian là từ ngày 12/3 đến hết ngày 26/3.

Tại khu vực miền nam, Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Tiền Giang cũng đã thông báo ngừng đón khách du lịch quốc tế từ ngày 12/3.Nhiều khu du lịch tại tỉnh Tiền Giang và Bến Tre cũng thông báo đóng cửa vì lượng khách đến tham quan giảm mạnh đến 70-80%.

Làn sóng phá sản ở trong nước đặc biệt ảnh hưởng tới các ngành dịch vụ quan trọng hàng đầu của nền kinh tế Việt Nam như chuỗi khách sạn, nhà hàng , địa điểm danh lam, thắng cảnh đều gặp cảnh quá thiếu vắng khách, họ đã phải đóng cửa và trả lại mặt bằng vì không còn kinh doanh được nữa.

Khách tham quan đọc thông báo tạm thời đóng cửa khi đến khu di tích ở Ninh Bình

Việc kiểm soát nghiêm ngặt nồng độ cồn, cộng với dịch Covid-19, khiến hàng loạt nhà hàng, khách sạn phải lần lượt đóng cửa, cắt giảm nhân viên, trả lại mặt bằng.

Doanh thu giảm 30-90%
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Hoàng Quốc Khánh, Giám đốc vận hành Tập đoàn Golden Gate – doanh nghiệp sở hữu chuỗi nhà hàng Ashima, SumoBBQ, Kichi Kichi, Vuvuzela, iSuhi, Phố ngon 37… cho biết, doanh nghiệp này đang bị ảnh hưởng nặng bởi dịch Covid-19.
Từ sau Tết đến nay, doanh thu của Golden Gate sụt giảm mạnh. Các chuỗi nhà hàng có nhiều cửa hàng như Gogi House và Kichi Kichi giảm tới 30%, các thương hiệu khác trong Tập đoàn cũng sụt giảm tương tự”, ông Khánh cho hay.
Theo ông Khánh, hiện Golden Gate đang phải tạm hoãn các kế hoạch sửa chữa, giảm tuyển dụng nhân viên mới, cắt giảm phi phí, đẩy mạnh kênh giao hàng tại nhà… để vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Hàng loạt nhà hàng, cơ sở ăn uống cũng phản ánh, sau khi có Nghị định 100/2019/NĐ-CP, lượng khách giảm 20-30%, nay cộng thêm dịch bệnh, lượng khách giảm từ 50-90%.

Các chủ doanh nghiệp đã phải đau xót cho thôi việc hàng trăm nhân viên của mình khi doanh thu sụt giảm trên 90 %. Ngay cả những người có kinh nghiệm kinh doanh nhất cũng phải ngậm ngùi ra đi.

nhiều nhà hàng mất đến 90% doanh thu vì dịch cúm Vũ Hán lan rộng

Từng là một trong những chuỗi nhà hàng phát đạt nhất Hà Nội, doanh thu hàng trăm triệu đồng mỗi ngày, nhưng nay, hệ thống chuỗi nhà hàng Lan Chín đã phải đóng cửa.
Bà Nguyễn Thị Lan, chủ chuỗi nhà hàng Lan Chín cho hay, nhà hàng Lan Chín từ chỗ nườm nượp hàng ngàn khách mỗi ngày, doanh thu hàng trăm triệu đồng, giờ chỉ còn vài ba triệu đồng/ngày, trong khi chi phí thuê nhân viên, thuê mặt bằng của các cơ sở rất lớn. Việc Lan Chín dừng hoạt động 5 cơ sở ăn uống đồng nghĩa hàng trăm nhân viên mất việc.

Các doanh nghiệp bị giáng 2 đòn nặng vào năm nay, đó là nghị định 100 về xử lý mạnh hơn đối với những người uống rượu bia khi tham gia giao thông, nay thêm đòn đại dịch cúm Vũ Hán lan ra toàn cầu, trong đó Việt nam là nước nằm sát với Trung quốc đã bị ảnh hưởng nặng nề. Các doanh nghiệp không thể gượng được nữa, nhân viên cũng mất việc hàng loạt.

Anh Nguyễn Văn Tài, một tài xế Grab cho biết: “Trước tết tôi làm nhân viên chạy bàn cho nhà hàng hải sản gần cầu Tân Đệ (Nam Định). Thế nhưng, năm nay, do có Nghị định 100, cộng thêm dịch bệnh nên doanh thu sụt giảm tới 90%, hàng loạt nhân viên mất việc. Tôi tạm thời lên Hà Nội chạy Grab trong thời gian tìm việc mới”.
Không chỉ nhà hàng, các khách sạn cũng rơi vào cảnh tương tự khi khách du lịch giảm sút. Bà Phạm Thị Hằng, Giám đốc chuỗi khách sạn Hanoi Emerald Waters Hotel cho biết, chuỗi khách sạn này đã phải đóng cửa nhiều cơ sở vì không có khách, nhưng mỗi ngày mất hàng trăm triệu đồng chi phí thuê mặt bằng, lương nhân viên, chi phí điện nước…
Theo thống kê của Sở Du lịch TP.HCM, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh, các nhà hàng, khách sạn phải cắt giảm nhân sự vì không có việc để bố trí, đồng thời tiết giảm chi phí.

Cũng lúc này, người dân Việt nam trong và ngoài nước lại được chứng kiến thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hô to các khẩu hiệu sáo rỗng tương tự như suốt 75 năm qua họ vẫn làm „mỗi doanh nghiệp phải là pháo đài“, nhưng ông không nhìn thấy thực tế là các doanh nghiệp này đã kiệt quệ và họ đâu còn „đạn“ để mà giữ cái pháo đài đó nữa.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nói: “Nếu chúng ta chậm trễ, dịch bệnh sẽ hạ knock-out chúng ta; nếu chúng ta không kịp thời, không nhanh chóng thì dịch bệnh sẽ lây lan cấp số nhân, lũy thừa“.
Vì vậy, phải tìm mọi biện pháp hạn chế tối đa nguồn lây nhiễm.
Phải khoanh vùng dịch bệnh, khử trùng đúng quy trình khẩn cấp, kịp thời.
Mỗi doanh nghiệp, mỗi người dân, mỗi khu dân cư phải là pháo đài phòng chống dịch.

Tuy nhiên trong cuộc họp này chưa thấy ông Thủ tướng của Việt Nam đưa ra giải pháp cụ thể để giúp các doanh nghiệp tư nhân đang ở trong vòng xoáy thua lỗ vì đại dịch từ Trung Quốc. Họ đã buộc phải đóng cửa hàng loạt và đẩy hàng trăm nghìn người lao động ra đường. Những người thất nghiệp này chưa biết dựa vào đâu để sống, nuôi vợ con và gia đình.

Thu Thủy từ TpHcm – Thoibao.de (Tổng hợp)

Kasse animation 7.8.2023