Tình báo Mỹ tiết lộ – Trung quốc đã “giả mạo” số tử vong

https://www.youtube.com/watch?v=DnixQGAUn94

Những hũ tro cốt chất đống tại nhà quàn ở Vũ Hán, tỉ lệ hoả thiêu chính thức của thành phố, và các báo cáo về hệ thống chăm sóc y tế quá tải đã gây nên những suy đoán là con số người chết thực sự vì Cúm Vũ hán có thể lên đến hàng chục ngàn người—dù rằng chính phủ Trung Quốc cho biết chỉ có 2.535 người chết trong số hơn 50.000 ca lây nhiễm virus Cúm Vũ hán.

Virus Cúm Vũ hán bùng phát được ghi nhận lần đầu tiên tại Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, vào tháng 12 năm 2019, trước khi lây lan trên toàn cầu, giết chết hơn 33.000 người tính đến ngày 29/3.

Những biện pháp chế ngự tích cực của Trung Quốc đã làm chậm đà lây lan của cúm Vũ Hán trong nước, với số ca nhiễm hạ giảm trong vài tuần qua. Cho đến nay Bắc Kinh xác nhận gần 81.000 ca nhiễm và 3.300 người chết, hầu hết tại Vũ Hán, trung tâm bùng phát của cúm chủng mới. Tuy nhiên nhiều người, kể cả các chính trị gia Mỹ cáo buộc Trung Quốc hạ thấp số người chết vì Cúm Vũ hán.
Những nghi ngờ của họ phát sinh từ những nỗ lực che giấu sự nghiêm trọng của dịch bệnh từ ban đầu—trước khi bệnh này lây lan rộng rãi ra nước ngoài—và từ nhiều lần Trung Quốc duyệt xét lại cách thức đếm những ca trong nước.
Hệ thống y tế Vũ Hán quá tải trong thời kỳ dịch bệnh lên đến cao điểm tại Trung Quốc gây thêm những nghi vấn nữa về con số tử vong được chính thức báo cáo là 2.535 người.
Trong quý 4 năm 2019, Vũ Hán cũng chứng kiến 56.007 vụ hỏa thiêu, cao hơn 1.583 vụ so với quý 4 năm 2018, và hơn 2.231 vụ so với quý 4 năm 2017, theo dữ liệu do cơ quan dân sự vụ Vũ Hán công bố. Vào năm 2019, dân số Vũ Hán tăng chỉ có 1,1% so với năm 2018, theo ước tính của Liên hiệp quốc. Những con số này có thể cho thấy là cúm Vũ Hán xuất hiện vào tháng 12 làm cho con số người chết gia tăng—một khuynh hướng chắc là kéo sang quý một năm nay.

Các hình ảnh được loan truyền trên truyền thông xã hội Trung Quốc trong tuần này cho thấy những hũ tro cốt gửi về tâm dịch, sau khi các gia đình mất người thân vì virus Cúm Vũ hán được chỉ thị thu nhặt tro cốt tại một trong những nhà quàn địa phương trong thành phố.

Những hình ảnh này gây nên những nghi ngờ mới về con số tử vong thực sự vì cúm Vũ Hán tại Trung Quốc. Người dân trong nước và những chỉ trích quốc tế dựa vào số lượng các hủ tro cốt để cáo buộc chính phủ Trung Quốc gian dối về thống kê.
Newsweek liên lạc bằng email với văn phòng Đại sứ Trung Quốc ở Mỹ Thôi Thiên Khải để yêu cầu bình luận, Bộ Ngoại giao cũng được tiếp xúc để yêu cầu đưa ra nhận xét, nhưng cho tới giờ báo phát hành vẫn chưa nhận được câu trả lời.
Các xe tải giao khoảng 2.500 hũ tro cốt trong hai ngày 25 và 26/3 tại một trong tám nhà quàn địa phương, một tài xế nói với hãng tin Trung Quốc Caixin. Hãng tin này cũng công bố một ảnh khác cho thấy 3.500 hủ tro cốt khác chất đống trong cơ sở này. Con số các hủ tro cốt đưa về riêng một nhà quàn này thôi đã cao hơn nhiều so với tổng số tử vong vì Cúm Vũ hán do thành phố đưa ra.
Có tin nói số tử vong không tính đến những người chết trước khi được xét nghiệm về Cúm Vũ hán. Nhân viên y tế được phỏng vấn cũng cho biết nhiều người không được xét nhiệm vì bệnh viện Vũ Hán quá tải.

Ảnh: người dân đứng hàng dài trước cổng Nhà tang lễ ở Vũ Hán để nhận lại tro cốt người thân  

Một số cư dân Vũ Hán ước lượng là tổng số người chết có thể là 26.000 người căn cứ vào số lượng các hủ tro cốt được chuyển giao và phân phối trên toàn tỉnh.  

Những người sử dụng truyền thông xã hội Trung Quốc nói 7 nhà quàn Vũ Hán đã phân phối trung bình 3.500 hủ tro cốt mỗi ngày từ ngày 23/3 đến 4/4 là lễ Thanh Minh tảo mộ truyền thống. Với ước lượng này, 42.000 hủ tro cốt sẽ được giao trong thời gian 12 ngày.
Bằng cách hạ giảm con số tử vong tại Vũ Hán vào khoảng 16.000 người, căn cứ trên tỉ lệ tử vong hàng năm của Trung Quốc trong hai tháng rưỡi, họ ước đoán là các hủ tro cốt cho thấy là cúm Vũ Hán có thể gây ra khoảng 26.000 ca tử vong. Tuy nhiên hiện chưa rõ có cả thảy bao nhiêu hủ tro cốt được sử dụng.
Phép tính căn cứ trên các hủ tro cốt, giả thuyết và truyền thông xã hội không phải là chính xác tuyệt đối. Nhưng nó cho phép ước lượng số người chết thực sự và củng cố thêm hoài nghi của một số người về tính chính xác của các báo cáo chính thức từ chính phủ Trung Quốc.
Thượng nghị sĩ Cộng hòa Tom Cotton ngày 29/3 nhắc đến việc chuyển giao những hủ tro cốt để cáo buộc Trung Quốc không trung thực về tác động của cúm Vũ Hán. “Chỉ riêng một nhà quàn tại Vũ Hán thôi được báo cáo đặt mua số hủ tro cốt trong hai ngày đã nhiều hơn con số Đảng Cộng sản Trung Quốc báo cáo về tử vong trên toàn quốc,” ông viết trên Twitter. “Tôi chắc chắn là bạn bị sốc trước bằng chứng về sự gian dối của Trung Quốc.”

Trung Quốc đã giảm hơn 21 triệu thuê bao điện thoại di động kể từ đầu năm 2020, theo tuyên bố vào ngày 19/3 của chính quyền Bắc Kinh. Nhiều nhận định cho rằng có khả năng những ca tử vong do virus Vũ Hán chiếm một phần trong số lượng thuê bao ngừng hoạt động này.

Điện thoại di động là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày ở Trung Quốc. Người dân sử dụng điện thoại di động để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng hàng ngày (mua sắm, mua vé tàu xe, thanh toán hoá đơn…) cùng các yêu cầu của chính phủ về lương hưu và an sinh xã hội.
Ông Tang Jingyuan, một nhà bình luận về Trung Quốc sống tại Hoa Kỳ, ngày 21/3 nói rằng chính quyền Trung Quốc yêu cầu tất cả người dân Trung Quốc sử dụng điện thoại di động của họ để tạo mã sức khỏe. Hiện tại, chỉ người Trung Quốc nào có mã sức khỏe xanh mới được phép di chuyển tại Trung Quốc. “Gần như là không thể huỷ đi thuê bao điện thoại của mình,” ông Tang nói.
Ngoài ra, tài khoản ngân hàng và tài khoản an sinh xã hội của người dân Trung Quốc cũng gắn liền với số thuê bao di động.
Theo dữ liệu của cả ba nhà mạng điện thoại di động Trung Quốc, số thuê bao di động liên tục tăng vào các tháng trước đó, nhưng giảm mạnh từ đầu năm 2020.
China Mobile là nhà mạng lớn nhất, nắm giữ khoảng 60% thị phần. China Mobile mất 8,116 triệu thuê bao trong tháng 1 và tháng 2. Sự sụt giảm mạnh này là một điều rất bất thường.

China Telecom với khoảng 21% thị phần di động, đã ghi nhận mất 5,6 triệu thuê bao trong tháng 1 và 2. China Unicom với khoảng 19% thị phần di động, mất 7,787 triệu người dùng trong 2 tháng.

Ảnh: Cựu Chủ tịch một tập đoàn bất động sản Trung Quốc Nhậm Chí Cường, người từng lên tiếng phê phán Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và gọi ông Tập là «tay hề», đã biến mất, theo Reuters dẫn nguồn từ bạn bè của ông cho hay  

Trước sự sụt giảm bất thường này, nhiều câu hỏi đã được đặt ra, trong đó có nghi vấn liệu số lượng tài khoản điện thoại di động giảm mạnh có phải là do tài khoản của những người đã chết vì virus Vũ Hán bị đóng lại hay không.
Ông Tang cho biết có thể một số lao động nhập cư đã có hai số điện thoại di động. Vào tháng Hai, họ có thể đóng thuê bao công việc vì không thể đến thành phố làm việc do lệnh phong toả. Tuy vậy, ngày 17/3, Trung Quốc đã báo 90% lao động trên cả nước (trừ tỉnh Hồ Bắc) đã trở lại làm việc như bình thường.
Nếu có 10% tài khoản điện thoại di động bị đóng vì người dùng đã chết vì virus Vũ Hán, thì số người chết sẽ là 2 triệu,” ông Tang ước tính.
So sánh với tình hình ở Ý cũng cho thấy Trung Quốc đã không báo cáo đầy đủ về số người chết. Ý cũng đã áp dụng các biện pháp ngăn chặn khá tương tự như Trung Quốc. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong của Ý ở mức 9%, cao hơn nhiều so với tỷ lệ 4% tại Trung Quốc.
Do thiếu dữ liệu, nên số người chết thực sự ở Trung Quốc vì dịch viêm phổi Vũ Hán vẫn là một bí mật. Tuy nhiên, việc hơn 21 triệu số điện thoại di động “biến mất” đã cho thấy số người chết thực tế có thể cao hơn nhiều so với số chính thức.

Ngày 5/3, Phó Thủ tướng Tôn Xuân Lan – một trong những quan chức cao cấp nhất của Trung Quốc đến tỉnh Hồ Bắc, cùng với sự hộ tống của các quan chức địa phương, bà phó Thủ tướng đã đi thị sát khu phức hợp biệt lập ở quận Qingshan (Vũ Hán).

Nhưng khi các quan chức lãnh đạo đang dạo quanh khu phức hợp để đánh giá các biện pháp khử trùng, cũng như chế độ cung cấp thực phẩm cho người dân bị cách ly, có lẽ họ chẳng mong đợi phải nghe những tiếng la hét phẫn nộ từ các tòa nhà cao tầng dội xuống: “Đồ giả dối”. Các cư dân trong khu phức hợp (vốn không được phép xuống dưới) đã mở cửa sổ ra hét lớn: “Giả, giả”; “Tất cả đều là giả”; “Chúng tôi phản đối”; “Mọi người đang phải trả tiền cho thực phẩm đắt đỏ”….
Các cư dân đã hét lớn cho biết rằng, chính quyền Trung Quốc đã bỏ mặc người dân phải đối mặt với sự thiếu thốn các nhu yếu phẩm.
Các video mà Global Times đăng tải tương phản với những gì mà truyền thông nhà nước hằng ngày ra rả đưa tin, rằng chính quyền luôn “cung ứng đầy đủ, vật giá ổn định” cho nhân dân. Dối trá đã trở thành thói quen của Đảng cộng sản Trung quốc và được đem “ứng dụng” trong mọi hoàn cảnh.
Việc một quan chức cấp cao của Bắc Kinh đi thị sát tại Vũ Hán – “ổ dịch nguy hiểm nhất” thế giới đã gửi đến người dân Trung Quốc “thông điệp”, rằng chính phủ đã nỗ lực đẩy lùi được dịch bệnh trên toàn quốc, và đã đến lúc các công ty, hãng xưởng và người lao động quay trở lại công việc kinh doanh như thường lệ.
Các quan chức tình báo Mỹ đã gửi báo cáo mật về cúm Vũ Hán cho Nhà Trắng hồi tuần rồi. Hãng tin Bloomberg ngày 1.4 dẫn lời các nguồn tin tiết lộ báo cáo của cộng đồng tình báo Mỹ kết luận chính phủ Trung Quốc cố tình công bố số liệu “không đầy đủ”.
Hai quan chức tình báo Mỹ nói với Bloomberg rằng báo cáo kết luận số liệu công bố chính thức của Trung Quốc là “giả mạo”.

Hoàng Lan từ Hà nội – Thoibao.de (Tổng hợp)