“Tình bạn” giữa Trump và Tập tan vỡ sau đại dịch Covid-19

Tổng Thống Trump hôm 11/8 nói mối quan hệ giữa ông với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tan vỡ tiếp theo sau đại dịch Covid-19, và đã lâu ông không nói chuyện với vị tương nhiệm Trung Quốc.

Trước đây tôi có quan hệ rất tốt với ông ấy”, ông Trump nói trong một cuộc phỏng vấn với đài Fox Sport. Ông đơn cử thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1 mà hai bên đã đạt được hồi đầu năm 2020.

Tôi có quan hệ rất tốt với Chủ tịch Tập. Tôi thích ông, nhưng sự thân tình đó không còn nữa.”

Tôi từng có quan hệ tốt, rất tốt với ông ấy. Bây giờ thì lâu rồi, tôi không nói chuyện với ông.”

Ông Trump nói tình cảm của ông thay đổi trong đại dịch Covid-19. 

Rõ rệt tôi thấy khác đi. Tôi từng có quan hệ tốt, rất tốt, bây giờ thì lâu rồi, tôi không nói chuyện với ông.”

Theo Reuters, ông Trump coi thách thức Trung Quốc là một phần chủ yếu trong chiến dịch vận động của ông cho cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ ngày 3/11, và ông lưu ý về các quan hệ thân thiện với ông Tập trong phần lớn nhiệm kỳ Tổng Thống đầu tiên giữa lúc ông đang tìm cách thực hiện các cam kết về thương mại.

Hôm 11/8 ông Trump nói so với vụ tranh chấp về thương mại, hậu quả của vụ bộc phát dịch Covid-19 ‘tệ hại hơn gấp ngàn lần’, với nhiều chết chóc và khiến cả thế giới phải đóng cửa.

Từ khi những tin tức đầu tiên về virus Covid-19 xuất hiện tại Trung Quốc vào cuối năm 2019, hơn 20 triệu người đã nhiễm virus, với hơn 735.000 ca tử vong trên toàn cầu, riêng tại Hoa Kỳ đã có 5,1 triệu ca nhiễm và hơn 163.000 ca tử vong.

Ngoài ra, quan hệ Mỹ-Trung cũng bị tác động bởi chiến dịch đàn áp ở Hong Kong sau khi Luật an ninh quốc gia được ban hành, và bởi những bất đồng về Đài Loan và về vụ tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

Ảnh: Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một bữa tối ở khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago, bang Florida  vào ngày 6 tháng 4 năm 2017.

Nhà Trắng ra báo cáo về ‘các hoạt động xấu xa’ của Trung Quốc

Ngoài cuộc khẩu chiến gay gắt với Trung Quốc về việc xử lý virus corona, Nhà Trắng tiếp tục đưa ra một cuộc tấn công trên diện rộng vào các chính sách kinh tế hung hãn, củng cố quân đội, các chiến dịch xuyên tạc và vi phạm nhân quyền của Bắc Kinh.

AP dẫn nguồn tin từ một giới chức chính phủ cấp cao đề nghị giấu tên cho biết bản báo cáo dài 20 trang không báo hiệu sự thay đổi trong chính sách của Mỹ, nhưng nó củng cố những chỉ trích mạnh mẽ của ông Trump, mà ông hy vọng sẽ gây tiếng vang với các cử tri đang tức giận về cách xử lý dịch bệnh của Trung Quốc khiến hàng chục triệu người Mỹ mất việc.

Việc truyền thông chỉ tập trung vào rủi ro đại dịch hiện nay đã bỏ lỡ bức tranh lớn hơn về thách thức từ Đảng Cộng sản Trung Quốc”, AP dẫn lời Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo nói hôm 20/5, trước khi Nhà Trắng công bố báo cáo.

Trung Quốc đang bị cai trị bởi một chế độ tàn bạo, độc tài, một chế độ cộng sản kể từ năm 1949. Trong nhiều thập niên, chúng ta nghĩ rằng chế độ này sẽ dần dần trở nên giống chúng ta hơn – thông qua thương mại, trao đổi khoa học, tiếp cận ngoại giao, cho phép họ tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới với tư cách một quốc gia phát triển. Điều đó đã không xảy ra”, ông nói.

Sau đó trong ngày, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố đã chấp thuận bán ngư lôi tiên tiến cho quân đội Đài Loan, một động thái chắc chắn sẽ khiến Bắc Kinh chỉ trích mạnh mẽ.

Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết họ đã thông báo cho Quốc hội về việc bán ngư lôi hạng nặng, các phụ tùng thay thế, thiết bị hỗ trợ và thử nghiệm, trị giá 180 triệu đô la, được cho là “sẽ giúp cải thiện an ninh của Đài Loan và hỗ trợ duy trì ổn định chính trị, cân bằng quân sự và tiến bộ kinh tế trong khu vực”.

Trong 20 năm qua, Hoa Kỳ tin rằng nếu mở cửa thị trường rộng hơn, đầu tư nhiều tiền hơn vào Trung Quốc và cho các sĩ quan quân đội Trung Quốc được tiếp cận nhiều hơn với đào tạo và công nghệ hàng đầu của Hoa Kỳ , thì dần dà sẽ khiến Trung Quốc tự do hóa, quan chức Mỹ nói với AP.

Ảnh: Trưởng đặc khu Hong kong Carrie Lam gặp chủ tịch Tập Cận Bình. Bộ Tài chính Hoa Kỳ vừa ra lệnh trừng phạt đối với Trưởng Đặc khu Hong Kong bà Carrie Lam và 10 quan chức hàng đầu của Hong Kong và Trung Quốc đại lục. Động thái này diễn ra vài tuần sau khi Trung Quốc áp đặt luật an ninh quốc gia gây tranh cãi đối với Hong Kong, luật mà các ý kiến chỉ trích cho rằng đe doạ các quyền tự do của đặc khu.

Nhưng thay vào đó, Trung Quốc ngày càng chuyên chế hơn bất cứ lúc nào kể từ khi Bắc Kinh giết người biểu tình chống chính quyền ở Quảng trường Thiên An Môn vào năm 1989, và Đảng Cộng sản Trung Quốc đang ngày càng khẳng định các ý tưởng chính trị của họ trên toàn cầu.

Hoa Kỳ và Trung Quốc đã thiết lập quan hệ ngoại giao vào thời chính quyền Nixon.

Hơn 40 năm sau, rõ ràng là cách tiếp cận này đã đánh giá thấp ý chí của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong việc hạn chế phạm vi cải cách kinh tế và chính trị ở Trung Quốc”, báo cáo của Mỹ nói. “Trong hai thập kỷ qua, các cải cách đã chậm lại, bị đình trệ hoặc đảo ngược”.

Theo báo cáo, chính quyền Trump thấy rằng “không có giá trị gì” khi can dự với Bắc Kinh chỉ để có tính biểu tượng và phô diễn. “Khi ngoại giao âm thầm tỏ ra vô ích, Hoa Kỳ sẽ gia tăng áp lực công cộng” đối với Trung Quốc.

Mỹ cũng cáo buộc Trung Quốc về việc củng cố quân đội, tham gia vào các cuộc tấn công mạng, và cam kết chấm dứt các hoạt động kinh tế hung hãn của Bắc Kinh “đã bị vùi lấp bởi những lời hứa lèo rỗng tuếch”.

Trong thời chính quyền Obama, Trung Quốc đã hứa sẽ ngăn chặn các hành vi trộm cắp, do chính phủ chỉ đạo, ở trên mạng hay nhằm vào các bí mật thương mại, nhằm thu lợi từ thương mại, và đã lặp lại lời hứa tương tự trong hai năm đầu tiên của chính quyền Trump, AP dẫn báo cáo nói.

Tuy nhiên, vào cuối năm 2018, Hoa Kỳ và hàng chục quốc gia khác đã báo cáo rằng Trung Quốc đang tấn công các máy tính, nhắm mục tiêu vào sở hữu trí tuệ và đánh cắp thông tin kinh doanh.

Chính quyền Trump cũng bất bình về cách Trung Quốc tiếp tục tranh luận với Tổ chức Thương mại Thế giới rằng mình là “quốc gia đang phát triển”, mặc dù Trung Quốc đã là nhà nhập khẩu hàng đầu các sản phẩm công nghệ cao và chỉ đứng sau Hoa Kỳ về tổng doanh thu sản phẩm nội địa, chi tiêu quốc phòng và đầu tư bên ngoài.

Dưới thời Tập Cận Bình, các quan chức Trung Quốc đã thanh trừng phe đối lập chính trị; các blogger, nhà hoạt động và luật sư bị truy tố bất công; áp đặt kiểm soát nghiêm ngặt để kiểm duyệt không chỉ truyền thông, mà cả các trường đại học, doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ; công dân và các tập đoàn bị nhắm mục tiêu giám sát; và những người được coi là bất đồng chính kiến đã bị giam giữ tùy tiện, tra tấn và lạm dụng.

Trung Quốc tiếp tục giữ cấu trúc kinh tế phi thị trường và cách tiếp cận do nhà nước dẫn đầu về thương mại và đầu tư”, báo cáo nói. “Những cải cách chính trị cũng đã suy yếu hoặc đảo ngược, và sự phân biệt giữa chính phủ và Đảng Cộng sản Trung Quốc đang bị xóa nhòa”.

Tổng thống Trump khen ngợi ông Tập và Trung quốc

Ảnh: Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm một khu dân cư tại Bắc Kinh ngày 10/02/2020 khi dịch Cúm Corona đang bùng phát dữ dội ở Vũ Hán.

Tổng thống Trump cũng từng rất nhiều lần khen ngợi chủ tịch Tập Cận Bình khi cuộc thương chiến lên đỉnh điểm cũng như khi dịch Cúm Vũ Hán mới bùng phát ở Trung quốc.

Hồi giữa tháng tám năm ngoái, khi các cuộc biểu tình và đàn áp bạo lực ở Hongkong lên đến đỉnh cao cũng như cuộc thương chiến đang căng thẳng, ông Trump cũng bất ngờ khen ngợi khen ngợi khả năng lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình, tin tưởng rằng ông sẽ giải quyết vấn đề Hong Kong “nhanh chóng và nhân văn“.

Nội dung dòng tweet của ông Trump ngày 14-8-2019 ghi rằng: “Tôi biết Chủ tịch Tập Cận Bình rất rõ. Ông ấy là một nhà lãnh đạo vĩ đại và nhận được sự kính trọng của người dân Trung Quốc. Ông Tập còn là một người giỏi giải quyết các vấn đề khó khăn. Tôi không hề nghi ngờ rằng nếu Chủ tịch Tập muốn giải quyết vấn đề Hong Kong nhanh chóng và nhân văn, ông ấy sẽ có thể làm được điều đó. Gặp mặt riêng chăng?”

Đến cuối tháng 8-2019, Tổng thống Donald Trump lại tiếp tục ca ngợi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình giữa lúc căng thẳng leo thang trong cuộc chiến thương mại.

Rất tôn trọng việc Chủ tịch Tập Cận Bình và các đại diện của ông ấy muốn “giải pháp bình tĩnh”. Ấn tượng khi họ sẵn sàng xuất hiện và đưa ra những tuyên bố chính xác như vậy.

“Tôi có thể nói rằng chúng tôi đang có những cuộc trao đổi rất ý nghĩa, phần lớn vì chúng tôi đang làm rất tốt. Trung Quốc là đất nước vĩ đại, tôi coi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là một nhà lãnh đạo vĩ đại”, ông Trump nói trong cuộc họp báo với Thủ tướng Đức Angela Merkel bên lề hội nghị G7 tại Pháp.

Hôm 25-1-2020, khi dịch Cúm Covid-19 mới bùng phát ở Trung quốc, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng bày tỏ lời khen ngợi đến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với những nỗi lực phản ứng nhanh chóng trước sự bùng phát dữ dội của virus corona chúng mới.

Trung Quốc đã làm việc rất tích cực để kiểm soát virus corona. Mọi việc sẽ tiến triển tốt”, ông Trump nói. 

Tổng thống Trump còn gửi lời cảm ơn tới người đồng cấp Trung Quốc vì Bắc Kinh tích cực ngăn chặn virus corona bằng việc hạn chế đi lại tại 10 thành phố với khoảng 20 triệu người dân.

Washington đánh giá rất cao những nỗ lực và tính minh bạch của Bắc Kinh.  Đặc biệt, thay mặt nhân dân Mỹ, tôi muốn cảm ơn Chủ tịch Tập!”.

Tuy nhiên gần đây thái độ của tổng thống Donald Trump đã trực diện chỉ trích Trung quốc trên nhiều phương diện về các vấn đề Hong kong, Đài loan cũng như sự hung hăng của Trung quốc trên Biển Đông.

Ngày 6-8, Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục chỉ trích Trung Quốc về vấn đề xử lý COVID-19. Đến nay, đại dịch này đã cướp đi sinh mạng của hơn 716.000 người trên toàn cầu, trong đó Mỹ chiếm hơn 162.700 ca tử vong (số liệu cập nhật của trang Worldometers sáng 7-8).

Tổng thống Trump nói rằng thật ‘hổ thẹn’ khi Trung Quốc hạn chế sự lây lan của COVID-19 trong nước nhưng lại để dịch bệnh này lan ra phần còn lại của thế giới.

Theo Hãng tin Reuters, ông Trump một lần nữa tuyên bố rằng có thể Trung Quốc đã cố tình để dịch bệnh lây lan ra toàn cầu.

Những gì Trung Quốc đã làm là một điều khủng khiếp. Dù là do bất tài hay cố tình, đó là một điều khủng khiếp gây ra cho không chỉ nước Mỹ mà còn cả thế giới” – ông Trump bình luận.

Đây không phải là lần đầu tiên ông Trump chỉ trích Trung Quốc về vấn đề xử lý đại dịch COVID-19. Hồi tháng 5, ông Trump nói rằng lẽ ra đại dịch này “không nên xảy ra, nên được ngăn chặn ngay từ nguồn và có thể đã được ngăn chặn bởi Trung Quốc”. Ông Trump cũng liên tục dùng chữ “virus Trung Quốc” trên Twitter để nói về nguồn gốc của đại dịch.

Hoàng Trung – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Mỹ tiến gần “lằn ranh đỏ” – Trung Quốc “dàn trận” đối phó

>>> Đánh “gãy lưng” Tập – Trump ra lệnh cấm Tencent

>>> Trung Quốc “phát cuồng” – lệnh trừng phạt Hoa Kỳ

Kasse animation 7.8.2023