Quan đảng ăn cây – Lũ quét „lộ hàng“

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=vX2dMk1BKlY

Sau cơ lũ quét, hàng ngàn mét khối gỗ được giấu kỹ trong rừng sâu được nước lũ đưa về bị chắn bởi con đập thủy điện, hàng ngàn mét khối gỗ phủ kín mặt hồ thủy điện.

Theo báo Tuổi Trẻ Online thì ngày 4-11 khối lượng cây gỗ rất lớn không biết từ đâu trôi về với nhiều chủng loại và kích cỡ khác nhau gồm gỗ rừng tự nhiên và rừng trồng. Người ta cho rằng, những cây gỗ này bị đất đá sạt lở bởi lũ quét rồi cuốn trôi xuống sông Đăk Mi và được nước lũ đẩy từ thượng nguồn về tấp vào khu vực lòng hồ thủy điện Đăk Mi 4. Nhiều cây gỗ đường kính lớn, đường kính thân khoảng 60-80cm. Bên cạnh những cây gỗ tươi vừa bị sạt lở cuốn trôi thì còn có những khúc gỗ có dấu hiệu cũ, lâu năm. 

Một số người dân địa phương tìm cách vớt các cây gỗ giá trị và cả vật dụng của nhà dân bị lũ cuốn trôi. Trong khối lượng gỗ trôi rất lớn này người ta xác định chỉ một phần nhỏ là gỗ của những căn nhà tạm bợ của người dân vùng núi, dạng gỗ này gần giống như củi, còn lại là gỗ mới có dấu hiệu được đốn hạ bằng cưa máy. Đây là một hiện tượng báo động, rừng đã bị phá quá nhiều.

Hình ảnh gỗ trôi

Với hàng ngàn mét khối gỗ rừng bị đốn hạ không thương tiếc như thế thì thử hỏi rừng nào còn? Như vậy là cơn mưa đến tạo lũ quét đã lột mặt nạ những kẻ phá rừng trước xã hội, nhưng điều trớ trêu là gỗ ở đó nhưng những ông chủ lâm tặc thì không thấy. Xem như huề cả làng không biết quy tội cho ai. Chuyện quen thuộc dưới chế độ độc tài cộng sản.

Lũ quét đã phơi bày ra nguyên nhân chính.

Đây là lời giải đáp cho lý do tại sao mưa về thì lũ quét lại xuất hiện. Cây rừng bị chặt trọc trụi như vậy thì còn gì cây cối làm vật cản nước mà không bị lũ quét được? Theo báo Tuổi Trẻ cho biết thì trong đống cây tang vật đó có cả gỗ rừng tự nhiên và rừng trồng, điều đó cho thấy, lâm tặc cũng chặt phá luôn cả rừng trồng chứ không riêng gì rừng tự nhiên. Thông thường, khi rừng tự nhiên bị phá thì để hồi phục lại rừng, người ta chỉ có thể trồng rừng thôi không còn cách nào khác. Tuy nhiên rừng trồng thì độ ổn định không bằng rừng tự nhiên.

Người ta cho biết, giữa rừng tự nhiên và rừng trồng thì mức độ cân bằng sinh thái của rừng trồng bao giờ cũng mong manh hơn. Nhưng dù sao, trồng rừng vẫn hơn là không trồng để cho mưa làm sói mòn đất đá tạo nên đồi trọc, đó là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng lũ quét và sạt lở đất.

Được biết, để nuôi một cây lớn lên có thể xẻ thành gỗ thì thời gian tròng rất dài, có thể là 20 năm hay thậm chí 50 năm. Thế nhưng để đốn hạ một cây gỗ người ta chỉ càn 15 phút. Như thế để chúng ta thấy rằng, việc trồng rừng của ĐCS chỉ là công dã tràng chứ chẳng mang lại hiệu quả gì bao nhiêu. Trồng rừng bao nhiêu năm rồi cuối cùng đồi núi trọc vẫn hoàn trọc.

Cả một khu rừng bị đốn cho trôi sông như thế này

Cũng theo báo Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Mạnh Hà – trưởng Ban Nội chính tỉnh Quảng Nam – đã yêu cầu lực lượng kiểm lâm huyện Phước Sơn và UBND xã Phước Chánh tổ chức lực lượng tuần tra, bảo vệ hiện trường, nghiêm cấm người dân tự ý trục vớt. Giao kiểm lâm tổ chức phương án trục vớt quản lý bán thanh lý hoặc giao về các xã có nhà dân bị mất nhà do lũ để sử dụng làm lại nhà cho dân. Ông Hồ Văn Đường – bí thư xã Phước Chánh – cho biết lực lượng của xã đang phối hợp cùng Ban quản lý Rừng phòng hộ Đăk Mi bảo vệ hiện trường. Không biết chính quyền có bắt tay vào điều tra xem những tổ chức nào, những cá nhân nào đã chủ ý chặt rừng lấy gỗ mà sao khi nước lũ về gỗ xuất hiện nhiều gỗ trôi như thế? Và thực tế là chính quyền chỉ lo chuyện bảo vệ cây gỗ mà phớt lờ công tác điều tra lâm tặc. Nếu không điều tra lâm tặc thì không thể nào bảo vệ được rừng, thế nhưng chẳng thấy chính quyền đề cập đến vấn đề này. Hay là họ thông đồng?

Thiên tai và nhân họa xảy ra liên hoàn.

Đốn rừng là nhân họa, mưa nhiều là thiên tai hai sự việc này xảy ra nó tạo nên một liên hoàn nhân tai thiên họa đan xen với nhau làm dân trở tay không kịp. Ban đầu là đốn rừng thì đó là nhân họa, sau đó mưa xuống thì chính là thiên tai. Khi mưa xuống nước lùa những khúc gỗ rừng lăn xuống sông để trôi xuống hạ nguồn đó là nhân họa. Khi hỗn hợp gỗ và nước tụ rất nhiều ở thượng nguồn đập thủy điện thì buộc người ta phải tranh thủ xã lũ cứu đập thì đó cũng nhân họa. Nước lũ xả xuống cuốn trôi nhà cửa, ruộng vườn và giết chết gia súc gia cầm thì đó cũng là nhân họa vv… nói chung chỉ có mưa là thiên tai, còn hàng loạt hậu quả xảy ra sau đó đều là nhân họa cả. Như vậy thiên tai và nhân họa cứ liên hoàn xảy ra làm thiệt hại rất lớn cho mùa màng và vật chất của người dân.

Thiên tai như thế ngày 4-11-2020 báo Đời Sống Pháp Luật ngày có đăng bài “Bộ trưởng bộ Công Thương: Sạt lở do ảnh hưởng cực đoan của thời tiết, không liên quan đến vận hành thủy điện”. bài báo cho biết, chiều ngày 4-10, Tại phiên họp, Bộ trưởng bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã phát biểu, giải trình thêm về những hạn chế, tiêu cực của thủy điện – vấn đề đang được nhiều ĐBQH, cử tri quan tâm. Ông Trần Tuấn Anh cho biết, cả nước hiện có 429 thủy điện ở các quy mô khác nhau. Các thủy điện trên là nguồn năng lượng quan trọng để phục vụ phát triển kinh tế, xã hội. Trả lời những ý kiến đề nghị đánh giá, thủy điện ảnh hưởng đến thế nào về ngập lụt, sạt lở đất, ông Trần Tuấn Anh cho biết, qua quá trình kiểm tra thực tế tại các địa phương bị thiên tai vừa qua như Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, việc sạt lở đất gây tác hại nghiêm trọng là do yếu tố thời tiết, lượng mưa quá lớn, kéo dài tác động đến địa chất gây ra sạt lở nghiêm trọng chứ không liên quan đến vận hành của các nhà máy thuỷ điện.

Bài báo được đăng trên báo Đời Sống và Pháp Luật

Thực tế những dự án thủy điện ẩn đằng sau nó là những giấy phép xin đốn hạ rừng lòng hồ để làm hồ chứa nước cho thủy điện. Đây là một hình thức phá rừng hợp pháp vì gỗ được đốn hạ trong khu vực dự án được nhà nước cho phép. Thực chất, có rất nhiều dự án thủy điện trá hình, chủ đầu tư không chỉ lợi dụng giấy phép thực hiện dự án đốn rừng lòng hồ mà còn cho những kẻ phá rừng đốn hạ cây quý ở khu vực khác ngoài phạm vi dự án rồi vận chuyển ra theo con đường dự án như là một cách hợp thức hóa hình thức phá rừng lấy gỗ. Trên toàn đất nước Việt Nam có rất nhiều dự án như thế nên khi khai thác gỗ xong thì những chủ đầu tư này cho đắp chiếu dự án. Thế mới thấy, đằng sau câu nói của ông bộ trưởng Trần Tuấn Anh là một sự ngụy biện không thể chấp nhận được. Bắt nguồn từ phá rừng mà thảm họa lũ quét và sạt lở đất mới xảy ra nghiêm trọng như vậy, điều này ai cũng biết nhưng ông bộ trưởng phớt lờ như không biết. Như vậy thử hỏi trách nhiệm của quan chức đến đâu?

Vô trách nhiệm từ trung ương đến địa phương.

Người ta nói “thượng bất chính thì hạ tất loạn”, bộ trưởng bộ công thương vô trách nhiệm thế thì quan chức quản lý thủy điện làm sao có trách nhiệm đây? Trong bộ máy nhà nước này, để thể nhà nước thể hiện được trách nhiệm của mình với nhân dân thì trên thượng tầng phải làm gương chứ? Thượng đã bất chính thì hạ làm sao không loạn được? Sự coi thường sinh mạng dân và thói vô trách nhiệm cũng từ đó mà ra cả.

Ngày 31 -10 trên báo lao Động có bài viết “Thủy điện Đắk Mi 4 xả lũ trôi nhà dân phải bồi thường”. Bài báo này cho biết rằng “Xả lũ không thông báo cho dân và chính quyền, khiến cho nhiều nhà cửa của dân bị cuốn trôi, hư hỏng. Đây không phải là lần đầu xảy ra tình trạng này, dân có quyền đòi Ban giám đốc thủy điện Đắk Mi 4 bồi thường thiệt hại”. Bài báo cho biết ngày 31-10, vào chiều tối ngày 28.10, thủy điện ĐắK Mi 4 bất ngờ xả lũ, nước dâng đột ngột với lưu lượng lớn. Nhưng điều đáng nói là phía nhà máy thủy điện không báo trước cho chính quyền hay người dân, nên không ai có sự chủ động để di dời tài sản. Hậu quả là 106 nhà dân ở thị trấn Thạnh Mỹ bị hư hại, 215 nhà ở xã Cà Dy, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam bị ngập lụt, tất cả tài sản trong nhà bị trôi mất, đương nhiên gia súc, gia cầm không thể sống sót. Câu hỏi đặt ra là phía thủy điện Đắk Mi 4 thừa sức biết được xả lũ rất nguy hiểm, có thể thiệt hại về người và tài sản của cư dân vùng hạ lưu, nhưng tại sao họ lại không thông báo cho chính quyền địa phương? Rất may là trước đó, tất cả dân ở đây đều được di dời tránh bão số 9, nếu không có thể bị cuốn trôi theo tài sản, thiệt hại về người không thể lường trước được. Người dân ở đây đã quá khốn khổ sau đợt tấn công của cơn bão số 9, nay trở về làng với một đống hoang tàn. Nhà cửa bị bão quật hư hỏng, rồi bị lũ từ thủy điện Đắk Mi 4 xả lũ cuốn trôi hết.

Bài báo được đăng trên báo Lao Động

Thế đấy! Chỉ cần có kế hoạch xả lũ và thông báo cho dân để họ tránh đi nhân họa, chỉ việc đơn giản thế mà quan chức cũng không làm mà cứ thích xả là xả mà không cần thông báo cho ai cả. Thiệt hại về vật chất và sinh mạng nếu có thì nói cho cùng cũng chỉ có người dân thấp cổ bé họng chịu chứ quan chức nào có chịu? Với quan chức CS thì chỉ có những gì của họ họ mới có trách nhiệm, còn những gì của dân thì họ bỏ mặc. Thói vô trách nhiệm như là thứ bệnh truyền nhiễm nó như ăn vào máu người CS rồi. Không chữa được. Hầu hết những hậu quả xảy ra thì điều mà người dân nhìn thấy ở cách xử lý của chính quyền này chỉ là “rút kinh nghiệm” và sau đó thì mọi chuyện đâu cũng vào đấy. Xã hội khốn cùng người dân không biết kêu cứu cùng ai thì thì cũng bởi những thói vô trách nhiệm và cách xử lí qua loa như thế này mà ra chứ không phải từ đâu cả.

Người dân phải đối phó ra sao đây?

Trên báo Tuổi Trẻ ngày 24-10 có đăng bài “Thủy điện Đăk Mi 4 dự kiến xả lũ 11.400m3/s, Quảng Nam, Đà Nẵng đối mặt ngập lụt”. Một thủy điện ở tại Quảng Nam xả lũ có anh hương đến cả một thành phố lớn mà muốn xả là xả thì có thể nói là quá vô trách nhiệm. Những việc làm như thế thì làm sao dân trở tay kịp? Chỉ có thể chịu trận chứ không thể nào di chuyển dân cả một vùng rộng lớn được. Ngày trước cứ khoảng nhiều thập kỷ thì mới có trận “lũ lịch sử” nhưng nay “nhờ” có thủy điện và thói vô trách nhiệm của quan chức mà những trận “lũ vượt mốc lũ lịch sử” hầu như năm nào cũng xảy ra.

Bài báo được đăng trên báo Tuổi Trẻ

Với những nhân hoàn triền miên xảy ra thì người dân phải đối phó ra sao bây giờ? Vâng! Người dân chỉ còn cách “sống chung với lũ” chứ không còn cách nào khác. Người dân bị buộc phải sống chung với lũ như thế là cũng vì ai? Cũng vì “lũ vô trách nhiệm” mà hằng ngày chúng vẫn ca bài ca “vì dân” đấy. Người dân không thể nào đối phó được, nếu còn CS lãnh đạo đất nước này.

Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Thủy Tiên liên tục phát tiền – Hội chữ thập đỏ nhảy vào vào “tranh công”

>>> Nguyễn Văn Bình “vào lò” – Phú Trọng chơi đòn cuối

>>> Thủy Tiên trao tiền bị „ăn chặn“ – Ngân sách phát gạo lại „đánh cắp“

https://www.youtube.com/watch?v=7Piph7WPVnw
Thủy Tiên và “khoái cảm từ thiện”

Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023