Tham nhũng bắt nhau – Tổng bí thư với „Trò hề“ trước Đại hội 13

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=F7rpk3_Yjo4

Một trong những phiên tòa xét xử giới chức lãnh đạo cấp cao ở Việt Nam trong năm 2020, được dư luận trong và ngoài nước quan tâm nhiều có thể nói là trường hợp cựu Chủ tịch thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung. Ông bị đưa ra xử theo cáo buộc “Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước”.

Cựu Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung bị khởi tố và bắt giam hồi cuối tháng 8 và phiên xử được tiến hành vào trung tuần tháng 12.

Theo cáo trạng, ông Nguyễn Đức Chung đã liên lạc với một cán bộ thuộc Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) của Bộ Công an, tên Phạm Quang Dũng, để tiếp cận tài liệu mật về vụ án Nhật Cường.

Vụ án này liên quan đến buôn lậu, rửa tiền, vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty TNHH thương mại và dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường.

Trong phiên tòa ngày 11/12, bị cáo Nguyễn Đức Chung bị tuyên án 5 năm tù về tội “Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước”. Sau phiên tòa kết thúc, chủ tọa Trương Việt Toàn vẫn trong trang phục xét xử của thẩm phán đến bắt tay, vỗ vai bị cáo Nguyễn Đức Chung và động viên ông Chung cải tạo tốt trong thời gian 5 năm.

Động thái an ủi bị cáo Nguyễn Đức Chung của thẩm phán Trương Việt Toàn bị giới luật sư chỉ trích là không khách quan khi tiến hành tố trụng; trong khi dư luận cho rằng đó là hành vi gây phản cảm.

Sau khi phiên tòa diễn ra, nhà báo độc lập Võ Văn Tạo, vào ngày 14/12, lên tiếng với RFA:

Sự thân mật của ông Toàn với ông Chung là hành vi chưa từng thấy. Tôi cũng chưa đọc văn bản nào nghiêm cấm sự thân mật giữa Hội đồng xét xử đối với bị cáo.

Nhưng có nguyên tắc bất thành văn là tất cả những người tham gia Hội đồng xét xử không được phép tiếp xúc, trò chuyện với bị can, bị cáo tại tòa. Hành vi đó rất chướng và khiến công chúng đặt ngay dấu hỏi và nghi ngờ tính công tâm của Hội Đồng xét xử.”

Trong khi đó, dưới góc độ luật pháp, luật sư Phạm Công Út nhận định rằng đối với ông Nguyễn Đức Chung thì đây mới là vụ án đầu tiên và chưa xem xét tới những vụ án tiếp theo.

Qua kinh nghiệm cá nhân, luật sư Phạm Công Út cho rằng thông thường nếu như ông Nguyễn Đức Chung “ngoan ngoãn” thì hồ sơ có thể được xếp lại chỉ với một tội. Còn như chống cự lại thì hồ sơ sẽ bị mở rộng điều tra.

Luật sư Phạm Công Út nhấn mạnh rằng cũng có những trường hợp dù không chống cự lại cơ quan tố tụng nhưng vẫn mở rộng điều tra theo chỉ đạo từ Bộ Chính trị đối với các quan chức cấp cao. Và như thế, sẽ có những tội danh tiếp theo đối với ông Nguyễn Đức Chung.

Ảnh 1: ông Trương Việt Toàn, thẩm phán và là chủ tọa phiên tòa, xuống tận ghế dành cho bị cáo để bắt tay, vỗ vai thân mật với ông Nguyễn Đức Chung trong phiên xử kín hôm 12-12

Tại vì, đối với một quan chức khi ‘tay đã nhúng chàm’ thì không phải nhúng 1 lần trong cả cuộc đời của họ, mà có thể nhúng nhiều lần. Đây chỉ là vụ án mới mở màn thôi.

Ông Nguyễn Đức Chung còn dính líu hai vụ án nữa và người ta đang điều tra. Tổng hợp hình phạt đối với Nguyễn Đức Chung nếu án số, tối đa thì 30 năm. Vụ án mở màn 5 năm tù thì thấy là nhẹ. Nhưng những vụ sau chưa chắc sẽ là nhẹ.”

Cựu Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa bị truy nã đỏ

Một nhân vật lãnh đạo cấp bộ, cựu Thứ trưởng Công thương Hồ Thị Kim Thoa, bị cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) truy nã đỏ. Đây là thông tin được Bộ Công An đưa ra và gây chú ý trong đầu tháng 12/2020.

Bà Hồ Thị Kim Thoa bị cáo buộc có liên quan trong vụ án cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng và đồng phạm.

Tất cả bị truy tố về tội vi phạm quy định về quản lý tài sản gây thất thoát tài sản xảy ra tại Bộ Công Thương và Sabeco Sài Gòn. Vụ án này dự kiến sẽ được xét xử vào tháng 1/2021.

Chánh Văn phòng Bộ Công an, Thiếu tướng Tô Ân Xô, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều tối ngày 2/12, cho biết bà Hồ Thị Kim Thoa bị cáo buộc có những sai phạm trong việc để lô đất “vàng” 2-4-6 Hai Bà Trưng, TP.HCM rơi vào tay tư nhân, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 2.700 tỉ đồng.

Tuy nhiên, Cơ quan cảnh sát Điều tra, Bộ Công an ra quyết định truy nã tòan quốc đối với bà Hồ Thị Kim Thoa, hồi đầu tháng 9 và sau đó Interpol cũng đã truy nã đỏ đối với bà Kim Thoa.

Tại buổi họp báo ngày 2/12, Thiếu tướng Tô Ân Xô cho biết thêm rằng bà Hồ Thị Kim Thoa đã xuất cảnh vào đầu tháng 9 và Bộ Công an chưa nhận được thông tin nào về việc bà Kim Thoa bị bắt giữ ở nước ngoài.

Đồng thời, Bộ Công an đã đề nghị gia đình vận động cựu Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa về nước đầu thú để hưởng khoan hồng.

Đài RFA ghi nhận thông tin vừa nêu khiến cho không ít người quan tâm đặt câu hỏi liệu rằng số phận của bà Hồ Thị Kim Thoa sẽ có thể tương tự như kịch bản cựu quan chức dầu khí Trịnh Xuân Thanh trước đây.

Ảnh 2: Cựu Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa hiện đang bị truy nã đỏ

Ông Trịnh Xuân Thanh được cho là là đã bị mật vụ Việt Nam bắt cóc ở Đức hồi tháng 7/2017 và sau đó xuất hiện trên hệ thống truyền hình Nhà nước Việt Nam, khai báo rằng ông tự ra đầu thú.

Trong khi tung tích bà cựu Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa chưa biết thế nào, thì nhà báo Lê Trung Khoa, chủ bút tờ thoibao.de, từng cập nhật vụ việc Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc ở Đức, từ Berlin nhận định rằng sẽ còn các quan chức khác ở Việt Nam tiếp tục chạy ra nước ngoài để thoát thân khỏi các cáo buộc tham nhũng.

Theo tôi nghĩ, những vấn đề như kiểu Việt Nam chống tham nhũng thì việc này vẫn còn tiếp tục diễn ra.

Bởi vì trong thực tế, việc chống tham nhũng ở Việt Nam không được xử lý một cách rốt ráo và tận gốc của vấn đề. Đó là cơ chế của độc quyền, độc tài của Đảng CSVN làm sinh ra tham nhũng tại vì chỉ có những cán bộ của Đảng CSVN từ cấp thấp đến cấp cao mới có thể tham nhũng; chức vị càng lớn thì tham nhũng càng nhiều.

Và việc này sẽ tiếp tục diễn tiến trong thời gian tới, kể cả sau Đại hội Đảng XIII và kể cả sau khi ông Nguyễn Phú Trọng không còn làm tổng bí thư nữa.

Tình trạng tham nhũng sẽ càng diễn ra một cách kín đáo hơn và càng khó khăn hơn trong việc chống tham nhũng sau này. Cho nên, việc các quan chức tiếp tục chạy ra nước ngoài để bảo toàn tính mạng của mình và để chuẩn bị cho việc hạ cánh.”

Nhà báo Lê Trung Khoa cho biết qua quan sát chiến dịch chống tham nhũng ở Việt Nam, do Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát động, ông ghi nhận quá trình “đốt lò” tuy rằng được hô hào mạnh mẽ, nhưng số lượng và hiệu quả không được bao nhiêu. Nhà báo Lê Trung Khoa cho rằng số người bị đưa ra tòa xét xử thì đa số thuộc phe cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Và đó là một cuộc “thanh trừng nội bộ”.

Ảnh 3: Ông Trịnh Xuân Thanh đang ở Berlin Đức xin tỵ nạn, bỗng nhiên xuất hiện tại Hà nội trên VTV với thông tin tự ra đầu thú

Rõ ràng là các quan chức cấp cao mà những án lệ và cáo buộc mà tòa án đưa ra thì nhiều cáo buộc rất mơ hồ, như ‘lợi dụng trách nhiệm, quyền hạn’

Nhưng nhiều người lại không có bằng chứng cho thấy họ tham nhũng hay họ lấy tiền như ông Đinh La Thăng, đã nói thẳng trong phiên tòa xét xử tại Sài Gòn vừa qua.”

Cựu Ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng khẳng định vô tội

Viện Kiểm sát Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, vào ngày 18/12 đã đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt ông Đinh La Thăng, cựu Ủy viên Bộ Chính trị và cựu Bộ trưởng Giao thông-Vận tải mức án 10 đến 11 năm tù về tội “i”.

Truyền thông Nhà nước Việt Nam, trong cùng ngày 18/12, cho hay ông Đinh La Thăng khẳng định mình không có tội và nói Viện kiểm sát áp dụng luật pháp không đúng. Ông Đinh La Thăng kêu gọi hãy đối xử công bằng với ông. Đến ngày 21/12, báo giới Nhà nước Việt Nam cập nhật thông tin cho biết ông Đinh La Thăng tuyên bố không có chứng cứ buộc tội ông và các bị cáo và vụ án không có thiệt hại. Ông Đinh La Thăng hoàn toàn bác bỏ cáo buộc của Viện Kiểm sát.

Nhà báo Lê Trung Khoa lý giải về hiện tượng phản kháng của ông Đinh La Thăng trong lần bị cáo buộc tội này:

Ở Việt Nam, như chúng ta biết là không có tam quyền phân lập cho nên những án đã tuyên thường là những án ‘bỏ túi’ hết. Tức là Đảng CSVN đã đặt sẵn những bản án cho các cán bộ của họ rồi và cứ như thế khi đưa ra xét xử.

Ảnh 4: Hôm 18-12, ông Đinh La Thăng đề nghị HĐXX bác bỏ toàn bộ nội dung bản cáo trạng bởi cho rằng “đó là những cáo buộc trên trời, hoàn toàn không có căn cứ và hết sức vô cảm”. “Hằng ngày tôi phải chịu tù đày, tra tay vào còng, phơi mặt trên báo. Vì vậy, theo quyền và luật, HĐXX hãy cho tôi được nói và được nói sự thật”, bị cáo nghẹn giọng.

Như trường hợp ông Đinh La Thăng, họ sẽ xử đi xử lại và tiếp tục xử nữa. Hay ngay cả ông Nguyễn Đức Chung, tôi cho rằng họ cũng sẽ tiếp tục xử.”

Cựu Thứ trưởng Nguyễn Văn Hiến được giảm án tù

Trong khi cựu Bộ trưởng Giao thông-Vận tải Đinh La Thăng phản kháng tại tòa, chống lại cáo trạng dành cho ông thì tại phiên tòa phúc thẩm, diễn ra ngày 11/12, Tòa án Quân sự Trung ương tuyên giảm 6 tháng tù giam cho bị cáo Nguyễn Văn Hiến, cựu Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng.

Trước đó, tại phiên tòa sơ thẩm diễn ra hồi hạ tuần tháng 5, cựu Đô đốc Hải quân Nguyễn Văn Hiến bị tuyên án 4 năm tù giam về tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” trong vụ án Đinh Ngọc Hệ, bị cho là liên quan sai phạm tại các khu đất thuộc quốc phòng trên đường Tôn Đức Thắng, TP.HCM.

Trả lời câu hỏi của RFA về trường hợp cựu Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến được giảm án, luật sư Phạm Công Út nói rằng ông không thể trả lời chính xác liên quan vụ việc này. Tuy nhiên, có thể bản án được “sắp xếp” theo cách thức mà ông gọi là “nằm ngoài phiên tòa”.

Qua quá trình nhiều năm, tôi biết những cách nằm ngoài phiên tòa đều mang tính tiêu cực thì mới được xử nhẹ. Đối với người dân, đi trộm 1 con vịt bị tuyên 7 năm tù, trong khi trộm bí mật nhà nước bị tuyên 5 năm tù. Tội nào nghiêm trọng hơn tội nào? Điều đó, dư luận cũng nhìn thấy được. Nhưng người ta không thể lý giải được vì sao quan chức thì lãnh án 5 năm tù, còn người dân thấp cổ bé họng thì bị tuyên 7 năm tù.”

Ảnh 5: Ngày 18/5, ông Nguyễn Văn Hiến (Đô đốc Tư lệnh Hải quân, cựu thứ trưởng Bộ Quốc phòng) cùng 7 người bị xét xử sơ thẩm tại Toà án Quân sự Thủ đô.

Báo cáo của Chính phủ Hà Nội về công tác phòng, chống tham nhũng trong năm 2020 cho thấy có 82 người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu bị kết luận thiếu trách nhiệm dẫn đến tham nhũng. Trong số này có 69 người bị xử lý kỷ luật và 12 người bị xử lý hình sự.

Một cư dân ở Sài Gòn, không muốn nêu tên, vào tối ngày 23/12 chia sẻ với RFA về cảm nghĩ của bà khi theo dõi các phiên tòa xét xử quan chức và cán bộ tham nhũng trong năm 2020:

Nói chung, hiện tại tình hình gọi là chống tham nhũng hay cán cân công lý, người dân coi những phiên tòa và cảm thấy nực cười. Tại vì chẳng hạn một người kinh doanh, vay tiền ngân hàng và làm ăn thua lỗ thì bị ghép vô tội về kinh tế và bị bắt bỏ tù, có thể bị chung thân hay tử hình. Lật lại vụ án như của Nguyễn Văn Mười Hai hay Tăng Minh Phụng. Họ bị mất đất đai, tài sản…và mất luôn mạng sống. Nhưng đối với quan chức đứng đầu thành phố như vụ án Nguyễn Đức Chung, ‘ăn cắp tài liệu mật của nhà nước’. Đó là tội chính trị, mà lại bị tuyên án 5 năm tù. Trong khi đó, có những youtuber nói lên chính kiến của họ, phản kháng những bất công trong xã hội thì ghép vào tội lạm dụng quyền tự do cá nhân để chống đối nhà nước. Tôi coi các phiên tòa mà thấy có thể nói đó là phần nổi của tảng băng thôi, còn phần chìm thì không ai biết. Người ta gọi là quan bênh quan, huyện bênh huyện. Một trò hề cho vui thôi.”

Trong cùng ngày 23/12, Bí thư thành phố Hà Nội, ông Vương Đình Huệ, tại Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng của thủ đô từ năm 2013 đến năm 2020, triển khai nhiệm vụ trong tâm năm 2021, tuyên bố rằng “công tác phòng, chống tham nhũng có thể coi là đặc sản của Hà Nội”.

Khi đề cập đến thông tin này, cư dân ẩn danh ở Sài Gòn chắc lưỡi buông lời rằng món phở trứ danh ở Hà Nội bây giờ phải nhường cho “đặc sản chống tham nhũng của Việt Nam”.

Ảnh 6: cựu bí thư TpHCM Lê Thanh Hải, thủ phạm chính vụ Thủ Thiêm gây thất thoát hàng ngàn tỷ của nhà nước, đẩy hàng ngàn cư dân vào cảnh khốn cùng suốt 20 năm qua vẫn còn nhởn nhơ ngoài vòng Pháp luật

Hải Yến – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Bán bằng Đông Đô thu trăm tỷ – Giấy giả “quan trên” vào Trung ương

>>> Chia ghế cho đảng viên bằng giả và tham nhũng – Đại hội 13 quy tụ nhóm „bất tài“

>>> “Gõ kẻng” trước Đại hội – N.P Trọng “đe dọa” cánh Miền nam

Đại hội 13: Ba lĩnh vực mà đảng cần tự đổi mới là gì?


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT