Đinh Tiến Dũng, mảnh ghép hoàn hảo cho liên minh Nguyễn Phú Trọng – Vương Đình Huệ?

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=yJISlE2bZMQ

Như vậy là sáng ngày 31/3 như mạng xã hội đã khẳng định từ 2 tháng trước, ông Vương Đình Huệ đương kim bí thư Hà Nội đã tuyên thuệ nhậm chứ chủ tịch quốc hội. Thực tế, ngay thời điểm nhậm chức, ông Huệ chưa từ nhiệm chức bí thư thành ủy thành phố Hà Nội. Như vậy là cho đến bây giờ, ông Vương Đình Huệ đang kiêm nhiệm 2 chức vụ.

Ai sẽ kế nhiệm ông Vương Đình Huệ, đương kim Bí thư Thành uỷ Hà Nội, khi ông Huệ đã là chủ tịch Quốc hội? Câu trả lời:  ‘Bí mật’. Tuy nhiên bí mật đó đã được Thoibao.de đã nói ở bản tin “Lộ diện tân bí thư Hà Nội” được phát ngày 7/3. Đó là những tin tức đã bị rò rỉ, nó chứng tỏ trò bầu chủ tịch quốc hội hôm nay chỉ là vở kịch tốn kém.

Công tác cán bộ là của riêng Đảng, nhưng người dân có quyền quan tâm vì lãnh đạo xấu hay tốt đều ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, nhưng họ bị đảng gạt ra ngoài, và mãi mãi không có quyền gì trong vấn đề này.

Thực ra nói là đảng lo công tác nhân sự chứ thực chất công tác ấy chỉ nằm trong tay một vài nhân vật có quyền lực thôi. Ông Nguyễn Phú Trọng là người nắm trong tay quyền lực lớn nhất đảng, nên công tác “Chỉnh đốn đảng” là đặc quyền của ông. Chỉ có ông mới có quyền ra thay người này nâng đỡ người kia, từ đó tạo ra xu hướng ‘độc đoán’ khiến ‘trò chơi quyền lực’ trở nên quyết liệt.

Một con người như Nguyễn Phú Trọng, khi lên chức ông sẽ tạo điều kiện cho đàn em lên chức theo. Và cứ như vậy từ người đứng đầu nhóm lợi ích đến người theo phò tá cứ lên chức dần và thế lực trở nên mạnh hơn. Nguyễn Tấn Dũng trước đây hay bất kỳ một quan chức đứng đầu nhóm lợi ích nào khác đều làm như vậy.

Nếu nói Nguyễn Phú Trọng là người đứng đầu nhóm thì Vương Đình Huệ là người kế thừa. Cứ mỗi lần ông Trọng củng cố quyền lực thì đưa Huệ lên một nấc thang quyền lực mới. Và cho đến nay, Huệ đã vào được tứ trụ, vị trí có thể cạnh tranh chức tổng bí thư với nhiều đối thủ khác.

Với Vương Đình Huệ, thì ắt ông cũng có tham vọng làm người thay thế ông Nguyễn Phú Trọng ở vị trí tổng bí thư tương lai và là người đứng đầu nhóm lợi ích mạnh nhất như bây giờ. Và đó là lí do Vương Đình Huệ nâng đỡ đàn em của mình.

Ông Vương Đình Huệ tuyên thuệ nhậm chức chủ tịch quốc hội

Cách ông Trọng xây dựng vây cánh bằng cách tạo thế lực cho Vương Đình Huệ

Lãnh đạo quyền lực nhất ở địa phương cấp tỉnh là Bí thư tỉnh, thành uỷ, đặc biệt ở ba thành phố lớn trung tâm của ba miền Bắc, Trung, Nam như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Trong nhiệm kỳ 12 (2016-2021), ở cả ba thành phố trên, Bí thư thành uỷ đều buộc phải thay giữa chừng do “vi phạm kỷ luật đảng” với các mức độ khác nhau.  Ông Đinh La Thăng – Bí thư thành phố Hồ Chí Minh bị thay vào tháng 5 năm 2017, sau đó bị truy cứu trách nhiệm hình sự; ông Nguyễn Xuân Anh – Bí thư Đà Nẵng bị miễn nhiệm vào tháng 10 năm 2017, trước đó bị cảnh cáo và; ông Hoàng Trung Hải – Bí thư Hà Nội bị điều chuyển vào tháng 02 năm 2020, trước đó cũng bị cảnh cáo. Điều đó cho thấy vị trí bí thư các thành phố lớn là những vị trí nóng, nó được xem như là chiến trường để các phe giành giật quyền kiểm soát.

Năm 2016, thành phố Hà Nội rơi vào tay Hoàng Trung Hải, và TP. HCM rơi vào tay Đinh La Thăng, cả 2 người này đều là tay chân thân tín của Nguyễn Tấn Dũng. Và trong 5 năm qua ông Nguyễn Phú Trọng đã dùng lá bài chống tham nhũng loại bỏ 2 nhân vật thân cận Nguyễn Tấn Dũng ra khỏi chính trường.

Ông Vương Đình Huệ từ phó thủ tướng về trám vào ghế bí thư thành phố Hà Nội đầu năm 2020, vừa kịp lúc để từ đó làm bàn đạp tiến vào nắm một trong 4 vị trí của tứ trụ.

Ông Vương Đình Huệ sinh năm 1957, quê quán tỉnh Nghệ An, từng là giảng viên đại học với học hàm giáo sư. Ông có quá trình thăng tiến như lãnh đạo ‘kỹ trị’, từng giữ chức Tổng Kiểm toán Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Phó thủ tướng nhiệm kỳ 12. Ông Huệ là ‘nhân tố quy hoạch’ được ủng hộ bởi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, từng được luân chuyển làm Trưởng ban Kinh tế Trung ương (2012-2016). Tuy nhiên, khi được giới thiệu bổ sung vào Bộ Chính trị khoá 11, ông đã loại tại Hội nghị Trung ương 6 khoá 11 tháng 10/2012, lúc mà thế lực Nguyễn Tấn Dũng còn quá mạnh.

Nguyễn Phú Trọng và Vương Đình Huệ

Nhiều quan điểm cho rằng: Thông tin ông Huệ sẽ là người kế vị ‘tứ trụ’, thậm chí, chức Tổng Bí thư nhưng ‘thiếu’ tiêu chuẩn trải nghiệm lãnh đạo tại một địa phương cấp tỉnh. Bởi vậy, có lẽ việc điều động làm Bí thư Hà Nội cũng là giải pháp ‘đối phó’ có chủ đích.” Là thuyết âm mưu của thành phần chống đảng, nói xấu đảng. Tuy nhiên, những lời ‘đồn đoán’ được cho là thuyết âm mưu trước kia nay đang dần trở thành hiện thực. Ông Vương Đình Huệ đã nhậm chức Chủ tịch Quốc hội khoá 15.

Tới lượt ông Vương Đình Huệ tạo thế lực cho Đinh Tiến Dũng

Kế nhiệm chức Bí thư Thành uỷ của ông Huệ, theo tin rò rỉ từ 3 tuần trước đây thì đó là ông Đinh Tiến Dũng, Uỷ viên Bộ Chính trị khoá 13, đương kim Bộ trưởng Bộ tài chính như ông Vương Đình Huệ trước đây.

Sự nghiệp ỏ trung ương của ông Đinh Tiến Dũng bắt đầu từ năm 2011. Khi đó ông Dũng được ông Vương Đình Huệ giới thiệu thay mình làm Tổng Kiểm Toán nhà nước. Sau đó Quốc hội bỏ phiếu mang tính thủ tục.

Ông Dũng là người đề xuất và được 100% thành viên của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa 13 nhất trí cho phép Kiểm toán Nhà nước thành lập cơ quan thanh tra riêng vào ngày 16/1/2013.

Ngày 24/05/2013, ông được Vương Đình Huệ giới thiệu chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài chính thay cho ông Huệ trở về bên Nguyễn Phú Trọng nắm chức trưởng ban kinh tế trung ương. Sau đó Quốc hội Việt Nam khóa 13 miễn nhiệm chức danh Tổng Kiểm toán Nhà nước và bầu ông giữ chức bộ trưởng bộ tài chính một cách hình thức.

Tháng 07/2016, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV phê chuẩn, Chủ tịch nước bổ nhiệm ông giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài chính. Sáng 16 tháng 11 năm 2017, ông Đinh Tiến Dũng là Bộ trưởng đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa 14.

Ngày 30/01/2021, tại phiên bầu cử Trung ương, ông Dũng được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII.

Như vậy có thể nói, Đinh Tiến Dũng từ trong lò Bộ Tài Chính mà ra. Cứ mỗi lần ông Vương Đình Huệ nhấc chân di chuyển sang chiếc ghế cao hơn thì ông Đinh Tiến Dũng cứ trám vào chỗ ấy. Điều đó cho thấy giữa ông Vương Đình Huệ và ông Đinh Tiến Dũng đang có mối liên hệ “huynh – đệ” rất rõ. Ở tầng trên, ông Vương Đình Huệ liên kết với ông Nguyễn Phú Trọng tạo thành liên minh khá mạnh. Với bên dưới, Vương Đình Huệ và Đinh Tiến Dũng có quan hệ mật thiết với nhau làm sao cho những chiếc ghế mà ông Huệ đi qua không rơi vào tay người khác.

Vương Đình Huệ đang thất thế hơn Phạm Minh Chính là không được thân thiện với Bắc Kinh như Chính. Tuy nhiên thông qua mối quan hệ tay ba Trọng – Huệ – Dũng cho thấy Vương Đình Huệ cũng có mối quan hệ gần gũi với Bắc Kinh thông qua Nguyễn Phú Trọng. Tuy nhiên, việc ông Trọng đã quá già, rất có thể “Kiềng ba chân” cần phải có người thay thế. Đấy không ai khác là Vương Đình Huệ.

Đinh Tiến Dũng là mảnh ghép hoàn hảo

Làm tổng bí thư mà kiểm soát 2 thành phố lớn nhất nước thì tổng bí thư đó sẽ trên cơ thủ tướng. Nhiệm kỳ 2016-2021, bí thư thành phố Hà Nội – Hoàng Trung Hải là người của Nguyễn Tấn Dũng và chủ tịch thành phố Hà Nội – Nguyễn Đức Chung được cho là người thân ông Trần Đại Quang. Tuy nhiên, cho đến trước thềm đại hội 13, ông Nguyễn Phú Trọng đã đưa người của mình thay thế 2 vị trí nhất và nhì thành phố. Chu Ngọc Anh và Vương Đình Huệ. Tuy nhiên việc nâng Huệ vào tứ trụ tạo ra lỗ trống cho vị trí bí thư Hà Nội, và cuối cùng ông Vương Đình Huệ cũng đưa ngườu thân tín của mình vào đó. Có thể nói, Đinh Tiến Dũng là mảnh ghép hoàn hảo vào liên minh Nguyễn Phú Trọng – Vương Đình Huệ.

Kiên trì nguyên tắc đồng thuận và kinh nghiệm công tác đảng với các quy định phức tạp giúp ông Nguyễn Phú Trọng ở lại cương vị Tổng Bí thư ở khoá 12, khi vượt qua tiêu chuẩn về tuổi, và khoá 13 khi vượt qua ‘chướng ngại’ khó hơn – quy định trong Điều lệ Đảng, là Tổng Bí thư không làm “quá hai nhiệm kỳ”. Theo ông ‘bộc bạch’ thì đây là những ‘tình huống’phải làm khi Đại hội bầu”. Có thể như vậy. Điều quan trọng là ông đã trở thành người có quyền lực nhất trong Đảng và Nhà nước khi ông kiêm nhiệm chức vụ Chủ tịch nước sau khi ông Trần Đại Quang qua đời năm 2018. Ngoài ra, ông còn là người đứng đầu nhiều tổ chức quan trọng của Đảng, như Bí thư Quân uỷ Trung ương, Hội đồng Quốc phòng An ninh, Trưởng Ban phòng chống tham nhũng Trung ương… Ông đã có đủ điều kiện về quyền lực để theo đuổi dự định xây dựng thế lực độc tôn ‘điểm mới’ trong Văn kiện Đại hội 13.

Sự độc đoán trong công tác cán bộ của ông Nguyễn Phú Trọng làm xáo trộn tổ chức đang là tác nhân phá vỡ cơ cấu ‘tứ trụ’ theo ‘truyền thống Bắc – Trung – Nam, tạo áp lực lên dân chủ nội bộ đảng, tạo rào cản đối với sự phân cấp, phân quyền cho địa phương.

Đinh Tiến Dũng

Bí thú Hà Nội là chiếc ghế nóng, 5 năm ngồi ghế này sẽ là 5 năm thử thách. Nếu ông Nguyễn Phú Trọng ngồi đến giữa nhiệm kỳ thì rất có thể ông Vương Đình Huệ sẽ trám chỗ ông Trọng và Đinh Tiến Dũng sẽ trám chỗ Vương Đình Huệ. Còn nếu ông Nguyễn Phú Trọng nồi đến hết nhiệm kỳ thì rất có thể kẻ chiến thắng là ông Phạm Ninh Chính. Lúc đó chính trường Việt Nam sẽ có nhiều sáo trộn.

Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Phan Văn Giang cúi đầu trước Tập trước khi ngồi vào ghế

>>> Thua đậm, giờ Nguyễn Xuân Phúc mới lo o bế Tập Cận Bình?

>>> Tạo phong trào tâng bốc, Nguyễn Phú Trọng muốn cạnh tranh với lãnh tụ Hồ Chí Minh?

Chi hơn 1,5 tỷ đồng của dân cho thứ vô giá trị, đảng “treo đầu dê bán thịt chó”


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023