Khó khăn chồng chất sau thời giãn cách

Link Video: https://youtu.be/8zdw98kFcmk

“Suốt từ tháng 4 đến bây giờ đóng cửa suốt, gần nửa năm dân tình có làm ăn được gì đâu. Mọi người phải đem tiền tiết kiệm ra tiêu…Làm ăn cái gì cũng khó vì người ta có tiền đâu mà mua”. Đó là tâm sự của anh Đặng Thành Trung, chủ một cơ sở chuyên sản xuất nước tinh khiết đóng bình ở quận Long Biên, Hà Nội.

Các đợt giãn cách, hạn chế ra đường liên tục được triển khai ở Hà Nội trong thời gian qua khiến cơ sở của anh phải đóng cửa suốt mấy tháng vì không bán được hàng, kể cả có người đặt mua đi nữa thì cũng không thể vận chuyển tới.

Lao động nghỉ việc, nhưng anh vẫn phải xoay sở để trả lương giữ chân họ, tránh việc phải tuyển mới và đào tạo lại. Hiện cơ sở của anh đang đứng trước nguy cơ phá sản, giải thể.

Các trường học tiếp tục đóng cửa, không đặt hàng của anh. Các công ty-doanh nghiệp chỉ mua ở mức tối thiểu. Còn các hộ gia đình thì gần như không còn tiêu thụ mặt hàng nước đóng bình của anh nữa.

Cùng hoàn cảnh với anh Trung, chị Nguyễn Thu Thuỷ, một cư dân tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, rất lo lắng khi thu nhập của gia đình đã giảm mạnh vì dịch COVID.

Chị là một viên chức trong một Tổng công ty nhà nước và cũng kinh doanh làm thêm ở ngoài. Chị Thuỷ giờ chỉ còn trông vào đồng lương viên chức hàng tháng, vốn không đủ chu cấp cho gia đình.

Năm nay lại càng khó khăn hơn năm ngoái. Năm ngoái thì chỉ có vài đợt giãn cách thôi, mà mỗi đợt cũng ngắn, nên ngoài thu nhập ở chỗ làm thì mình vẫn còn làm được chuyện này chuyện khác, có thêm nhiều khoản.

Chứ năm nay giãn cách liên tục và kéo dài như thế này nên có làm ăn được gì đâu,” chị chia sẻ.

Theo chị Thuỷ, không ít gia đình như chị đã phải đem tiền tiết kiệm ra tiêu và đến thời điểm này, tiền đã cạn mà vẫn chưa nhìn ra cơ hội mới.

Chị nói giờ phải ráng tằn tiện, chắt bóp sao cho đủ trong khoản lương ít ỏi của hai vợ chồng, may thì cầm cự được qua năm nay.

Ảnh: Hàng loạt cửa hàng ở phố Chùa Bộc Hà nội ngừng kinh doanh trả mặt bằng để cắt lỗ trong mùa dịch

Bây giờ ai nhờ giúp đỡ thì chỉ giúp được đồ ăn thôi, chứ tiền thì không có,” bà Nguyễn Minh Dung, một viên chức ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, nói với VOA.

Bà Dung cho biết thời gian qua, một người cháu tìm tới bà xin giúp đỡ do làm ăn thất bát vì COVID, nhưng bà không có khả năng khi đồng lương của cả nhà cũng chỉ đủ chi tiêu tằn tiện.

Bà chỉ có thể giúp chút thức ăn có sẵn nhờ vào chương trình thực phẩm sạch mà cơ quan của bà đặt hàng cho nhân viên và trừ trực tiếp vào lương.

Theo bà Dung, trái với tâm trạng hân hoan của một số bạn trẻ khi Hà Nội mở cửa trở lại, hàng quán được phép đón khách, những lao động chính trong gia đình như bà đang lo lắng về một thời kỳ đặc biệt khó khăn sau quãng thời gian giãn cách quá dài để chống chọi với đại dịch Covid.

Đường phố Sài Gòn đông lại như ngày thường, chỉ có khác là trung tâm mặt bằng bị trả lại hơi nhiều nên nhìn nhếch nhác thê thảm, mà sắp đến chắc còn thảm hơn.”

Sài gòn và Bình Dương là vùng trọng điểm kinh tế, chừng nào còn ngăn cách, hạn chế đi lại bằng thẻ xanh vàng … thì chừng đó kinh tế vẫn chưa thể bắt đầu hồi phục cho toàn miền nam và cả nam trung bộ, vì kinh tế, du lịch, Bất động sản…mọi thứ đều từ Sài gòn mà ra.” Facebooker Trần Thái Hòa đưa ra nhận định.

Đợt dịch Covid-19 thứ 4 bùng phát tại Việt Nam khiến cả hệ thống chính trị phải cùng vào cuộc phòng chống dịch bệnh.

Ảnh: một tạp hóa ở Hà nội bán hàng qua lớp rào chắn

Sau gần 6 tháng giãn cách xã hội ở nhiều cấp độ thì sức khỏe của doanh nghiệp đã không còn như trước. Doanh nghiệp đang đối mặt với hàng ngàn khó khăn và thử thách.

Đứt gãy chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất và khủng hoảng về lao động đang là thách thức với doanh nghiệp phía Nam trong thời điểm này.

Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cứ khoảng 10 doanh nghiệp thì có xấp xỉ 9 doanh nghiệp cho người lao động thôi việc do hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả. Như vậy, trung bình có 90% doanh nghiệp đã giảm quy mô lao động. Đó là chưa kể nhiều lao động đang rời khỏi các tỉnh như TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương….

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM, có 96% doanh nghiệp gặp ít nhất một trong các vấn đề liên quan đến chuỗi giá trị như khó tiếp cận khách hàng, mất cân đối dòng tiền hay đứt gãy chuỗi cung ứng.

Khôi phục sản xuất, doanh nghiệp còn phải đối diện khó khăn nội tại đó là không có tiền để duy trì hoạt động sản xuất.

Thống kê có tới 46% doanh nghiệp chỉ còn tiền để sản xuất trong 1 tới 3 tháng tới.

Trong khi đó các gói hỗ trợ tài khóa, gói chính sách tiền tệ, tín dụng, gói hỗ trợ an sinh thì nhiều doanh nghiệp không tiếp cận được.

Tổng cục Thống kê cho biết khoảng 1,3 triệu lao động đã về quê tránh dịch, tính từ tháng 7 đến 15/9.

Ảnh: một doanh nghiệp áp dụng 3 tại chỗ để duy trì sản xuất trong đại dịch

Ngoài ra số người từ TpHCM, Bình Dương và Đồng Nai, về quê trốn dịch từ 1/10 cho đến nay dù chưa được thống kê nhưng chắc chắn không ít hơn nửa triệu người.

Số liệu Tổng cục Thống kê công bố sáng 12/10 cho thấy trong số 1,3 triệu lao động nêu trên, khoảng 324.000 người trở về từ Hà Nội, 292.000 người về từ TP HCM và 450.000 người trở về từ các tỉnh, thành khác phía Nam.

Lao động rời thành phố lớn, trung tâm công nghiệp về các vùng quê diễn ra liên tục từ tháng 7 đến nay. Tuy nhiên, số liệu thống kê lần này chưa tính đến dòng người về quê từ đầu tháng 10, khi TP HCM và các tỉnh phía Nam nới lỏng giãn cách.

Thống kê 930.000 người từ 15 tuổi trở lên đã trở về địa phương, khoảng 34% đang có việc làm; 38% mất việc, không tìm được việc làm do cách ly, giãn cách và số còn lại không có nhu cầu làm việc do e ngại dịch bệnh.

Ông Phạm Hoài Nam, Vụ trưởng Thống kê Dân số và Lao động, nhận định “khá nan giải khi thu hút ngược lao động về lại trung tâm công nghiệp, thành phố lớn“, bởi tâm lý lưỡng lự, e ngại của người dân. Chính sách phòng chống dịch của nhiều tỉnh, thành đang rất khác nhau và người lao động không thể lường được mức độ ổn định của các biện pháp này. Tương tự, doanh nghiệp cũng mong chờ chính quyền có chính sách nhất quán, không thể liên tục nối dài Chỉ thị 16.

Chúng tôi mạnh dạn khuyến nghị các cấp có giải pháp chống dịch đồng bộ giữa các địa phương, thống nhất từ trên xuống, sớm khôi phục sản xuất thì người lao động mới nhanh quay lại thành phố làm việc“, ông Nam nói.

Bức tranh thị trường lao động, việc làm, thu nhập quý III thể hiện nhiều đứt gãy, biến động do ảnh hưởng của đợt dịch và giãn cách xã hội kéo dài.

Lao động nông lâm nghiệp, thủy sản tăng 673.000 người, trái ngược so với xu hướng trước đây.

Nguyên nhân chủ yếu là người mất việc tại các tỉnh thành phía Nam quay trở về địa phương và làm việc trong ngành này.

Số lao động ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ giảm mạnh chưa từng có trong nhiều năm gần đây, lần lượt hơn 952.000 người và 2,3 triệu người so với quý trước.

Thu nhập bình quân trong tháng của người lao động vì thế xuống mức thấp nhất trong vòng mười năm qua, giảm 877.000 đồng, xuống còn 5,2 triệu đồng.

Lao động khu vực dịch vụ vẫn chịu ảnh hưởng nặng nhất khi thu nhập bình quân còn khoảng 6,2 triệu đồng, giảm một triệu đồng so với quý trước.

Lao động ngành công nghiệp và xây dựng giảm 906.000 đồng, xuống còn 5,8 triệu đồng.

Tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động của quý này đã tăng lên mức cao nhất trong vòng mười năm qua, khoảng 1,8 triệu người. Trong đó, tỷ lệ thiếu việc làm ở thành thị khoảng 5,3%, cao hơn so với nông thôn, khoảng 3,9%.

Diễn biến phức tạp của đợt dịch cùng với thời gian giãn cách xã hội kéo dài ở nhiều tỉnh thành đã đẩy tỷ lệ thất nghiệp quý III lên mức cao nhất trong vòng mười năm, tới 3,98%.

Số người có việc làm ở khu vực chính thức lẫn phi chính thức đều sụt giảm, lần lượt gần 469.000 người và 2,9 triệu người.

Hàng triệu lao động khu vực phi chính thức “không còn cơ hội tìm được việc làm“, kể cả tạm thời.

Trung Nam – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Thành lập cơ quan nhân quyền quốc gia có giúp Việt Nam cải thiện vi phạm nhân quyền?

>>> Thư Sài Gòn: Sức sống người dân thật mãnh liệt khi hết bị phong tỏa

>>> Điều tra nghệ sĩ bị tố chiếm đoạt tiền từ thiện để “lấy lại danh dự cho Mặt Trận Tổ Quốc” hay còn gì khác?

‘Không gian sinh tồn của Việt Nam’ không thể là vấn đề nội bộ của Trung Quốc!


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023