Việt Nam trong nhóm các nước ‘độc tài’ trên Chỉ số Dân chủ toàn cầu

Link Video: https://youtu.be/4KzZeK8CxsE

Chỉ số Dân chủ toàn cầu 2021 mới được Economist Intelligence Unit (EIU) công bố tiếp tục xếp Việt Nam vào nhóm các quốc gia “độc tài” trong bối cảnh nền dân chủ trên toàn thế giới bị đảo ngược và chế độ độc tài được củng cố hơn trong năm qua.

Việt Nam xếp hạng 131/167 quốc gia và lãnh thổ trên bảng chỉ số của EIU, một nhóm nghiên cứu và phân tích của Tập đoàn Economist, với thứ hạng tăng dần cho các nước có ít dân chủ nhất.

Cùng với Trung Quốc, Triều Tiên, Myanmar, Lào, Campuchia, và Afghanistan, Việt Nam nằm trong nhóm 7 quốc gia “độc tài” của khu vực châu Á và châu Úc.

Việt Nam chỉ ghi được 2,95 trên thang điểm 10, trong khi Chỉ số Dân chủ trung bình trong khu vực là 5,46 và trên toàn cầu là 5,28. Na Uy là nước có chỉ số dân chủ cao nhất với 9,75 điểm.

Đánh giá của EIU, được công bố hôm 10/2, dựa trên 5 tiêu chí gồm quy trình bầu cử và đa nguyên, hoạt động của chính phủ, sự tham gia chính trị, văn hoá chính trị và quyền tự do dân sự.

Việt Nam, nơi có Đảng Cộng sản cầm quyền, không ghi được điểm nào về quy trình bầu cử và đa nguyên.

Các chỉ số về hoạt động của chính phủ, sự tham gia chính trị, và quyền tự do dân sự cũng đều ở mức rất thấp.

Văn hoá chính trị là hạng mục mà Việt Nam có thang điểm cao nhất khi ghi được 5 điểm.

Kể từ khi EIU đưa ra Chỉ số Dân chủ vào năm 2006, Việt Nam luôn nằm trong nhóm các quốc gia có ít dân chủ nhất thế giới và được coi là một chế độ độc tài.

Theo EIU, quá trình dân chủ hoá suy giảm mạnh vào năm 2021, với tỷ lệ người dân sống trong các nền dân chủ giảm xuống dưới 50% và các chế độ độc tài, trong đó có Trung Quốc và Việt Nam, ngày càng được củng cố.

Báo cáo mới nhất của EIU cho thấy nền dân chủ đã trải qua sự suy giảm hàng năm lớn nhất kể từ 2010, khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến những thất bại lớn.

Báo cáo còn cho biết rằng việc đàn áp của Trung Quốc đối với Hong Hong và Tân Cương cũng như sự sụp đổ của chính quyền dân sự ở Myanmar cùng với sự tiếp quản của Taliban ở Afghanistan, là những yếu tố góp phần làm củng cố các chính thể độc tài ở châu Á.

Ảnh: Các lãnh đạo Đảng và nhà nước VN bỏ phiếu trong Đại hội 13 hồi tháng 1-2021

Ngoài ra, cũng theo EIU, các chính phủ đã tận dụng đại dịch COVID-19 để hạn chế quyền tự do đi lại, lập hội và ngôn luận cũng như sử dụng nó như là một cái cớ để kiềm chế các tiếng nói bất đồng cũng như kìm hãm phe đối lập.

Việt Nam đã bị tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế Human Rights Watch xếp vào trong số 83 chính phủ trên thế giới dùng đại dịch COVID để biện minh cho hành động vi phạm quyền tự do ngôn luận và hội họp ôn hoà của người dân.

Việt Nam chưa lên tiếng trước báo cáo của EIU nhưng Thủ tướng Việt Nam lúc đó Nguyễn Xuân Phúc tại một cuộc họp báo chung với Thủ tướng Áo Sebastian Kurz hồi tháng 10/2018 tại Vienna nói rằng “Việt Nam là một quốc gia dân chủ, chúng tôi lên án mọi chế độ độc tài.”

Thống kê của EIU cho biết có 59 quốc gia độc tài trên toàn thế giới trong năm 2021, tăng 2 so với năm trước đó.

Hai quốc gia độc tài mới được ghi nhận thuộc Đông Âu, và khu vực Mỹ Latin và Caribe.

Trong thống kê của EIU trên 165 quốc gia độc lập và 2 vùng lãnh thổ, 5 nền dân chủ đứng đầu thế giới gồm Na Uy, New Zealand, Phần Lan, Thuỵ Điển và Iceland, theo thứ tự từ cao xuống.

Ảnh: ở Bình dương, một phụ nữ đang dạy yoga online bị phá khóa cửa và cưỡng bức xét nghiệm Covid 19 gây phẫn nộ trong dư luận cả nước

Mỹ không nằm trong nhóm các nước có “nền dân chủ hoàn toàn” mà được xếp vào nhóm các nước có “nền dân chủ thiếu sót.”

Trong khi đó, nhóm 5 quốc gia đứng cuối bảng với chỉ số dân chủ thấp nhất, cũng đồng nghĩa với việc là các chính thể độc tài, gồm Afghanistan, Myanmar, Triều Tiên, Cộng hoà Dân chủ Congo và Cộng hoà Trung Phi, tính từ dưới lên. Trong số này có 3 nước thuộc khu vực châu Á.

Trong tổng số 28 quốc gia ở khu vực châu Á và châu Úc, có 5 nước hoàn toàn dân chủ, gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Úc và New Zealand.

Khu vực này có mười nước có nền dân chủ còn thiếu sót – trong đó có Malaysia, Philippines, Ấn Độ, Indonesia, Singapore và Thái Lan – và 6 chính thể đang trong giai đoạn chuyển đổi, gồm Bangladesh, Bhutan, Fiji, Hong Kong, Nepal và Pakistan.

Các quốc gia phát triển ở Tây Âu tiếp tục chiếm đa số các nền dân chủ hoàn toàn khi có tới 12 trong tổng số 21 nước thuộc nhóm này trong năm 2021.

Việt Nam phản đối việc Bộ Ngoại giao Anh và Canada trao giải thưởng tự do báo chí cho nhà báo tự do Phạm Đoan Trang, hiện đang thụ án tù, và cho rằng việc hai quốc gia phương Tây trao giải cho một người “vi phạm pháp luật Việt Nam” không có lợi cho việc phát triển quan hệ song phương với Hà Nội.

Chính phủ Anh và Canada công bố trao giải thưởng Tự do Truyền thông 2022 cho bà Trang, nhà báo bất đồng chính kiến nổi danh nhất của Việt Nam, tại Hội nghị Tự do Báo chí ở Tallinn, Estonia, hôm 10/2.

Ảnh: Quốc vụ khanh Anh, Lord Ahmad, Bộ trưởng phụ trách Nam Á và Khối Thịnh vượng chung của Anh, vinh danh bà Phạm Đoan Trang hôm 10/2/2022. Ảnh: Twitter Lord (Tariq) Ahmad of Wimbledon

Đây là giải thưởng mới nhất giành cho bà Trang, người được quốc tế công nhận vì những hoạt động đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam nơi có ít tự do báo chí và thường bị chỉ trích về hồ sơ nhân quyền yếu kém.

Phản ứng trước việc này, Phó Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao ở Hà Nội, Phạm Thu Hằng, cho rằng việc Bộ Ngoại giao Anh và Canada trao giải thưởng cho bà Trang, người mà chính quyền Việt Nam xem là “một cá nhân vi phạm pháp luật”, là một hành động “thiếu khách quan” và “không phù hợp.”

Trả lời yêu cầu bình luận của phóng viên về việc trao giải thưởng, bà Hằng hôm 18/2 nói rằng nhà báo bất đồng chính kiến 44 tuổi đã “bị bắt giữ và xét xử do có những hành động vi phạp pháp luật nhiều lần nghiêm trọng.”

Bà Trang bị bắt giữ vào tháng 10/2020 và bị kết án 9 năm tù tội “Tuyên truyền chống nhà nước” vào tháng 12 năm ngoái.

Các chính phủ phương Tây, trong đó có Mỹ, cùng các tổ chức nhân quyền quốc tế đã lên tiếng phản đối việc kết án này của chính quyền Việt Nam.

Theo phó phát ngôn viên của BNG Việt Nam, bà Trang đã “liên hệ với các tổ chức và các nhân ở nước ngoài, xuất bản các ấn phẩm trái phép có nội dung tuyên truyền, hướng dẫn, kích động các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.” Bà Hằng nói đây là hành vi “nguy hiểm cho xã hội.”

Ngoài việc đồng sáng lập trang Luật Khoa Tạp chí, một hình thức báo chí độc lập tại Việt Nam, bà Trang còn là tác giả nhiều cuốn sách bị cấm xuất bản ở trong nước, gồm “Chính trị bình dân” và “Phản kháng phi bạo lực.”

Ảnh: 3 cuốn sách do bà Phạm Đoan Trang viết bao gồm “Chính trị bình dân”, “Cẩm nang nuôi tù” và “Phản kháng phi bạo lực.”

Trước khi bị bắt, bà Trang cùng ông Will Nguyễn, công dân Mỹ gốc Việt từng bị giam giữ ở Việt Nam, công bố bản Báo cáo Đồng Tâm, trong đó đưa ra những “vi phạm nhân quyền” của chính quyền Hà Nội trong vụ bố ráp gây chết người vì tranh chấp đất đai giữa chính quyền và người dân làng Đồng Tâm.

Quốc vụ Khanh của Anh, Lord Ahmad gọi bà Trang là “nhà bảo vệ nhân quyền dũng cảm của Việt Nam” trong khi Bộ Ngoại giao Canada gọi nhà báo bị Việt Nam kết án tù là “một người ủng hộ quyền con người và pháp quyền” khi trao giải cho nhà hoạt động dân chủ đang bị cầm tù của Việt Nam.

Phó phát ngôn viên BNG Việt Nam hôm 18/2 cảnh báo rằng hành động trao giải thưởng của BNG Anh và Canada cho bà Trang sẽ “không có lợi cho việc phát triển quan hệ song phương với Việt Nam.”

BNG Anh và Canada chưa đưa ra phản ứng gì trước phản đối của Việt Nam về việc trao giải cho bà Trang, người được tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) trao giải thưởng Tự do Báo chí hạng mục Tầm ảnh hưởng vào năm 2019.

Việt Nam bị RSF cho vào nhóm các nước có ít tự do báo chí nhất thế giới và cũng là một trong những quốc gia bỏ tù nhiều nhà báo nhất.

Tuy nhiên, bà Hằng hôm 18/2 khẳng định rằng Việt Nam “luôn quan tâm bảo vệ và thúc đẩy các quyền tự do cơ bản của con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyền tiếp cận thông tin.”

Thu Thuỷ – Thoibao.de (Tổng hợp)


Triệu lời CẢM ƠN!

Hàng triệu người đã xem tin tức và các chương trình của chúng tôi. Ngày càng có nhiều người lựa chọn ủng hộ chúng tôi. Bởi vì cần có một tiếng nói độc lập, phản biện trên các phương tiện truyền thông cho Việt Nam.

Với sự ủng hộ của các bạn, sẽ giúp cho mọi người truy cập thoibao.de miễn phí. Bởi vì chúng tôi xem báo chí không chỉ là sản phẩm truyền thông, mà còn là hoạt động có ích cho cộng đồng.

Đã có hàng chục triệu lượt người mỗi tháng không phải trả bất kỳ khoản nào để xem tin tức trên thoibao.de, nhưng các bạn cũng biết, để có báo chí chất lượng thì chúng tôi phải đầu tư rất nhiều. Đó là lý do tại sao chúng tôi cần sự hỗ trợ từ các bạn và người những ủng hộ.

1/ Qua Paypal, Visa, Mastercard, America Experess, Sepa Lastschrift: 

QR Code tài trợ:

2/ Qua chuyển khoản ngân hàng:

Tên tài khoản: Thoibao.de

IBAN: DE36 1005 0000 0190 636319

SWIFT: BELADEBE

Địa chỉ: Berliner Sparkasse, Ostseestr. 109, 10409 Berlin, Germany

Khi tài trợ hay chuyển khoản, các bạn ghi dòng chữ: Ủng hộ thoibao.de

Trân trọng cám ơn

Lê Trung Khoa – TBT Thoibao.de. E-Mail: [email protected]  Viber / WhatsApp / Telegram / Signal : +49 170 2363084


>>> Bí thư Đảng ủy Thị trấn Vụ Bản lỗ mãng, vô học xúc phạm nghi lễ tôn giáo

>>> Nhà báo Nguyễn Hoài Nam vào tù vì trót tin “tham nhũng không có vùng cấm”

>>> Đảng ăn “đòn gió”, nhân dân chịu ”đòn thật”

Từ Ba Lan nhìn sang Ukraine, nghĩ về Nga và những người Việt ‘sùng bái Putin’


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023