Việt Nam có thể thay thế Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu hay không?

Link Video: https://youtu.be/6wem_EjS4nc

Ngày 1/3/2023, trên trang Bloomberg có bài viết của phóng viên Anjani Trivedi, một phóng viên chuyên viết về các đề tài công nghiệp, tài chính của khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Bài viết này bình luận về sức hấp dẫn của nền kinh tế Việt Nam đối với thế giới. Bài viết có tựa đề tạm dịch là “Cố gắng thay thế chuỗi cung ứng của Trung Quốc nhưng khó thành công”.

Tác giả mở đầu bài viết bằng nhận định, Các nhà máy ở Việt Nam được cho là sẽ cứu toàn cầu hóa. Nhưng có vẻ như điều đó không xảy ra.

Theo nhận xét của tác giả, đã có quá nhiều kỳ vọng về việc các chuỗi cung ứng lớn của Việt Nam sẽ thay thế chuỗi cung ứng của Trung Quốc và cứu toàn cầu hóa. Việt Nam được xem là nước hưởng lợi lớn nhất từ cuộc xung đột thương mại Mỹ – Trung. Trong vài năm qua, các nhà phân tích và chuyên gia tư vấn đã cân nhắc xem, liệu Việt Nam có cạnh tranh được với năng lực sản xuất và xuất khẩu của Trung Quốc hay không.

Tuy nhiên, tác giả cho rằng, gần đây, sức hấp dẫn của Việt Nam đã giảm mạnh. Các tin tức về Việt Nam không phải là tín hiệu tốt cho các công ty đang tìm địa chỉ để đầu tư. Cả sản phẩm công nghiệp và công nhân đã giảm mạnh trong tháng 1. Hoạt động sản xuất bị thu hẹp. Số lượng việc làm của giới văn phòng chậm lại, tiền lương tiếp tục duy trì ở mức thấp và lạm phát đang tăng nhanh. Thêm vào đó, Tập đoàn Pou Chen của Đài Loan, đang lên kế hoạch cắt giảm 6.000 việc làm tại nhà máy của Tập đoàn tại TP. HCM.

Tác giả cũng phân tích về hàng loạt các vấn đề nhức nhối trong nước cũng đang khiến việc kinh doanh tại Việt Nam trở nên khó khăn hơn. Chiến dịch chống tham nhũng đã khiến các nhà đầu tư lo sợ. Sự thay đổi của những vị trí lãnh đạo cấp cao đã khiến Việt Nam trở nên bất ổn, với những quy trình cấp phép trở nên khó khăn hơn. Điều đó gây trở ngại cho các công ty nước ngoài và làm trì hoãn các khoản đầu tư. Bất động sản đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nợ ngày càng trầm trọng. Đối với các nhà sản xuất tiềm năng, họ sẽ không nhận được những sự hỗ trợ như ở Trung Quốc, họ sẽ phải đầu tư liên tục nhiều hơn cho vốn lưu động và hỗ trợ thương mại.

Hình: Bài trên trang Bloomberg

Tác giả cho biết, trong năm 2022, ít nhất 28 cuộc đình công của công nhân. Trong khi đó, sau hai năm gián đoạn do Covid gây ra và phải vật lộn để giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp và quay lại sản xuất, các công ty toàn cầu có thể không còn đủ kiên nhẫn để giải quyết thêm các vấn đề mới.

Sự hấp dẫn của Việt Nam phần lớn là do chi phí lao động rẻ. Tuy nhiên, giả định rằng, chỉ vì có hàng triệu người trong độ tuổi lao động ở một quốc gia nên họ bằng lòng với mức lương thấp đã không còn đứng vững nữa. Bởi vì, giả định này đã bỏ qua áp lực lạm phát khiến việc làm trở nên khó khăn hơn. Trong khi đó, Ấn Độ và Indonesia đang nổi lên như những lựa chọn thay thế. Càng ngày, các công ty càng cần nhiều nhân viên lành nghề hơn khi số hóa và tự động hóa tăng lên.

Tác giả cho rằng, Việt Nam cần trở thành một trung tâm sản xuất, thay vì là quốc gia gia công như hiện nay. Khi mà các thiết bị và máy móc quy mô công nghiệp chưa phải là trụ cột của các sản phẩm được sản xuất ở Việt Nam, và khi mà các nhà sản xuất vẫn phụ thuộc vào Trung Quốc về nguyên vật liệu và linh kiện này, thì việc vươn lên trong chuỗi giá trị là không hề dễ dàng.

Tác giả đưa ra nhận định, công xưởng thế giới sẽ không thể sớm bị gạt sang một bên. Các công ty Trung Quốc vẫn đang xuất khẩu hiệu quả các chuỗi cung ứng và cơ sở vật chất của họ sang châu Âu và Mexico.

Các công ty Ấn Độ nhập khẩu thiết bị điện tử và các thiết bị khác từ Trung Quốc, lắp ráp chúng và làm gia tăng giá trị kinh tế. Hoa Kỳ đã bắt đầu bùng nổ việc xây dựng các nhà máy của riêng mình, dựa vào các đối tác thương mại thân thiện khác.

Các công ty công nghiệp sẽ tìm nguồn vật tư và linh kiện mà họ cần, một số tìm từ Trung Quốc, một số khác từ Nhật Bản và Đông Nam Á, và số còn lại từ Mexico.

Tác giả kết luận, giá trị kinh tế của công nghệ càng cao thì càng khó dựa vào các quốc gia khác. Sẽ không có một công xưởng mới nào trên thế giới thay thế được Trung Quốc. Một mô hình toàn cầu hóa mới sẽ xuất hiện, và chỉ có vậy thôi.

Minh Quang – thoibao.de

>>> Dân đánh đu với tử thần, Đào Hồng Lan vẫn bình chân như vại

>>> Ông Tổng bại. 10 năm đặt bẫy, chuột càng sinh sôi và càng phàm ăn

>>> Bộ năng lượng Hoa Kỳ cho biết nCoV có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm

Người dân bất bình về điều khoản sửa đổi trong Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi


Kasse animation 7.8.2023