Novaland đang thở chút hơi tàn, No – Vin ngã lăn, hàng loạt ruồi muỗi đến hồi tắt thở?

Có thể nói, năm 2023 chỉ mới quý 1 nhưng nền kinh tế đã có những dấu hiệu lão hóa, tuy chưa già. Năm 2022 là năm mà nền kinh tế Việt Nam bị nát tan bởi chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì hàng chục năm qua họ theo đuổi chính sách áp room tín dụng cho ngân hàng thương mại. Cho nên, đến quý 2/2022 là các ngân hàng thương mại đã báo động cạn room, và đến quý 3 là các ngân hàng thương mại đều kêu gào Ngân hàng Nhà nước nới room cho họ. Tuy nhiên, vì sợ lạm phát mất kiểm soát nên Ngân hàng Nhà nước tiếp tục siết đến gần hết quý 4 mới nới thòng lọng. Lúc đó, ngân hàng thương mại ngắc ngư, doanh nghiệp thở không ra hơi và cũng bị rụng rất nhiều.

Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch Novaland

Sang năm 2023, di chứng của thòng lọng room tín dụng vẫn còn. Doanh nghiệp hiện nay cũng không biết xoay sở như thế nào để tồn tại. Ngoài ra, năm 2022 vừa qua cho thấy, lỗ hổng trên thị trường chứng khoán Việt Nam cũng quá lớn. Tuy nhiên, chính quyền Cộng sản không lo vá lại lỗ hổng quản lý và lỗ hổng cơ chế, mà chỉ đi tìm và diệt doanh nghiệp. Kết quả, doanh nghiệp lớn trên thị trường chứng khoán cũng “ngỏm” hàng loạt.

Thêm vào đó là chính sách tài khóa của Chính phủ ông Phạm Minh Chính cũng đã làm không tròn vai. Nguồn vốn dành cho đầu tư công bị nghẽn nhiều nơi, không thể khai thông. Vẫn cơ chế đấy, vẫn những con người quản lý đấy, sang năm 2023 khó lòng mà cải thiện được tình hình.

Đấy là chính sách vĩ mô đầy lỗ hổng của chính quyền. Kết quả thì không có gì khó đoán, hàng loạt doanh nghiệp từ cá mập cho đến tép riu đều bị “trúng độc”. Năm 2022 là năm đại hạn của Tân Hoàng Minh, FLC và Vạn Thịnh Phát. Vậy năm 2023 sẽ là năm của những ông lớn nào? Rất có thế đây là năm của Novaland và VinGroup. Nếu hai doanh nghiệp này đổ nhào thì nền kinh tế Việt Nam năm 2023 sẽ phải chịu cú sốc lớn.

Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch VinGroup

Novaland là con bệnh từ nửa cuối năm 2022, có lúc, tưởng chừng như Novaland sắp “trút hơi thở cuối cùng”, khi mà cổ phiếu NVL trên thị trường chứng khoán bị bán tháo đến mức báo động. Tuy nhiên, sau đó được cứu nguy và Novaland đã lấy lại được hơi thở yếu ớt kéo dài sang năm 2023.

Sang năm 2023 này, “con bệnh” Novaland lại “thở dốc” tiếp. Cơn hấp hối từ năm ngoái cứ lởn vởn trước mặt ông lớn Novaland. Khi con bệnh được tạm thời cứu và giờ nó trở nặng một lần nữa thì thường là cơ hội sống sót cũng ít hơn lần trước.

Về độ lớn thì Novaland không bằng VinGroup. Vì thế, VinGroup chịu đau trước bạo bệnh cũng tốt hơn. Thực tế, bên trong VinGroup cũng đang bị bệnh nan y rất nặng. Ông Phạm Nhật Vượng loay hoay tìm nguồn vốn mãi nhưng vẫn tìm không ra. Đã vậy, áp lực phải sử dụng hàng tồn kho vớt vát lại ít đồng để xoay sở cũng đang quần ông Phạm Nhật Vượng như muốn trở tay không kịp.

Theo đánh giá của người từ bên trong Tập đoàn VinGroup thì VinFast đang đốt quá nhiều tiền của VinGroup và VinGroup đang có dấu hiệu “chịu không nổi”. Con đường cứu con thuyền VinFast đang đắm của ông Phạm Nhật Vượng giờ đây rất vô vọng. Đã phóng lao thì phải theo lao. Nếu bỏ VinFast thì làm sao VinGroup thanh toán được núi nợ 8,8 tỷ đô la đã quẳng vào VinFast, tiền đâu bù vào khoảng lỗ 4,7 tỷ đô la đã đốt? Nếu bỏ VinFast, cổ phiếu VinGroup, của Vinhomes cũng sẽ lao dốc theo. Lúc đó, cả VinGroup sẽ sụp đổ. Còn nếu giữ VinFast thì cạy đâu ra tiền cho VinFast đốt? Chính vì lẽ đó, VinGroup bị đánh giá là chỉ ổn bề ngoài, còn bên trong thì kiệt quệ lắm rồi.

Môi trường kinh tế vĩ mô rất không thuận, doanh nghiệp thì lại dính bạo bệnh. Ngay cả doanh nghiệp cá mập thì cũng dính bạo bệnh hàng loạt. Vậy thì cơ hội nào cho những doanh nghiệp tép riu? Rất khó. Kinh tế Việt Nam sẽ lại nát bét thôi.

Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)