Tham lam nhảy đa ngành, Vượng Vin dễ sụm!

Năm 1997, khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu, hàng loạt ông lớn trên thế giới ngã theo. Còn nhớ, khi đấy, tập đoàn Daewoo của Hàn Quốc, một Tập đoàn đa ngành như sản xuất ô tô, máy cơ giới, điện tử, đóng tàu, bất động sản vv… đã ngã nhào, không thể cứu chữa. Tập đoàn này đã phải chia năm xẻ bảy, mỗi ngành bán cho một đối tác. Ngành ô tô, hãng này bán cho GM của Mỹ, một thời gian sau, Daewoo bị đổi thành Chevrolet.

Khi đó, Daewoo cùng với Hyundai, Samsung và LG, là những tập đoàn toàn cầu đa ngành của Hàn Quốc. Tuy nhiên, Daewoo lại là tập đoàn đa lĩnh vực nhất. Và khi khủng hoảng ập đến, Daewoo không biết tập trung vào nơi nào để chống đỡ, bởi ngành nào cũng cần tiền để cầm cự. Kết quả là Daewoo đã sụp đổ. Ngược lại, Hyundai, Samsung và LG đều đặt mục tiêu vào một ngành chủ lực. Khi khủng hoảng ập đến, họ tập trung mũi nhọn vào một điểm, nên vượt qua được khó khăn.

Ông Chủ VinGroup – Phạm Nhật Vượng

Tại Việt Nam, có thời gian, các tập đoàn nhà nước dùng tiền ngân sách để đầu tư trái ngành. Kết quả là hàng loạt tổng công ty và tập đoàn nhà nước thua lỗ khủng. Từ “quả đấm thép” theo cách gọi của ông Nguyễn Tấn Dũng, các tập đoàn này cũng biến thành quả đấm thép thật, nhưng những quả đấm này đã đánh cho nền kinh tế Việt Nam tan nát.

Câu chuyện đa ngành cũng đưa đến thành công thật, nhưng hầu hết là thành công không bền vững. Không phải ngẫu nhiên mà ông lớn ngành ô tô như Toyota, Ford vv… chỉ đặt trọng tâm vào ô tô. Mặc dù có thể họ có tham gia vào một vài lĩnh vực khác, nhưng họ không đặt trọng tâm vào đó. Bài học trên thế giới đã nhiều, ắt các ông lớn trên thế giới cũng rất cẩn thận khi đầu tư đa ngành.

Hiện nay, Tập đoàn VinGroup của ông Phạm Nhật Vượng đang có tham vọng đầu tư đa ngành. Ông Vượng đã chơi lớn và nhảy sang lĩnh vực sản xuất ô tô, một lĩnh vực đòi hỏi nền tảng chất xám vững chắc.

Với trình độ “không sản xuất được ốc vít” thì nguồn chất xám của Việt Nam vô cùng mỏng. Như vậy, để thực hiện tham vọng thì ông Vượng thuê chuyên gia nước ngoài làm thay. Có điều, mời chuyên gia nước ngoài không dễ, để thắng được sự mời chào của các hãng xe lớn trên thế giới, ông Phạm Nhật Vượng phải trả lương hậu hĩnh hơn. Và điều này vô tình cộng dồn vào chi phí sản xuất.

Nhảy đa ngành giờ VinFast thành máy đốt tiền

Cho đến nay, VinFast của ông Phạm Nhật Vượng đã nợ 8,8 tỷ đô la và lỗ đến 4,7 tỷ đô la. Trong khi đó, xe đưa ra thị trường vẫn chưa đứng được, sản phẩm đầy lỗi. Với tình hình tài chính xám xịt như thế, rất khó để các cổ đông Mỹ góp vốn cho VinFast. Hồ sơ IPO đã nộp lên Ủy ban Chứng khoán Mỹ, nhưng đến nay, vẫn chưa thấy VinFast IPO. Hiện kế hoạch xây nhà máy VinFast tại Mỹ đã dời lại chậm hơn 1 năm so với dự kiến, và không loại trừ khả năng VinFast sẽ còn dời lại chậm hơn nữa. Bởi việc xây dựng nhà máy VinFast tại Mỹ đang phải chờ nguồn vốn đầu tư từ thị trường chứng khoán Mỹ.

Vì nhảy sang đa lĩnh vực mà nay VinFast đã trở thành máy đốt tiền của VinGroup. Rất khó để Vinhomes làm ra đủ tiền cho VinFast đốt. Có thể nói rằng, Vinhomes đang kiếm bạc cắc trong tình hình bất động sản khủng hoảng hiện nay, nhưng VinFast lại đốt tiền tỷ. Hiện giờ VinGroup chỉ tính bài toán cầm cự, chứ không thể tính bài toán phát triển cho VinGroup.

Để giải quyết nhà tồn kho, ông Vượng đẻ ra công ty VMI, để giải quyết xe tồn kho, ông Vượng đẻ ra công ty GSM. Cứ như vậy, ông Phạm Nhật Vượng mở rộng Tập đoàn ra đa ngành. Nếu nói Tập đoàn Daewoo của Hàn Quốc mở rộng ra đa ngành là để đón lấy nhiều cơ hội hơn, và họ đã thành công một thời gian trước khi sụp đổ. Còn ông Vượng thì mở rộng sang đa lĩnh vực là để giải quyết hàng ế chứ không phải đón cơ hội. Có thể hoạt động một thời gian thì chính nó cũng sẽ là gánh nặng cho VinGroup mà thôi. Cứ đà này, Vượng Vin rất dễ sụm.

Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)