Ngày 20/4, ông Thủ tướng Phạm Minh Chính nói rằng, phải quán triệt, phải kiểm điểm, phải xử lý nghiêm trường hợp đùn đẩy, né tránh công việc, sợ trách nhiệm. Ông Chính yêu cầu thay thế, điều chuyển những cán bộ có biểu hiện này. Không để công việc từ địa phương đùn đẩy lên Trung ương.
Ngày 13/4, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân TP. HCM, đã có buổi làm việc với Thành ủy thành phố Thủ Đức, về tình hình thực hiện kinh tế – xã hội quý I/2023. Ông Phan Văn Mãi đã phát biểu rằng, “ TP. HCM dường như đang thiếu tinh thần Võ Văn Kiệt: Dám nghĩ, dám làm. Hiện nay đội ngũ cán bộ tại thành phố đang bị một vấn đề bao trùm là sợ. Có người sợ sai, sợ tù tội, nhẹ hơn là sợ trách nhiệm và có người còn sợ khó sợ khổ”. Theo ông Phan Văn Mãi, đầu tiên phải đi từ bộ máy tổ chức, con người.
Ngày 1/5, ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch Uỷ ban Nhân thành phố Hà Nội, nói rằng, phải tăng cường kiểm tra công vụ, kịp thời thay thế, điều chuyển cán bộ, công chức không dám làm việc. Ông Thanh yêu cầu các cá nhân, tổ chức, địa phương kiên quyết khắc phục tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, không dám làm, không dám tham mưu, đề xuất, không dám chịu trách nhiệm.
Ngày 24/4, bà Phạm Thị Thanh Trà, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, đã đề xuất cơ chế bảo vệ cán bộ năng động, dám nghĩ, dám làm, vì lợi ích chung. Bà Trà đưa ra đề xuất này trong hội thảo của Bộ Nội vụ, diễn ra tại Hà Nội, để góp ý về 3 dự thảo nghị định sẽ thực hiện trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, giai đoạn tới.
Ngày 1/5, ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cho rằng, đa số công việc “chỉ cần cán bộ làm đúng quy định, hết trách nhiệm là đã khác rồi”. Hiện nay, đúng là có tâm lý cán bộ co lại cho an toàn, “nhưng nếu co lại cho an toàn rồi không làm thì nên nghỉ”.
Đấy là những phát biểu gần đây của những người đứng đầu Chính phủ, đứng đầu chính quyền cấp tỉnh, đứng đầu các bộ. Những phát biểu này cho thấy, giới lãnh đạo đang cố gắng làm cách nào đó để phá vỡ sự ù lì của bộ máy chính quyền, xuất phát từ việc cán bộ đều sợ trách nhiệm, không dám nghĩ, không dám làm vì sợ sai. Điều này kéo theo tình trạng bộ máy công quyền như bị tê liệt. Tình trạng này được chính quyền ém giấu trong thời gian qua, và hiện nay đã đến mức không thể dấu được nữa.
Đấy là hậu quả của chiến dịch đốt lò do ông Nguyễn Phú Trọng đưa ra. Có người gọi vui, đây là một bãi thải của ông Tổng Bí thư, vì bãi này lớn quá, nó phủ khắp các bộ trên Trung ương và phủ đầy ở các chính quyền địa phương. Giờ này, toàn bộ bộ máy chính quyền đều phải lo xử lý cho sạch cái bãi khổng lồ ấy, nhưng làm sao xử lý được, khi mà hình phạt của ông Tổng Bí thư được các quan chức trong bộ máy này cho là quá nặng.
Cái gốc của vấn đề là thể chế có nhiều lỗ hổng, là tư tưởng lạc hậu như thời phong kiến, là đạo đức thấp của cán bộ nhà nước. Cần nhìn nhận cho rõ những cái gốc ấy mà sửa chữa. Tham nhũng, ù lì, sợ sai vv… là những hoa quả được trổ ra từ một cái gốc. Không thay đổi gốc cây thì làm sao thay đổi được quả. Với cái cây đã mục ruỗng, mà chỉ biết hái những quả hư thối của nó vứt đi, thì đợt sau nó cũng chỉ trổ ra quả hỏng, không khác được.
Ông Nguyễn Phú Trọng là con người bảo thủ. Ông không bao giờ chịu thừa nhận những cái sai từ gốc. Ông chống lại tất cả những cái sai trên, rồi ông quyết bảo tồn cái cây độc hại thể chế, chất độc Mác Lê nin. Đó là lý do vì sao ông chống tham nhũng hoài, chống rất mạnh, nhưng tham nhũng thì cứ trổ ra mãi, lớp sau lại trổ mạnh hơn lớp trước. Cho nên ông đánh chuột mãi, đánh đến sập cả ngôi nhà kinh tế mà chuột thì vẫn cứ nhung nhúc.
Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)
Link tham khảo:
https://thanhnien.vn/co-lai-cho-an-toan-roi-khong-lam-thi-nen-nghi-18523050108321677.htm