Chính phủ thời Thủ tướng Chính, từ bại đến liệt

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 4, có tới 32/52 bộ, cơ quan trung ương và duy nhất một địa phương giải ngân vô cùng thấp, đạt dưới 5% kế hoạch, kéo lùi tốc độ giải ngân của cả nước… Riêng TP HCM, một địa phương với vai trò đầu tàu kinh tế, tính đến cuối tháng 4, thành phố này mới giải ngân đạt 3,48%, trong khi một số địa phương giải ngân cao, đến 40%.

Đầu tàu kinh tế mà bứt phá thì nó kéo theo nhiều toa đằng sau cũng tiến theo, còn nếu nó ì ạch, thì cả đoàn tàu cũng ì ạch theo. Lẽ ra, vị trí lãnh đạo Chính phủ và lãnh đạo TP. HCM phải chọn người có năng lực, thì Đảng Cộng sản lại chọn những con người bất tài, đó là ông Phạm Minh Chính và ông Phan Văn Mãi.

Ông Phạm Minh Chính, một Thủ tướng thiếu năng lực

Nguồn vốn đầu tư công rất quan trọng, nó là dòng vốn kích cầu nền kinh tế. Ví dụ nhà nước đổ tiền ra xây đường, đường xá giúp vận tải hàng hóa phát triển, kéo theo thương mại phát triển. Mà thương mại phát triển thì sản xuất cũng phát triển theo. Ngoài ra, với nguồn vốn được chi ra, các doanh nghiệp xây dựng có dự án để thực hiện. Mà có dự án thì doanh nghiệp phát triển, từ đó giải quyết lượng lớn lao động ngành xây dựng. Đấy là chưa nói đến ngành vật liệu xây dựng cũng phát triển theo.

Nguồn vốn đầu tư công giải quyết rất nhiều vấn đề của xã hội. Tại những quốc gia có chỉ số minh bạch cao, nguồn vốn đầu tư công luôn được bơm ra thị trường nhanh nhất có thể. Vì thế Chính phủ sẽ ngăn chặn đà suy thoái của nền kinh tế tốt hơn. Một thủ tướng có năng lực là một thủ tướng có khả năng khai thông dòng vốn đầu tư công thật nhanh chóng. Qua nửa nhiệm kỳ, ông Phạm Minh Chính cho thấy, ông là con người không có khả năng điều hành nền kinh tế. Vấn đề khai thông vốn đầu tư công đã được nhắc trên mặt báo từ cuối năm ngoái, đến bây giờ, thời gian đã đủ dài để ông Phạm Minh Chính xử lý, nhưng ông lại tỏ ra bất lực.

Tốc độ giải ngân như “rùa bò”, trách nhiệm thuộc về ông Thủ tướng

Nguồn vốn đầu tư công được chuẩn bị 100 đồng mà ông Phạm Minh Chính chỉ để lọt ra ngoài thị trường có 5 đồng, còn tắc nghẽn lại đến 95 đồng, thì những doanh nghiệp thực hiện các dự án công làm sao sống nổi?

Không biết ông Nguyễn Phú Trọng đốn củi kiểu gì, mà cây củi khổng lồ là Thủ tướng, ông lại không đốn? Giành giật nhau đến khốc liệt để được ngồi vào ghế Thủ tướng, mà cuối cùng chẳng làm nên trò trống gì. Đấy là điều đau nhất của một chế độ độc tài toàn trị. Một người như ông Phạm Minh Chính, lẽ ra phải từ chức sớm, thì ông này vẫn sừng sững ngồi đó, để cho nền kinh tế khốn đốn mà không có cách giải quyết.

Ông Phạm Minh Chính mới nắm Chính phủ có nửa nhiệm kỳ mà nền kinh tế đã tơi tả. Không biết cứ đà này, thì đến hết nhiệm kỳ, nền kinh tế Việt Nam sẽ ra sao nữa? Như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cũng nên chuẩn bị tinh thần, sẽ rất khốn đốn trong những năm tới, rất khó để nền kinh tế này khởi sắc với một người điều hành như ông Phạm Minh Chính.

Hiện nay, nhìn vào Bộ Chính trị, gần như không có gương mặt nào sáng sủa để nắm vai trò thuyền trưởng, dẫn dắt nền kinh tế Việt Nam. Nền kinh tế đất nước, là chỗ dựa cho 100 triệu dân, mà Đảng Cộng sản chưa bao giờ trao vào tay một con người có năng lực. Từ thời ông Nguyễn Tấn Dũng rồi đến ông Nguyễn Xuân Phúc, và giờ là ông Phạm Minh Chính, chẳng ai đủ tầm để cầm lái con tàu kinh tế Việt Nam.

Ông Phạm Minh Chính hiện nay như một người đứng giữa đầm lầy, ông càng cựa quậy thì càng bị lún sâu. Gần như ông Chính không tìm ra, đâu là lối thoát cho nền kinh tế. Ông đã cử 5 tổ công tác do 3 phó thủ tướng và 2 bộ trưởng làm tổ trưởng, đi khắp 63 tỉnh thành, vào đến các bộ, để thanh tra, để thúc đẩy việc giải ngân, nhưng kết quả thì chẳng thấy khá hơn.

Chính phủ thời Thủ tướng Phạm Minh Chính đang bộc lộ hết những yếu điểm, cả yếu điểm của những thủ tướng tiền nhiệm.

Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)

Link tham khảo:

https://vneconomy.vn/tp-ho-chi-minh-cung-32-bo-co-quan-trung-uong-giai-ngan-voi-toc-do-rua-bo-duoi-5.htm