Thủ tướng Việt Nam tặng Thủ tướng Malaysia đồ “ăn cắp”!

Nhật ký trong tù là tập thơ lâu nay được chính quyền Cộng sản đem giảng dạy trong học đường. Tất nhiên, thơ của lãnh tụ thì luôn xuất chúng vượt lên thơ của các nhà thơ khác. Đây là tập thơ chữ Hán gồm 134 bài, theo thể Đường luật, được nhà cầm quyền Cộng sản nói là do ông Hồ Chí Minh sáng tác, trong thời gian bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam ở Quảng Tây, Trung Quốc, từ ngày 29/8/1942 đến ngày 10/9/1943. Tuy nhiên, thực tế là, trang bìa của tập thơ này có vẽ 2 cánh tay bị còng, giơ lên cao, và để thời gian sáng tác là từ 29/8/1932 đến 10/9/1933. Tức là trước thời gian ông Hồ Chí Minh ở tù 10 năm.

Những nghiên cứu chỉ ra rằng, trang bìa của tập thơ đã tố Nhật ký trong tù là sản phẩm ăn cắp

Để hợp thức hóa ngày tháng bị sai lệch đến 10 năm, phía chính quyền Cộng sản đã cố gắng lý giải sự sai biệt này rằng, ông Hồ Chí Minh cố ý ghi chệch đến 10 năm, để tránh rắc rối với chính quyền Tưởng Giới Thạch.

Đây là lời giải thích qua quýt, khiên cưỡng, không thuyết phục. Và điều đặc biệt là, nét bút của người vẽ trang bìa thể hiện, đấy là người có học họa. Thế nhưng, với ông Hồ Chí Minh thì không bao giờ nghe nói gì về khả năng hội họa của ông ta cả.

Rất nhiều nhà nghiên cứu độc lập đặt câu hỏi rằng, ông Hồ Chí Minh là người Việt, vậy ông làm thơ bằng chữ Hán để làm gì? Sao ông không làm thơ để người Việt đọc, để đồng chí của ông đọc, mà ông lại làm thơ bằng tiếng Tàu để cho người Tàu đọc? Vậy đây là thơ của ông, hay ông chôm của người bạn tù nào đấy? Người Việt mà làm thơ chữ Hán cho người Tàu đọc là chuyện “dở hơi”.

Tác phẩm Nhật ký trong tù đối với trong nước được xem như là “kinh thánh”, học sinh nào dám chê thì sẽ bị trừng phạt, không ngóc đầu lên nổi. Thầy giáo nào dám chê thì sẽ mất nghề dạy ngay. Những sinh viên, những nghiên cứu sinh ngành văn học nào dám chê tác phẩm này, thì muôn đời không được tốt nghiệp. Chính vì thế, không ít nhà nghiên cứu văn học, tiến sĩ văn học… phải sống bám vào tác phẩm này thì mới được thừa nhận. Và họ cứ khen, cứ nâng bi, dù cho họ thấy nó không hay.

Ông Phạm Minh Chính tặng người đồng cấp sản phẩm được cho là “ăn cắp” thơ

Lịch sử rồi sẽ trả lại sự thật cho tác phẩm ăn cắp này. Những nhà nghiên cứu độc lập đã khẳng định điều đó, và chắc chắn một điều rằng, hậu Cộng sản thì Nhật kí trong tù sẽ được biết đến như là sản phẩm ăn cắp của ông Hồ Chí Minh mà thôi. Những giá trị nghiên cứu ấy vẫn đang được lưu giữ ở nước ngoài.

Trưa ngày 21/7, ông Phạm Minh Chính và phu nhân cùng Thủ tướng Malaysia và phu nhân đã tham quan phố sách 19/12 tại Hà Nội. Ông Phạm Minh Chính đã tặng người đồng cấp Malaysia những cuốn sách bản tiếng Anh, gồm: “Nhật ký trong tù” của ông Hồ Chí Minh; “Tình cảm của nhân dân thế giới với Chủ tịch Hồ Chí Minh”; “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Chủ nghĩa Xã hội và con đường đi lên Chủ nghĩa Xã hội ở Việt Nam” của ông Nguyễn Phú Trọng; và cuốn “Lãng du trong Văn hóa Việt Nam” của nhà nghiên cứu Hữu Ngọc.

Nhật ký trong tù là một sản phẩm ăn cắp thì không thể bàn cãi, còn cuốn “Tình cảm của nhân dân thế giới với Chủ tịch Hồ Chí Minh” là cuốn sách xảo trá. Bởi vào năm 1968, báo chí Indonesia đã lên tiếng phản đối ông Hồ Chí Minh hôn trẻ em không đúng với văn hóa Hồi giáo của quốc gia đông dân nhất Đông Nam Á này.

Còn cuốn sách cuốn “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Chủ nghĩa Xã hội và con đường đi lên Chủ nghĩa Xã hội ở Việt Nam” của ông Nguyễn Phú Trọng, là một cuốn sách của một ông già hoang tưởng về một thứ thiên đường ảo vọng. Những gì mà Đảng Cộng sản mang lại cho Việt Nam thì cả thế giới đều rõ. Đó là đói nghèo, đó là bất an, đó là đạo đức xuống cấp… Kẻ ăn mày không thể dạy đại gia cách làm giàu được.

Đấy là những thứ mà ông Phạm Minh Chính đã tặng cho người đồng cấp, Thủ tướng Malaysia – Anwar Ibrahim. Thực sự, Cộng sản không có gì để tặng nước bạn, ngoài những thứ đồ dỏm và đồ cắp như thế.

Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)

Link tham khảo:

https://tienphong.vn/thu-tuong-pham-minh-chinh-tang-sach-cho-thu-tuong-malaysia-post1553385.tpo