Dù quyết tâm, nhưng liệu Việt Nam có dẫn độ được bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn?

Link Video: https://youtu.be/H0lyAEVlFjo

Ngày 16/8, một trang tin quốc tế tiếng Việt có bài về quyết tâm dẫn độ bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn của Việt Nam.

Bài báo cho biết, các lãnh đạo phòng chống tham nhũng của Việt Nam hôm 16/8 khẳng định quyết tâm “dn đ bng được” các đối tượng bỏ trốn, như bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, về nước, ngay cả trong trường hợp Việt Nam chưa ký hiệp định hỗ trợ tư pháp với quốc gia mà đối tượng đó đang cư trú, bằng việc xét xử vắng mặt họ để làm “cơ s dn đ”, rồi từ đó nghiên cứu ban hành án lệ áp dụng cho sau này.

Đây là lời khẳng định của các lãnh đạo Ban Nội chính Trung ương, đưa ra trong buổi họp báo cung cấp thông tin về kết quả Phiên họp thứ 24 của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Vietnamnet dẫn lời Phó Ban Nội chính Trung ương Đặng Văn Dũng nói:

Đây là đim mi, ni bt trong phòng chng tham nhũng, là cơ s dn đ ti phm, nghiên cu ban hành án l áp dng trên c nước v xét x đi tượng b trn.”

Đồng thời, bài báo cho hay, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Văn Yên nói, quyết tâm truy bắt “rt cao” và “quyết lit” của Ban Chỉ đạo và các cơ quan bảo vệ pháp luật, không chỉ với trường hợp bà Nhàn mà còn với tất cả các trường hợp bỏ trốn khác, theo Tuổi Trẻ tường thuật.

Theo ông Yên, có một bước tiến mới là cả những đối tượng bỏ trốn cũng bị xét xử vắng mặt.

Quy đnh ca pháp lut Vit Nam cho phép làm vic đó. Đi vi tt c nhng trường hp có hành vi phm ti, chng c rõ, trn đ điu kin thì có quyn x, tuyên án. Đây là tin đ đ phc v cho truy bt.”

Vẫn theo ông Yên, nếu người bỏ trốn chỉ là “đi tượng truy nã”, chưa có bản án, thì rất khó khăn trong hợp tác tư pháp quốc tế.

Nhưng khi bn án tuyên có hiu lc, thì anh là ti phm, nht là ti phm liên quan đến tham nhũng, kinh tế thì thế gii này không có nước nào dung tha”, Vietnamnet dẫn lời ông Yên nói thêm.

Trong trường hợp với những nước chưa ký hiệp định hỗ trợ tư pháp, ông Yên cho biết, Việt Nam sẽ thực hiện nguyên tắc “có đi có li”.

Chúng ta s c gng quyết tâm và tôi tin rng s có kết qu”, ông Yên nói thêm.

Hình: Bài trên VOA Tiếng Việt

Bài báo cho biết thêm, lời khẳng định của các lãnh đạo Việt Nam được đưa ra sau khi tờ báo Đức TAZ hôm 7/8 đưa tin, cựu Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã sang Đức được vài tháng nay và hiện đang sống tại một thành phố lớn của nước này.

TAZ cho biết, Việt Nam đã gửi văn bản đề nghị dẫn độ bà Nhàn, nhưng Sở Tư pháp Liên bang Đức đã bác công văn này.

Theo TAZ, kể từ khi xảy ra vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh vào năm 2017, tất cả các yêu cầu dẫn độ về Việt Nam, theo nguyên tắc, đều bị từ chối.

Bộ Ngoại giao Đức được cho là đã cảnh cáo Việt Nam về những hành động bất hợp pháp tiếp theo. “Chính ph Liên bang Đc s không dung th cho bt k s can thip nào ca các quc gia nước ngoài trên lãnh th Đc”, TAZ dẫn lời Bộ Ngoại Đức viết.

Không rõ giới chức Việt Nam dựa trên cơ sở nào mà khẳng định sau khi xét xử vắng mặt thì quốc tế sẽ hỗ trợ dẫn độ. Mấu chốt vấn đề nằm ở chỗ, quốc tế không tin vào sự minh bạch và công lý của nền tư pháp Việt Nam, và tất nhiên, họ sẽ không tin vào các bằng chứng mà tòa án Việt Nam công bố để làm cơ sở cho bản án. Một khi đã không tin vào nền tư pháp Việt Nam, trên các nguyên tắc căn bản của tố tụng hình sự và bảo vệ quyền con người, sẽ khó có quốc gia nào lại hợp tác giao người, khi họ nghi ngại có thể có bất công trong các bản án.

Vẫn theo bài báo cho hay, trước đó, bà Nhàn được cho là đã trốn sang Nhật Bản rồi đến London, nơi con gái bà được cho là đang cư trú.

Bà Nhàn và 7 nhân viên đã bỏ trốn và bị truy nã quốc tế trong vụ án liên quan đến đấu thầu tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai.

Ý Nhi

>>> Cần cẩn trọng với những khoản vay từ Trung Quốc

>>> VinFast được định giá “hào nhoáng” trong khi đang phải chịu nhiều áp lực

>>> Vụ Việt Á: Chưa xét xử mà Đảng đã tính chuyện “tha, miễn tội”

>>> Bảy tổ chức XHDS độc lập, đề nghị huỷ việc “tách nhập” các địa phương

Liệu có còn tia hy vọng nào cho Nguyễn Văn Chưởng?


Kasse animation 7.8.2023