Nhu cầu mua vũ khí Mỹ của Việt Nam

Link Video: https://youtu.be/4-eMo4mhc3s

Ngày 11/10, RFA Tiếng Việt có bài “Lý do Việt Nam muốn mua vũ khí Mỹ và những khúc mắc cần giải quyết”.

Theo RFA, không lâu sau khi Việt Nam và Hoa Kỳ nâng cấp mối quan hệ ngoại giao lên đối tác chiến lược toàn diện hồi đầu tháng 9, báo chí quốc tế đã đưa tin về việc hai nước đang đàm phán để thực hiện một thương vụ mua bán vũ khí lớn, trong đó có chiến đấu cơ F-16.

Đây được coi là minh chứng cho thấy, mối quan hệ Việt – Mỹ đã thực sự đạt tới tầm cao mới, bởi Hoa Kỳ vốn chỉ bán vũ khí, đặc biệt là chiến đấu cơ, cho các đối tác và đồng minh tin cậy.

RFA dẫn lời Tiến sĩ Nguyễn Khắc Giang, nghiên cứu viên khách mời tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, tại Singapore, cho biết:

“Điều kiện cần thì đã có rồi, thứ nhất là việc dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương của Mỹ, thứ hai là hai bên đã tạo ra được niềm tin chiến lược khi đã nâng cấp mối quan hệ ngoại giao lên tầm Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện, tức là mức cao nhất của Việt Nam, và thứ ba là mối lo ngại bên trong của Đảng về nguy cơ diễn biến hoà bình, can thiệp nội bộ nó ít đi, sau khi hai nước tạo ra được lòng tin chiến lược.”

Bình luận về nhu cầu tìm nguồn cung vũ khí của Việt Nam, ông Nguyễn Thế Phương, nghiên cứu sinh Tiến sĩ chuyên ngành An ninh Hàng hải tại trường Đại học New South Wales, nói với RFA:

“Cuộc chiến của Nga ở Ukraine thay đổi một cách căn bản suy nghĩ của Việt Nam liên quan đến vũ khí Nga, bởi vì họ nhận thấy rằng, tình hình hiện đang không ổn. Giới quân sự Việt Nam đánh giá, đây là cuộc chiến sẽ kéo dài, mà khi kéo dài thế này thì Nga sẽ vừa bị ảnh hưởng bởi cấm vận, khiến ngành công nghiệp quốc phòng của Nga bị ảnh hưởng rất lớn vì thiếu linh kiện công nghệ cao, chưa kể là Nga sẽ ưu tiên sản xuất vũ khí cho họ trước, sau đó mới bán ra ngoài.

Với rủi ro như vậy, Việt Nam hiện tại phải đẩy nhanh các tiếp cận đa dạng hoá, ngoài vấn đề xây dựng trong nước thì phải đa dạng hóa nguồn cung.”

Hình: Bài trên RFA

RFA dẫn lời ông Nguyễn Từ Huấn, cựu Phó Đề đốc Hải quân Hoa Kỳ, cho biết: “Với sự cấm vận đối với các mặt hàng của Nga, thì nó sẽ dẫn đến vấn đề, đó là, nếu Việt Nam muốn hiện đại hoá thì phải mua của ai, và mua những cái gì?”

“Mỹ là một trong những nước sản xuất vũ khí lớn nhất thế giới, còn Việt Nam từ thừ những năm 90 đến nay vẫn đang tìm cách hiện đại hoá quân đội, thành ra hai bên sẵn sàng kết hợp với nhau. Trong đó sẽ còn những điều khúc mắc cần phải giải tỏa, nhưng ngay bây giờ thì nó là điều tự nhiên sẽ xảy đến, không sớm thì muộn.”

“Trở ngại đầu tiên vẫn luôn là yếu tố chính trị, cứ nhìn thẳng vào sách trắng quốc phòng năm 2019 thì thấy, vấn đề an ninh chế độ vẫn được đặt lên đầu tiên, sau đó mới là an ninh Biển Đông. Tức là, vẫn luôn luôn có một bộ phận trong Đảng Cộng sản nói chung, họ vẫn nghi ngờ mối quan hệ Việt – Mỹ. Điều này không thể giải quyết một sớm một chiều được.

Vẫn có những nhóm lợi ích bên trong, ở đây họ không ngăn chặn hoàn toàn mà họ nói rằng là, mối quan hệ Việt – Mỹ nên đi từ từ thôi, không đi nhanh. Và cái mà các nhà ngoại giao Mỹ luôn than phiền là mọi thứ diễn ra quá chậm.”

Ngoài ra, ông Phương cũng cho rằng, Việt Nam cần phải dè chừng các phản ứng tiềm tàng từ Trung Quốc, khi thúc đẩy quan hệ quốc phòng với Mỹ.

Ông Nguyễn Từ Huấn thì cho biết thêm:

“Về phía Mỹ thì tôi nghĩ là họ sẵn sàng, tại vì đây là một cái lợi chung cho cả hai bên, và nó phải có một sự tin tưởng. Hai bên phải tin tưởng với nhau rằng, tôi sẽ không bỏ rơi anh, và tôi sẽ sẵn sàng cung cấp cho anh những vũ khí mà anh có thể sử dụng, đúng theo những gì mà anh mua.”

Xuân Hưng

>>> Bộ Công an lại kêu gọi bà Chủ tịch AIC ra đầu thú

>>> Quy hoạch cán bộ khóa XIV, có loại được thành phần cơ hội, phe nhóm?

>>> Cần rạch ròi trong yêu – ghét đối với Trung Quốc

>>> Hà Nội có “xây dựng” được người thanh lịch như yêu cầu của Thủ tướng?

Đấu giá biển số xe cực cao rồi bỏ cọc, dám “giỡn mặt” công an?

Kasse animation 7.8.2023