Quy hoạch cán bộ khóa XIV, có loại được thành phần cơ hội, phe nhóm?

Link Video: https://youtu.be/vlEDBVNwb_o

Ngày 9/10, RFA Tiếng Việt có bài “Quy hoạch cán bộ chiến lược khóa XIV: “Bổn cũ soạn lại”!”

RFA dẫn lời ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng Bí thư  Đảng Cộng sản Việt Nam – khi phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, cho biết “Quy hoạch cán bộ chiến lược khóa XIV sẽ làm từng bước, từng việc, chắc chắn, chặt chẽ…

Nhận định về vấn đề này, ông Lê Văn Cuông, nguyên Phó đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa, nói với RFA:

“Quy hoạch cán bộ cấp chiến lược cũng đã tiến hành trong nhiệm kỳ vừa rồi, nhưng có sơ suất trong quá trình lựa, cử, bầu bán cho nên sau đó có một số ủy viên Trung ương bị kỷ luật… Kỳ này Ban chấp hành Trung ương vừa họp cũng rút ra được những bài học kinh nghiệm, chắc chắn sắp tới sẽ có các quy định, các bước tiến hành chặt chẽ hơn và nó sẽ ngăn cản được những trường hợp lọt lưới vào Ban chấp hành Trung ương khóa mới.”

RFA nhắc lại phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng, vào ngày 4/11/2018, khi công bố quyết định về việc thành lập Ban Chỉ đạo Xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược nhiệm kỳ 2021 – 2026… cũng đã khẳng định: “Dứt khoát không đưa vào quy hoạch những người có biểu hiện suy thoái, biến chất, rơi vào “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; nhất là những người cơ hội chính trị…

Tuy nhiên, RFA bình luận, trong nhiệm kỳ 2016 – 2020, đã có 113 cán bộ cấp cao thuộc diện Trung ương quản lý bị xử lý kỷ luật, chỉ trong năm năm nhiệm kỳ Đại hội 12. Trong đó có bốn ủy viên, nguyên ủy viên Bộ chính trị; 27 ủy viên, nguyên ủy viên Trung ương Đảng; 30 sĩ quan cấp tướng…

Ngoài ra, chỉ trong một năm rưỡi tính từ đầu nhiệm kỳ Đại hội 13, đã có gần 50 cán bộ cấp cao thuộc diện Trung ương quản lý bị xử lý kỷ luật. Trong đó, hơn 10 cán bộ bị khởi tố; hai ủy viên Trung ương Đảng đương nhiệm bị khai trừ Đảng, bị khởi tố, bắt tạm giam…

Hình: Bài trên RFA

RFA dẫn quan điểm của Giáo sư Nguyễn Đình Cống, nguyên Trưởng khoa Xây dựng, Đại học Xây dựng Hà Nội, một đảng viên đã từ bỏ Đảng, cho rằng:

“Người ta nói thế thôi chứ thực chất là chọn người cùng phe cánh với họ, cùng chạy chọt với họ… Bây giờ ông nào muốn vào Trung ương, thì phải đến gặp mấy người trong Ban. Hiện nay, ra đại hội thì đại biểu không được giới thiệu người, mà chỉ được bầu trong danh sách do cấp ủy cũ chuẩn bị. Cấp ủy cũ thì dựa vào danh sách của mấy ông trong Ban chỉ đạo quy hoạch cán bộ cấp chiến lược. Các ông này lựa chọn thay cho đại hội.”

“Chỉ là dân chủ giả hiệu thôi, bởi mọi người chỉ được bầu trong danh sách chọn sẵn. Cách làm như thế này là hạn chế những người có uy tín, có năng lực, có tài năng nhưng không cùng phe cùng nhóm. Không chấp nhận ứng cử của những người mà họ cảm thấy họ đủ trình độ và năng lực. Nếu muốn được nằm trong danh sách bầu thì phải vào cho được cái quy hoạch của người ta. Cách làm như thế này là một dạng độc tài độc đoán chứ chẳng dân chủ gì hết.”

RFA cũng dẫn thêm ý kiến của nhà báo Võ Văn Tạo, cho biết:

“Tôi không hy vọng gì những quy hoạch nguồn cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam ở mọi cấp độ; ví dụ cán bộ cấp cơ sở, cấp huyện, cấp tỉnh rồi đến cấp Trung ương. Tôi nghĩ rằng, nói xin lỗi, hầu hết là bất tài, vô dụng mà chỉ giỏi lấy lòng chạy vạy, mua chức, luồn lót để theo phe đang mạnh ở Đảng bộ hoặc địa phương hay ngành nào đó… Những người đứng đầu mà thế lực người ta đang mạnh thì người nào được lòng người mạnh nhất đó sẽ được đưa vào cơ cấu.”

RFA cho biết thêm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nói, cán bộ tốt hay xấu thì cứ hỏi dân là biết. Nhưng trong thực tế, biết bao trường hợp người dân quay phim, chụp ảnh những hành xử sai trái của công chức, rồi đưa lên mạng xã hội, thì lại bị quy chụp vào nhiều tội danh khác nhau.

Hoàng Anh

>>> Hot trend ẩm thực mới của giới trẻ – bánh đồng xu

>>> Nạn nhân trái phiếu SCB mong sớm nhận lại tiền và đề nghị truy tố SCB

>>> Bà Nguyễn Phương Hằng không kháng cáo

>>> Việt Nam cần đột phá để tự cường và đủ sức đối phó Trung Quốc

Cần rạch ròi trong yêu – ghét đối với Trung Quốc

Kasse animation 7.8.2023