Hội nghị Trung ương 8: Vì sao Bắc Kinh muốn “lôi cổ” Nguyễn Phú Trọng ra khỏi ghế Tổng Bí thư?

Hội nghị Trung ương 8 khóa 13 (từ ngày 2 đến ngày 8/10) diễn ra trong bối cảnh quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đã được nâng lên một tầm cao mới, ngang bằng quan hệ giữa Việt Nam với Trung quốc và Liên bang Nga.

Điều đó khiến cho Ban lãnh đạo Bắc Kinh hết sức cay cú, và đó cũng là lý do vì sao, khi Tập Cận Bình nhận lời mời sang thăm Việt Nam tới đây, đã đưa ra điều kiện, Việt Nam cũng phải “nâng cấp” bang giao Trung – Việt lên “tầm cao mới”. Nghĩa là, phải cao hơn mối hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, dù mối quan hệ này đã ở mức cao nhất (!?)

Hội nghị Trung ương 8 khóa 13 kết thúc, với sự thất bại ê chề không thể che dấu được của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Sự thất bại này của ông Trọng có liên quan gì tới sự giận dữ và căm tức của Trung Nam Hải với Ban lãnh đạo Hà Nội hay không?

Sự cay cú tới mức giận quá mất khôn của ông Tập và Ban lãnh đạo Bắc Kinh, liệu có liên quan gì tới thất bại của Tổng Bí thư Trọng tại Hội nghị Trung ương 8 vừa qua? Và nó có liên quan thế nào đến việc, một đoàn cán bộ nguồn của Thành ủy Hà Nội sang Quảng Đông, Trung Quốc, trước Hội nghị Trung ương 8 để được đào tạo hay không? Thậm chí, liên quan cả đến sự góp mặt của ông Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội trong lễ bế giảng của khóa đào tạo này?

Xin nhắc lại, Trung Quốc lâu nay là thế lực chính trị hậu thuẫn và tạo nên quyền lực cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nhờ có sự hậu thuẫn của Trung Quốc, ông Trọng đã đả bại được cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Đại hội 12. Kể từ đó, ông Trọng đã thâu tóm trọn và có quyền lực tuyệt đối trong Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trước Đại hội 12, nhân sự cho chiếc ghế Tổng Bí thư là cuộc “so găng” một mất một còn giữa 2 ứng viên hàng đầu, là Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng. Trong khi Nguyễn Tấn Dũng liên tục thắng thế với sự ủng hộ rất cao của Ban Chấp hành Trung ương, với tỷ lệ trên 70% so với Nguyễn Phú Trọng.

BBC ngày 27/12/2015 cho biết: “Chủ tịch, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc [Tập Cận Bình], trong chuyến thăm Việt Nam hồi đầu tháng 11/2015, đã bày tỏ lời mời đương kim Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng, sang thăm Trung Quốc “vào một thời điểm thích hợp” trong tương lai”.

Lúc đó, nhà nghiên cứu Dương Danh Dy nhận định với BBC: “Cá nhân tôi, với sự hiểu biết của tôi, thì tôi cho rằng, ông Nguyễn Tấn Dũng “khá chắc” rồi. Cho nên khi mời ông Dũng đi, thì tức là phía Trung Quốc đã bỏ phiếu Tổng Bí thư cho ông Dũng đấy!”

Vậy mà, ông Trọng đã lật kèo ở phút cuối. Vẫn theo BBC, ông Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam lúc đó nhận lệnh, bất ngờ sang thăm Trung Quốc từ ngày 23 đến ngày 27/12/2015. Chuyến thăm của ông Hùng ngay trước Hội nghị Trung ương lần thứ 14, diễn ra từ ngày 11 đến ngày 13/1/2016. Đây là Hội nghị cuối cùng của Ban Chấp hành Trung ương khoá 11, nhằm hoàn thiện công tác nhân sự chuẩn bị cho Đại hội 12.

Bình luận về thực chất chuyến thăm Trung Quốc của ông Nguyễn Sinh Hùng, báo Nikkei Asia ngày 27/12/2015, đồng quan điểm với BBC, khẳng định có liên quan đến vấn đề nhân sự của Đại hội 12.

Ở thời điểm đó, giới thạo tin cho biết, ngay trong chuyến thăm Trung Quốc của Nguyễn Sinh Hùng, Nhân đại toàn quốc Trung Quốc [tức Quốc hội Trung Quốc] đã thông qua một Nghị quyết, cho phép Quân đội Trung Quốc được đưa quân ra nước ngoài, để bảo vệ thành quả của Chủ nghĩa Xã hội. Nghĩa là, Trung Quốc bóng gió sẽ đưa quân đội đến Việt Nam.

Bình luận về chuyến thăm này của ông Nguyễn Sinh Hùng, BBC viết, thực chất là “tước đoạt” quyền lực chính của Ban Chấp hành Trung ương, hướng tới việc loại bỏ ông Nguyễn Tấn Dũng trở thành ứng cử viên cho vị trí Tổng Bí thư tại Đại Hội 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đó là lý do, ông Nguyễn Tấn Dũng cảm thấy có sự chẳng lành, nên đã chủ động làm đơn xin rút lui. Và Tổng Trọng ngồi tiếp ghế Tổng Bí thư nhiệm kỳ thứ 2, với sự bảo kê của Bắc Kinh, và có quyền lực tuyệt đối trong Đảng là vì như vậy.

Một khi Trung Quốc đưa Trọng lên, thì bây giờ, Bắc Kinh lôi cổ Trọng xuống là chuyện quá bình thường./.

Trà My – Thoibao.de

Kasse animation 7.8.2023