Đồng môn “tương tàn”. Để ghìm tay Thủ tướng, Tô Lâm ra quyết định đạp lên luật lao động (bài 1)

Khi còn ở Bộ Công an, Phạm Minh Chính và Tô Lâm là hai người cùng thăng quân hàm một lượt, cùng được bố trí những chức vụ tương đương nhau. Tuy nhiên, cấp bậc cao nhất của Phạm Minh Chính tại Bộ Công an chỉ dừng lại ở Thứ trưởng và quân hàm Trung tướng, còn Tô Lâm lên đến Bộ trưởng và giữ quân hàm Đại tướng.

Bởi từ năm 2011, ông Phạm Minh Chính đã rời Bộ Công an về làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh. Vậy nên, có thể nói, ông Phạm Minh Chính và ông Tô Lâm là đồng nghiệp của nhau.

Nếu ông Chính còn ở Bộ Công an, thì có lẽ, hiện giờ ông và Tô Lâm sẽ choảng nhau theo cách khác. Choảng nhau để tranh giành vị trí số một trong Bộ này. Tuy nhiên, việc tách khỏi Bộ Công an đã đưa ông Phạm Minh Chính lên vị trí cao hơn.

Về mặt Nhà nước, ông Tô Lâm hiện là cấp dưới của ông Phạm Minh Chính, về mặt Đảng, ông Tô Lâm cũng lép vế hơn ông Chính, bởi ông Chính là nhân vật thứ 3 trong Bộ Chính trị, còn Tô Lâm là nhân vật thứ 7.

Trụ Thủ tướng được xem là dưới cơ trụ Tổng Bí thư. Một trong những nguyên nhân là bởi trụ Thủ tướng không kiểm soát được Bộ Công an, mặc dù ông Thủ tướng từng là Thứ trưởng Bộ Công an.

Trước đây, ông Nguyễn Tấn Dũng làm Thủ tướng thì có ông Lê Hồng Anh làm Bộ trưởng Bộ Công an hỗ trợ. Ông Lê Hồng Anh và Nguyễn Tấn Dũng đều trưởng thành từ Kiên Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng rất có tham vọng muốn kiểm soát Bộ Công an như ông Nguyễn Tấn Dũng đã từng, tuy nhiên, Tô Lâm không đầu quân cho ông Chính mà đầu quân cho ông Tổng. Và có lẽ, không đời nào Tô Lâm lại đầu quân cho người mà trước đây Tô Lâm xem là đối thủ của mình tại Bộ Công an.

Về thứ tự trong Tứ trụ, thì ông Phạm Minh Chính đứng thứ ba, nhưng về thực quyền thì ông Chính đứng thứ nhì, chỉ sau ông Nguyễn Phú Trọng mà thôi. Cho nên, trừ ông Tổng ra, không ai có khả năng hạ bệ ông Thủ tướng.

Mà theo đánh giá của một người trong nội bộ, ngay cả ông Tổng cũng khó mà hạ được ông Thủ tướng. Tuy nhiên, để ghì đè ông Thủ tướng, hạn chế khả năng “tranh bá” của trụ Thủ tướng vào Đại hội 14 sắp tới thì có thể. Một trong những nhân vật có thể giúp ông Tổng làm được điều đó chính là Tô Lâm.

Ông Phạm Minh Chính vốn là người giỏi toan tính. Khi rời Bộ Công an, ông vẫn cài đàn em tại Cục Tình báo Kinh tế – Khoa học Công nghệ và Môi trường – B05, Bộ Công an, nơi mà ông Phạm Minh Chính từng làm Cục trưởng. Theo thông tin nội bộ cho biết, B05 là “ổ” của ông Phạm Minh Chính, là nơi ông Chính có ý đồ nuôi quân để đẩy dần lên vị trí đứng đầu Bộ Công an.

Tuy nhiên, toan tính này đã bị Tô Lâm quyết chặn cho bằng được, bằng cách giữ Đỗ Mạnh Sơn ngồi lỳ ở ghế Tổng cục phó, không cho bất kỳ đàn em nào của Phạm Minh Chính có thể “ngóc đầu” lên nổi.

Đỗ Mạnh Sơn, sinh ngày 18/7/1963, đúng ra, ông Sơn sẽ phải nghỉ hưu vào ngày 18/7/2023, theo Luật Lao động. Mà một khi ông Đỗ Mạnh Sơn nghỉ hưu, thì nút thắt của Phạm Minh Chính tại Bộ Công an sẽ được mở. Tuy nhiên, Tô Lâm bất chấp luật.

Hiện tại, ông Sơn đã chính thức được Tô Lâm ký quyết định cho phép tiếp tục ở lại, giữ cương vị đứng đầu B05 đến hết tháng 6/2024. Luật Lao động do Quốc hội “đẻ ra” không bằng cái chữ ký của ông Tô!

Hiện nay, Tô Lâm còn 8 tháng để tìm người thay thế vị trí “người lính già” Đỗ Mạnh Sơn, và cũng không loại trừ khả năng, ông Tô Lâm lại một lần nữa bất chấp luật pháp, giữ Đỗ mạnh Sơn lại cho đến hết nhiệm kỳ.

Tại Bộ Công an, Tô Lâm là ông vua một cõi. Đã từng xem luật pháp quốc tế không ra gì, và thường xuyên không dùng luật để bắt người, thì Tô Lâm không ngại gì đạp lên luật pháp để kìm hãm đàn em Phạm Minh Chính tại Bộ Công an.

Ý Nhi – Thoibao.de

Kasse animation 7.8.2023