Quyền lực Lưu Bình Nhưỡng lớn đến đâu khiến giang hồ bảo kê phải dựa dẫm?

Phạm Minh Cường tức “Cường quắt” là giang hồ hoạt động có băng đảng, tham gia bảo kê hoạt động khai thác và cung cấp cát biển; khai thác cát biển trái phép. “Cường quắt” làm thủ lĩnh một nhóm chuyên đánh dằn mặt các doanh nghiệp khai thác các. Mục đích là đòi tiền bảo kê, hoặc ép các doanh nghiệp khác bán rẻ sản phẩm cho Cường. Nói chung là dùng vũ lực để đe dọa các doanh nghiệp yếu thế khác.

Tất nhiên, “Cường quắt” có chỗ dựa là người có quyền lực thì mới dám lộng hành. Ở xã hội này, xã hội đen muốn hoạt động thì phải tìm chỗ dựa ở xã hội đỏ, nếu không có sự bảo kê của quyền lực chính trị, thì “Cường quắt” không thể mạnh tay trấn lột được. Người mà “Cường quắt” dựa vào, được cho là ông Lưu Bình Nhưỡng – Phó ban Dân nguyện Quốc hội.

Việc một ông quan miệng nói đạo lý nhưng hành động thất đức và kể cả phạm pháp, là chuyện không xa lạ gì ở chế độ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam này. Hàng loạt quan chức chính quyền đang phải ngồi tù, đều là những người nói đạo lý rất hay khi còn đương chức. Ngay cả những quan chức còn đang đương chức, cũng miệng nói đạo đức nhưng lại làm điều trái pháp luật và phi đạo đức, chứ nói chi đến những quan chức đã vào tù. Nguyễn Hòa Bình – Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao là ví dụ điển hình.

Việc ông Lưu Bình Nhưỡng bị bắt làm nhiều nhà phân tích ngạc nhiên, họ ngạc nhiên không phải vì sự sùng bái thần tượng, mà vì họ hiểu rằng, chức Phó trưởng Ban Dân nguyện Quốc hội là một chức không có thực quyền. Chức này không đủ sức mạnh để cho một giang hồ dựa dẫm, và cũng không đủ quyền, đủ uy, để cho những đối tượng bị “Cường quắt” trấn lột phải e ngại.

Nếu “Cường quắt” có dựa vào ai đó, thì người đó ít nhất phải là người có thực quyền ở địa phương, chẳng hạn như: Giám đốc Công an tỉnh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy, hoặc một vị nào đấy ở Trung ương mà có thực quyền.

Thực ra, cái gọi là “Ban Dân nguyện” chỉ là một cơ quan được Quốc hội của Đảng Cộng sản dựng lên, để có nơi được xem là lắng nghe tiếng nói của dân và lên tiếng thay cho dân mà thôi. Dù cho ông Lưu Bình Nhưỡng có phát biểu thế nào, thì những gì ông Nhưỡng nói không thể được luật hóa, bởi ông không có cái quyền để làm điều đó, và bởi nó không đúng ý của Đảng Cộng sản.

Một người chỉ giữ một chức danh “làm kiểng”, cho một Quốc hội bù nhìn, thì thực quyền của ông ở đâu mà “Cường quắt” phải dựa dẫm? Hay là, còn ai đó có thực quyền đỡ đầu cho “Cường quắt”, nhưng ông Tô Lâm không dám bắt, mà lại bắt Lưu Bình Nhưỡng?

Cách đây hơn 20 năm, khi vụ án Năm cam bị khui ra, thì sự thật được phơi bày, đó là, ông trùm Năm Cam được các lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh có quyền lớn bảo kê. Người dính dáng đến Năm Cam có ông Bùi Quốc Huy – Trung tướng – Giám đốc Công an thành phố Hồ Chí Minh. Và dưới Bùi Quốc Huy, có những ông trưởng phòng đầy quyền lực khác, như Thượng tá Nguyễn Mạnh Trung và Thượng tá Dương Minh Ngọc. Ngoài ra, dính đến Năm Cam còn có Phạm Sỹ Chiến – Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao.

Thực ra, vụ án Năm Cam chỉ được khui đến đó, nếu khui thêm, thì sẽ dính đến ông cựu Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Sau vụ Năm Cam, Trương Tấn Sang bị gọi về Trung ương, và bị kỷ luật bằng cách cho ngồi “chơi xơi nước” ở chức Trưởng ban Kinh tế Trung ương.

“Cường quắt” có thể không đủ tầm như Năm Cam, không đủ thế lực để quen biết cao và cũng không có quy mô đến thế. Tuy nhiên, quy tắc chung vẫn là không đổi. Xã hội đen muốn tìm chỗ dựa ở quan chức, thì phải tìm đến người có thực quyền. Một ông Phó ban Dân nguyện không có thực quyền, không thể khiến các doanh nghiệp khai thác cát phải sợ. Và một Lưu Bình Nhưỡng không đủ mạnh để “Cường quắt” tìm đến làm chỗ dựa. Phải chăng, còn gì nữa mà ông Tô Lâm chưa khui, hay trong vụ án này có gì mờ ám?

Hãy đợi xem.

Ý Nhi – Thoibao.de

Kasse animation 7.8.2023