Ngày 27/11, một bản tin của VnExpress với tiêu đề: “Hà Nội đề xuất không sáp nhập quận Hoàn Kiếm”.
Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cho biết, lý do không sáp nhập quận Hoàn Kiếm là: “Sáp nhập quận Hoàn Kiếm sẽ ảnh hưởng quá trình hình thành đô thị văn hóa lâu đời của Thăng Long – Hà Nội và kinh tế xã hội của thành phố, theo Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội.”
Được biết, sau khi nhậm chức, Bộ trưởng Bộ Nội vụ – bà Phạm Thị Thanh Trà – đã trình Quốc hội dự thảo sắp xếp lại đơn vị hành chính, trên cơ sở sáp nhập ở các cấp hành chính, kể cả cấp phường, xã… Theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì, quận, huyện và tương đương phải có diện tích tối thiểu 35 km2, dân số 150.000 trở lên.
Quận Hoàn Kiếm thừa đủ tiêu chuẩn về dân số, nhưng diện tích thì chỉ đạt 5,35 km2, bằng 15% diện tích theo quy định. Dù vậy, lãnh đạo Hà Nội vẫn cho rằng, không nên sáp nhập quận Hoàn Kiếm vì các lý do khác nhau.
Trong status “Chuyện chạy chức” trên trang Facebook cá nhân của cựu Đại tá, nhà văn quân đội Phạm Đình Trọng, đưa ra đánh giá rằng, chủ trương sáp nhập các địa bàn hành chính là hết sức máy móc. Chủ trương này thể hiện năng lực, trình độ cũng như đạo đức của bà Trà.
Đồng thời, tác giả cũng đặt vần đề về sự thăng tiến đầy nghi vấn của bà Phạm Thị Thanh Trà, với sự tiếp sức của những kẻ bất lương trong Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tác giả đề cập đến vụ đảng viên, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Yên Bái – Đỗ Cường Minh – ngày 18/8/2016 đã vào cơ quan Tỉnh uỷ Yên Bái, dùng súng ngắn bắn chết ông Phạm Duy Cường, Bí thư Tỉnh ủy, và ông Ngô Ngọc Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân kiêm Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Yên Bái. Vụ việc đó đã tạo ra cơn địa chấn làm lung lay, rạn nứt niềm tin của người dân vào Đảng Cộng sản cầm quyền.
Đồng thời, vụ này cũng bộc lộ ra sự tắc trách, thiếu trách nhiệm, không làm tròn bổn phận của Đảng bộ Yên Bái. Mà bà Trà – trong vai trò Uỷ viên Thường vụ, Phó Bí thư Tỉnh uỷ Yên bái – phải chịu một phần trách nhiệm.
Vậy mà, bà Trà, không những vô can, mà lại còn được thăng chức lên ghế Bí thư Tỉnh uỷ Yên Bái, từ vị trí Phó Bí thư, với bao nhiêu những bê bối về tham nhũng cũng như quan hệ tình cảm bất chính.
Để rồi, tại Đại hội 13, bà Trà lại trở thành Ủy viên Trung ương Đảng khoá 13. Rồi chỉ sau 6 tháng ngồi ghế Thứ trưởng, đã leo tót lên ghế Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Theo nhà văn Phạm Đình Trọng, “Chỉ có quyền năng chạy chức thần thánh mới có thể chạy chức cho một Phó Bí thư Tỉnh uỷ, quản lí đảng viên một Đảng bộ địa phương, một Đảng bộ cấp tỉnh để đổ vỡ thảm hại, lại được giao quản lí bộ máy chính quyền cả nước.”
Liên quan tới sự thăng tiến bất thường đầy nghi vấn của bà Phạm Thị Thanh Trà, theo giới thạo tin, chắc chắn phải có bàn tay giúp đỡ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, trên cương vị Trưởng Tiểu ban Nhân sự Đại hội 12 (2016) và Đại hội 13 (2021).
Dư luận cho rằng, bà Trà là một phụ nữ thuộc diện “điếu ủy ban” – từ để chỉ những người phụ nữ dùng sắc đẹp để quyến rũ các “ông anh” có quyền lực, để bản thân kiếm chác danh vọng, tiền bạc và thăng tiến.
Trang “Chân Dung Quyền lực” tiết lộ, khi còn là giáo viên trường Trung học Cơ sở thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, bà Trà đã lọt vào mắt xanh của ông Tô Huy Rứa – cựu Trưởng ban Tổ chức Trung ương – một nhân vật đặc biệt quan trong trong công tác nhân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam, nên bà Trà đã thăng tiến nhanh như tên lửa.
Do đó, kể cả việc bà Trà là chị gái của một nhân vật đình đám – ông Phạm Sĩ Quý – một kẻ tham nhũng cộm cán và đầy tai tiếng, vậy mà Quý vẫn an toàn, không bị kỷ luật.
Giới chuyên gia đánh giá, bà Phạm Thị Thanh Trà trình độ yếu kém, không thể đáp ứng được vai trò Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Đó là lý do vì sao, các quyết sách hay chủ trương của Bộ Nội vụ do bà Trà đưa ra, luôn là bản sao các ý kiến của Tổng Bí thư Trọng.
Cụ thể, khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng: “Nếu cán bộ thấy có khuyết điểm từ chức, thì như vậy sẽ nhẹ nhàng hơn và cũng không mất hết các chức vụ.”
Lập tức sau đó, ngày 9/3, Bộ Nội vụ đưa ra đề xuất, cán bộ, công chức bị kỷ luật, nếu “tự nguyện tinh giản biên chế thì sẽ không bị kỷ luật”.
Công luận đặt câu hỏi, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, “Kiên quyết không để lọt vào Ban Chấp hành Trung ương người có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực, xu nịnh, chạy chọt, tham nhũng, quan liêu, cục bộ, vận động cá nhân, phe cánh, lợi ích nhóm”. Vậy việc bà Phạm Thị Thanh Trà thăng tiến tột bậc, bởi sự bảo kê của ai đó, thì Tổng Bí thư trả lời ra sao với nhân dân?./.
Trà My – Thoibao.de