Vụ án Ngân hàng SCB: Tội vạ đổ hết cho cấp dưới, lãnh đạo cấp cao vô can?

Vụ án Ngân hàng SCB: Vạ đổ hết cho cấp dưới lãnh đạo cấp cao vô can?

Trong vụ án Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB, bà Trương Mỹ Lan và các đồng phạm bị truy tố các tội “Tham ô tài sản”, “Đưa hối lộ”, “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, với mức án có thể lên tới 20 năm, chung thân hay tử hình.

Trang thông tin Cafef.vn ngày 7/3 có bài bình luận, Trước khi SCB xảy ra sự cố, từng có 70 lượt đề xuất thanh tra, đưa vào diện kiểm soát đặc biệt nhưng không được chấp thuận”?

Bài viết cho biết, trong quá trình giám sát, từ năm 2016 đến tháng 9/2022, các thành viên Tổ Giám sát, thuộc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố, đã có trên 70 lượt văn bản báo cáo, đề xuất lãnh đạo các cấp, về việc kiểm tra, thanh tra SCB, đưa SCB vào diện kiểm soát toàn diện, kiểm soát đặc biệt, nhưng không được chấp thuận.

Theo đó, trong Đoàn Thanh tra tại Ngân hàng SCB có 7 thành viên và 11 thành viên Tổ giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, không bị xử lý hình sự, mà chỉ bị đề nghị xử lý nghiêm về mặt Đảng và chính quyền.

Đối với 11 thành viên của Tổ giám sát thuộc Ngân hàng Nhà nước không bị xử lý hình sự, theo cáo trạng, họ chính là những người đã có trên 70 lượt văn bản báo cáo mà Cafef đã đề cập ở trên.

Nhưng, tất cả các yêu cầu đó đã không được cấp trên chấp thuận, chỉ triển khai 2 cuộc thanh tra đột xuất vào năm 2020 và 2022. Đáng chú ý, phạm vi thanh tra đã bị thu hẹp, không đúng như đề xuất của Tổ Giám sát, cũng như ý kiến chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước.

 

Cuối cùng, các sai phạm của Ngân hàng SCB đã được bao che, và gán cho các cá nhân thuộc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh và Cục Thanh tra Giám sát Ngân hàng (Cục II). Cáo trạng của Viện Kiểm sát đã xác định, các bị cáo gồm: Nguyễn Văn Dũng – Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh; Võ Văn Thuần, Nguyễn Thị Phi Loan và Phan Tấn Trung – cùng là Phó Chánh Thanh tra Giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM; và Nguyễn Tín – Tổ trưởng Tổ giám sát; đã báo cáo không trung thực về tình trạng của Ngân hàng SCB với Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan thanh tra giám sát.

Theo cáo buộc, các bị cáo này sau khi kiểm tra, kiểm soát, đã nhận tiền, quà biếu… của SCB.

Những bị cáo trên không kiến nghị thanh tra, để xử lý các dấu hiệu sai phạm được phát hiện qua công tác giám sát, theo nội dung chỉ đạo. Họ cũng không thực hiện thanh tra theo yêu cầu tại 17 văn bản của Ngân hàng Nhà nước, dẫn đến không kịp thời phát hiện, xử lý, đối với sai phạm xảy ra tại Ngân hàng SCB. Những hành vi sai phạm kể trên của các bị cáo này, đã gây thiệt hại với số tiền lên tới 606.460 tỷ đồng.

Theo kết luận điều tra của Bộ Công an, bà Trương Mỹ Lan và một số lãnh đạo của Ngân hàng SCB đã hối lộ cho Đoàn Thanh tra liên ngành, do bà Đỗ Thị Nhàn, cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, Giám sát Ngân hàng II – Ngân hàng Nhà nước, cũng như 18 thành viên trong Đoàn, để thay đổi kết quả thanh tra và che giấu sai phạm của Ngân hàng SCB.

Chỉ riêng cá nhân Trưởng đoàn Đỗ Thị Nhàn đã nhận hối lộ tới 5,2 triệu Mỹ kim, một khoản hối lộ lớn chưa từng thấy.

 

Công luận nhận xét, chỉ một lãnh đạo cấp Cục, Vụ của Ngân hàng Nhà nước, mà đã nhận hối lộ tới 5,2 triệu Mỹ kim. Thì thử hỏi, các cấp lãnh đạo cao hơn, không chỉ riêng hệ thống Ngân hàng Nhà nước, mà bao gồm lãnh đạo thuộc các bộ ngành của nhà nước, như các thứ trưởng, bộ trưởng, các uỷ viên Trung ương có liên quan, kể cả Tổng Trọng, đã nhận bao nhiêu tiền từ bà Trương Mỹ Lan?

Phải chăng, đó là lý do, trong thời gian 10 năm, trải qua 3 đời thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Nguyễn Văn Bình, Lê Minh Hưng, và Nguyễn Thị Hồng, Ngân hàng SCB chỉ bị thanh tra duy nhất một lần.

Theo giới thạo tin, việc vụ án Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB, theo chỉ đạo từ Bộ Chính trị và Tổng Trọng, Bộ Công an sẽ không tiếp tục mở rộng điều tra về trách nhiệm của lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, cũng như giới chức Chính phủ. Vụ án chỉ dừng lại ở lãnh đạo cấp Cục, Vụ và cấp thấp hơn.

Cuối cùng, “trăm dâu đổ đầu tằm”, mọi sai phạm đều trút hết cho các cá nhân thuộc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh và Cục Thanh tra Giám sát ngân hàng (Cục II) khu vực phía Nam.

Công luận đặt câu hỏi, vì sao, vụ án Vạn Thịnh Phát và bà Trương Mỹ Lan được đánh giá là một vụ án lớn nhất, gây thiệt hai nhiều nhất chưa từng có, vậy mà chỉ dừng lại ở việc xem xét trách nhiệm hình sự của các thành viên Đoàn Thanh tra liên ngành của Chính phủ, cũng như các ban ngành ở cấp thấp hơn, thì có thỏa đáng hay không?

 

Trà My – Thoibao.de

Kasse animation 7.8.2023