Chủ tịch nước Tô Lâm „đang bị án tù treo lơ lửng trên đầu“

Buổi chiều ngày 24.05.2024 iDnes, phiên bản điện tử của nhật báo có lượng độc giả thuộc nhóm cao nhất Cộng hòa Séc chạy dòng tít làm thiên hạ giật mình cho bài viết: “Tân chủ tịch nước Việt Nam dính líu tới bắt cóc, Slovakia đã khởi tố”.

Sau đây là nội dung bài báo:

Hình chụp bài báo

“Tân chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm vừa lên chức hôm thứ Tư, nhưng từ hồi tháng Ba đã bị truy tố ở Slovakia. Bởi trước đây trên cương vị bộ trưởng Công an đã dính líu đến vụ bắt cóc công dân Việt Nam ở Berlin đưa về Việt Nam, là sự việc mà phái đoàn Việt Nam đã mượn cả chuyên cơ của chính phủ Slovakia. Theo lý thuyết thì người đứng đầu nhà nước ở Đông Nam Á đang bị án tù treo lơ lửng trên đầu”, bài viết mở đầu.

Tuần trước Bộ trưởng Công an Tô Lâm được các đầu lãnh đảng cộng sản đề cử và trong ngày thứ Tư đã được Quốc hội biểu quyết. Người đàn ông tuổi sáu mươi sáu này lên vị trí đầu ngành từ năm 2016. Và một năm sau đó cùng với một số quan chức nhà nước khác qua ngả Séc, Slovakia và Nga đã bắt cóc doanh nhân Trịnh Xuân Thanh từ Đức.

Từ nhà nước Slovakia mà dạo đó dưới sự điều hành của thủ tướng Robert Fico, những người Việt Nam đã mượn tạm chiếc chuyên cơ chính phủ. Hồi tháng Tư cảnh sát Slovakia vì sự việc xảy ra từ bẩy năm trước này đã buộc tội bẩy đối tượng mà trong đó có cả nhân viên mật vụ Việt Nam và Quang Le Hong cố vấn dạo đó của thủ tướng Robert Fico.

Nay nhà báo Việt Nam Lê Trung Khoa trên nền tảng mạng xã hội X vừa công bố tài liệu trong đó có cả tên chủ tịch quốc gia châu Á. Đó là quyết định của cơ quan Hình sự Nhà nước (NAKA), lực lượng tinh nhuệ của cảnh sát Slovakia chuyên điều tra những tội phạm nghiêm trọng nhất.

Tập tài liệu từ cuối tháng Ba này viết, là cảnh sát khởi tố công dân Việt Nam trùng tên và cả ngày tháng năm sinh, bị cáo buộc “phạm tội bắt cóc đưa người ra nước ngoài đặc biệt nghiêm trọng”. Theo nhật báo SME, cả đại diện pháp lý cho doanh nhân bị bắc cóc ở Đức Petra Schlagenhauf cũng khẳng định tập tài liệu này là thật.

Cựu đảng viên cộng sản cấp cao Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc ngày 23 tháng Bẩy 2017 giữa thanh thiên bạch nhật ở trung tâm Berlin cùng với người phụ nữ đi bên cạnh. Các mật vụ Việt Nam trước đó đã theo dõi họ cả nhờ chiếc xe được thuê tại chợ Sapa ở Praha. Những kẻ bắt cóc trong chiếc xe thùng cũng kiếm được ở Séc sau đó với Trịnh Xuân Thanh bên trong đã dịch chuyển qua Brno tới Bratislava. Và đậu xe cạnh nhà khách chính phủ.

Tại đó ngày 26 tháng Bẩy năm ấy đã diễn ra cuộc gặp chớp nhoáng của các phái đoan Slovakia và Việt Nam do các bộ trưởng Nội vụ dẫn đầu. Phía chủ nhà Slovakia là bộ trưởng Quốc phòng Robert Kaliňák hiện thời, mà sau cú ám sát tuần trước nhằm vào thủ tướng Robert Fico thì trên thực tế đang điều hành chính phủ Slovakia. Sau cuộc họp phái đoàn Việt Nam đến sân bay Bratislava và từ đó bằng chuyên cơ của chính phủ Slovakia bay sang Moscow.

Trong khoang chuyên cơ có cả người đàn ông bị bắt cóc. Các thành viên phái đoàn sốc nách Thanh mà chắc đã bị đánh thuốc lên máy bay với giải thích, là đã quá chén.

Sau đó doanh nhân này bị kết án tù chung thân vì tội tham nhũng. Bởi người này trước đó đã bị tình nghi trên cương vị giám đốc công ty nhà nước thuộc tập đoàn dầu khí PetroVietnam đã làm thất thoát cỡ 125 triệu euro.

Hà Nội khẳng định, rằng doanh nhân cựu đảng viên cao cấp mà hơn mười tháng trời ở Đức cố gắng xin tị nạn, đã tự nguyện về nước. Nhưng theo chính quyền Berlin thì đã xảy ra bắt cóc và luật pháp Đức và cả quốc tế đã bị chà đạp. Hơn nữa trước khi xảy ra vụ bắt cóc ngành ngoại giao Đức đã từ chối dẫn độ.

Trên lý thuyết chủ tịch nước bị đe dọa án tù

Cho tới nay chính quyền Bratislava cương quyết bác bỏ có dính líu đến vụ bắt cóc. Nhưng trong quá khứ  Robert Kaliňák từng thú nhận, rằng “người Việt Nam có thể là đã lợi dụng lòng hiếu khách của chúng ta”. “Tôi không thể hình dung, cả đích thân cả bộ trưởng cũng dính líu vào những trò như vậy,” dạo đó Robert Kaliňák khẳng định trên truyền thông.

Liên quan đến vụ bắt cóc tại Đức đã kết án tù hai đối tượng, một nằm trong những kẻ bắt cóc và tài xế xe thùng, đồng thời hành động như nhân viên mật vụ Việt Nam. Các nhà điều tra Đức trong phán quyết nêu rằng, bộ trưởng Tô Lâm đến Bratislava ngày  26 tháng Bẩy 2017 thực hiện cuộc gặp gỡ là để tận dụng thời cơ bí mật đưa Thanh về Việt Nam.

Theo nhật báo Sme, thì tại Đức tân chủ tịch nước Việt Nam không bị truy tố vì quan ngại vấn đề quyền miễn trừ ngoại giao. Nhưng theo luật Slovakia, thì bất kỳ thủ phạm trọng án tới nào mức độ mà nay Tô Lâm đang bị truy tố, thì án tù từ mười đến mười lăm năm cũng khó tránh. Không biết cảnh sát sẽ hành động ra sao, nếu chẳng hạn bị can này sang thăm Slovakia trong cương vị chủ tịch nước.

Cựu bộ trưởng lăn lộn trong ngành công an bốn chục năm. Ben Swanton từ nhóm đấu tranh cho tự do ngôn luận ở Việt Nam The 88 Project chia sẻ với phóng viên hãng thông tấn AP, rằng dưới sự giám sát của ông ta quốc gia này  bắt đầu ngày càng mạnh tay với mội tiếng nói chỉ trích. “Sau khi lên chức chủ tịch nước đúng là Việt Nam trở thành nhà nước công an,” Ben Swanton cảnh báo và bổ xung, rằng các vị trí hàng đầu trong đảng hiện nay do các cựu sĩ quan công an và mật vụ nắm giữ.

David Nguyễn – Thoibao.de ( Biên dịch)

Link. https://www.idnes.cz/zpravy/zahranicni/vietnam-novy-prezident-to-lam-unos-vietnamce-berlin-slovenske-vladni-letadlo.A240524_144247_zahranicni_kha

Nhận báo tại Slovakia cũng đăng về vụ việc ông Tô Lâm bị truy tố hình sự với tội danh tổ chức bắt cóc : Nový vietnamský prezident je ústrednou postavou z kauzy únosu, vyšetruje ho NAKA (dennikn.sk) 

>> Trung tướng công an Lê Mạnh Cường cũng bị Slovakia truy tố vì vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh