Vì sao Tổng Bí thư Tô Lâm bất lực khi xử lý Phó Thủ tướng Lê Minh Khái?

Truyền thông nhà nước, ngày 13/8, đồng loạt đưa tin, “Kỷ luật cảnh cáo Phó Thủ tướng Lê Minh Khái”. Bản tin cho biết, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ngày 13/8 đã họp, xem xét, thi hành kỷ luật các tổ chức Đảng và đảng viên bị phát hiện có vi phạm, khuyết điểm.

Theo đó, Bộ Chính trị quyết định kỷ luật cảnh cáo Phó Thủ tướng Lê Minh Khái và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng, do có liên quan đến các sai phạm tại Dự án Khu đô thị Đại Ninh tỉnh Lâm Đồng.

Ông Lê Minh Khái bị cáo buộc “vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương, gây hậu quả nghiêm trọng, dư luận xấu, làm giảm uy tín của tổ chức đảng và ngành Thanh Tra”.

Bên cạnh đó, có cáo buộc khẳng định, ông Khái đã nhận hội lộ khoảng 2 triệu USD từ bà “trùm” Trương Mỹ Lan, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát – chủ dự án Khu đô thị Đại Ninh, tỉnh Lâm Đồng.

Trước đó, tại Hội nghị Trung ương “bất thường” ngày 3/8, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã bị cho thôi giữ chức vụ Bí thư Trung ương Đảng, Uỷ viên Trung ương Đảng khóa 13. Như vậy, ông Khái đã bị cách tất cả các chức vụ trong Đảng, nhưng vẫn là Phó Thủ tướng Chính phủ.

Vì Quốc hội khóa 15 đang trong thời gian nghỉ giữa 2 kỳ họp, và chưa có cuộc họp “bất thường”, cũng như, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa có thông báo về việc miễn nhiệm ông Lê Minh Khái, nên về nguyên tắc, ông Khái vẫn là Phó Thủ tướng. Tuy nhiên, do ông Khái đã không còn là Ủy viên Trung ương, nên việc ông sẽ mất chức Phó Thủ tướng là điều chắc chắn.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái là cấp phó cuối cùng trong nội các của Thủ tướng Chính, được bầu chọn sau Đại hội 13. Trước đó, các ông Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam đã bị thôi chức, do trách nhiệm của người đứng đầu, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành bệnh nặng qua đời.

Các Phó Thủ tướng Chính phủ được bầu bổ sung là các ông Trần Lưu Quang, Trần Hồng Hà và Lê Thành Long, cùng với ông Khái, hiện là 4 phó thủ tướng trong Chính phủ của ông Phạm Minh Chính. Trong đó, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà – một nhân vật cộm cán phe Hà Tĩnh, được cho là đã nằm trong tầm “khóa số 8” của Bộ Công an.

Theo giới thạo tin, một trong những lý do khiến ông Tô Lâm cho xử lý ông Lê Minh Khái, ngay trong ngày đầu nhậm chức Tổng Bí thư, là có liên quan đến bà Trương Thị Mai.

Bà Mai đã lấy cương vị lãnh đạo cao cấp, nhiều lần thúc ép và đe dọa các lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng, buộc họ phải tiếp tay cho đại gia Nguyễn Cao Trí và bà “trùm” Trương Mỹ Lan. Đổi lại, bà Mai được Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận biếu một căn biệt thự “khủng” ở Sài Gòn, với giá trị khoảng 2 triệu USD. Đây là những đồng “tiền bẩn” từ hối lộ của bà Trương Mỹ Lan, gửi Bí thư Trần Đức Quận, để đưa cho bà Mai.

Như vậy, theo giới quan sát, nếu Phó Thủ tướng Lê Minh Khái thoát bị khởi tố hình sự, thì bà Trương Thị Mai cũng sẽ được hạ cánh an toàn.

Trong lịch sử Đảng những năm gần đây, hầu hết các lãnh đạo cấp Ủy viên Bộ Chính trị có đặc quyền miễn truy tố. Chỉ duy nhất ông Đinh La Thăng – cựu Ủy viên Bộ Chính trị, cựu Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, bị kết án trên 30 năm tù, bởi “đòn thù” của Tổng Trọng.

Các lãnh đạo cấp cao từ uỷ viên Trung ương Đảng trở lên, khi tham nhũng, được phép chủ động xin thôi chức và xin nghỉ, sau khi nộp lại 2/3 số tiền tham nhũng. Tài sản, tiền bạc tham nhũng trước đó không bị tịch thu, sung công, theo quy định của pháp luật.

Việc ông Lê Minh Khái, hay bà Trương Thị Mai nhận hối lộ đến 2 triệu USD từ bà Trương Mỹ Lan, mà không bị khởi tố hình sự hay thu hồi tài sản có được do tham nhũng, cho thấy, Tô Tổng vẫn không có khả năng vượt qua “lằn ranh đỏ”. Qua đó cũng cho thấy, với quyền lực hiện tại, ông Tô Lâm không phải muốn làm gì cũng được.

 

Trà My – Thoibao.de