Bước chân sang Mỹ, nhưng Tô Lâm vẫn hồi hộp sợ tiếng tằng hắng của Tập!

Theo những nguồn tin khả tín cho thoibao.de biết, vào khoảng 22 tháng 9, ông Tô Lâm sẽ có chuyến công du sang Mỹ. Điều đáng nói là, ông đi Mỹ với tư cách là nguyên thủ quốc gia, dự kỳ họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Sau chuyến đi này, ông Tô Lâm sẽ nhả ghế Chủ tịch nước cho người khác.

Vì sao ông Tô Lâm không chịu nhả chức Chủ tịch nước trước tháng 10? Nguyên nhân được cho là, ông muốn dùng cương vị Chủ tịch nước để dự Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, và cũng để nhân tiện thăm nước Mỹ.

Nếu thăm Mỹ với tư cách là Chủ tịch nước, ông Tô Lâm sẽ dễ ăn nói với Tập Cận Bình hơn. Bởi Chủ tịch nước có trách nhiệm đi họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, nên ông tiện thể thăm Mỹ và ghé Nhà Trắng. Còn nếu ông, trên cương vị Tổng Bí thư đi thăm Mỹ, thì Tập Cận Bình sẽ rất không hài lòng.

Một khi Tô Lâm cần sử dụng chức Chủ tịch nước để thăm Mỹ, thì điều đó có nghĩa, ông sợ Tập Cận Bình. Ông cần có một lý do xác đáng để giải thích với ông Tập.

Như vậy, ông Tô Lâm muốn gần Mỹ, nhưng vẫn sợ mất lòng Tàu. Vậy thì, rất khó để Đảng Cộng sản Việt Nam tiến gần hơn với Mỹ.

Chính sách đu dây là cách muốn được lòng cả 2 bên. Tuy nhiên, Mỹ và Trung Quốc là 2 đối thủ gay gắt trên trường quốc tế, nên sẽ không thể vừa có quan hệ thân thiết với Mỹ, mà vẫn được lòng Trung Quốc. Giữa 2 cường quốc này, cần phải có sự chọn lựa rõ ràng.

Chỉ đến khi nào, người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam dám tự quyết chính sách ngoại giao, mà không sợ mất lòng Bắc Kinh, thì khi đó, đất nước mới có cơ hội độc lập chính trị. Việc phải mượn tạm chức Chủ tịch nước, để dễ bề phân bua với bề trên, thì đấy chính là tư duy nô lệ.

Thứ tư duy nô lệ trong đầu giới lãnh đạo Cộng sản này, mới là nguy hiểm, chứ không phải là sự hung hăng của Bắc Kinh. Bởi các nước trong khu vực, đặc biệt là các nước Đông Á, đã chứng minh cho thế giới thấy rằng, họ không sợ Bắc Kinh, bất kể quốc gia này có hung hăng đến mấy.

Hung hăng là bản chất của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nên không thể vì họ hung hăng, mà phải khép nép sợ sệt. Như vậy chỉ đem lại thiệt hại cho quốc gia. Không lãnh đạo nước nào lại đi chiều lòng những kẻ tham lam ở Trung Nam Hải, mà chỉ có lãnh đạo Cộng sản Việt Nam mới chiều họ một cách vô minh, để đất nước gánh chịu hết thiệt thòi này đến thiệt thòi khác.

Thực tế cho thấy, chính sách ngoại giao nhất quán, như Nhật Bản, Hàn Quốc hay Đài Loan, mới khiến cho đất nước họ được an toàn, tự chủ cả về kinh tế lẫn chính trị. Còn “ngoại giao cây tre” thì chẳng có được sự giúp đỡ tận tình của bên nào. Trung Quốc không dám động đến Đài Loan vì sợ Mỹ. Còn nếu Trung Quốc đánh Việt Nam, thì họ an tâm, vì sẽ chẳng có ai giúp đỡ Việt Nam.

Thời Tô Lâm, bề ngoài thì có vẻ kết nối với Mỹ nhiều hơn, như Phan văn Giang và Tô Lâm đi Mỹ, báo The New York Times mở văn phòng đại diện tại Việt Nam… Tuy nhiên, thâm tâm của người đứng đầu Đảng Cộng sản và cả Bộ Chính trị, rõ ràng, họ vẫn rất sợ Bắc Kinh. Đây chính là cản lực lớn nhất, khiến quan hệ Việt – Mỹ chỉ “màu mè” bề ngoài, mà không đi vào thực chất.

Tô Lâm là Tướng Công an, nói theo ngôn ngữ thời xưa thì Tô Lâm xuất thân từ quan võ. Thường thì quan võ có xu hướng chủ chiến, vì họ không hèn nhát như hầu hết quan văn. Tuy nhiên, dù Tô Lâm xuất thân quan võ, nhưng sự hèn kém thì cũng không khác với những người xuất thân quan văn, như Nguyễn Phú Trọng.

Có lẽ, cái hung, cái dũng của Tô Lâm, chỉ thể hiện với dân và với các “đồng chí” yếu hơn mình. Còn với thiên triều, ông vẫn không thoát khỏi cái dớp bấy lâu nay của những người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam.

 

Hoàng Phúc – Thoibao.de