Vì sao Lương Tam Quang sang Đức để đưa Nhàn AIC về Việt Nam chỉ là đi chơi cho vui?

Như thoibao.de đã đưa tin, Bộ trưởng Lương Tam Quang cùng phái đoàn cấp cao của Bộ Công an sang thăm và làm việc tại Cộng hòa Liên bang Đức ngày 28/10. Một trong những mục đích đàm phán với nhà nước Đức là để đưa bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn về Việt Nam.

Theo thông tin mới nhất từ truyền thông Đức, chiều 28/10, Bộ Nội vụ Đức xác nhận, có cuộc gặp với phái đoàn cấp cao của Bộ Công an Việt Nam.

Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Tiến bộ AIC, là người đang bị nhà nước Việt Nam truy nã. Bà Nhàn AIC là một nữ doanh nhân, có mối quan hệ với nhiều giới chức lãnh đạo cấp cao Việt Nam, cũng như các tướng lĩnh của Bộ Quốc phòng.

Từ lâu, Tổng Bí thư Trọng và Bộ Công an đã sử dụng vụ “Nhàn AIC”, để tìm mọi cách loại ông Phạm Minh Chính ra khỏi chiếc ghế Thủ tướng Chính phủ. Nhưng cho đến khi qua đời, tuyên bố của ông Trọng vẫn còn để ngỏ đó.

Theo giới thạo tin, ông Tô Lâm vẫn tiếp tục tìm mọi cách để loại Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đại tướng – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang, để độc chiếm quyền lực trong Đảng. Đây là các nhân vật lãnh đạo cấp cao, được cho là có mối quan hệ tiền bạc và tình cảm trên mức bình thường với bị án Nhàn.

Nguồn tin nội bộ tiết lộ cho thoibao.de rằng, lâu nay, ông Tô Lâm cho tay chân trong Bộ Công an tiến hành lùng sục, để tìm ra các bằng chứng tham nhũng, nhằm truất phế Thủ tướng Chính, nhưng tới nay vẫn không thành công.

Có thông tin cho biết, ông Tô Lâm và Bộ Công an đã tính đến phương án “liều lĩnh”, dùng đặc vụ để tổ chức bắt cóc bà Nhàn, từ Đức đưa về Việt Nam, giống như vụ Trịnh Xuân Thanh.

Theo giới quan sát, nếu thực hiện kế hoạch bắt cóc bà Nhàn, là việc đâm đầu vào chỗ chết, và chắc chắn sẽ thất bại.

Bà Nhàn đang sống tỵ nạn chính trị tại Đức, và được tổ chức bảo vệ rất chặt chẽ. Không chỉ lực lượng an ninh và cảnh sát của nước Đức, mà còn có lực lượng an ninh “chìm” của Tổng cục Tình báo của quân đội Việt Nam, cũng bảo vệ bà.

Ông Tô Lâm thừa biết, việc tổ chức bắt cóc bà Nhàn tại Đức là điều không thể, và không được phép làm. Nhưng vẫn có khả năng, ông mượn câu chuyện này để sắp xếp lại nhân sự của Bộ Quốc phòng và phe quân đội.

Nhưng liệu phía Đức có đồng ý với đề nghị của ông Tô Lâm hay không, thì vẫn là một câu hỏi bỏ ngỏ. Đức là một nhà nước pháp quyền và tôn trọng quyền con người. Trong khi, Việt Nam không có một hệ thống tư pháp độc lập, nên rất khó có thể thuyết phục Chính phủ Đức.

Cũng như Tổng Bí thư Tô Lâm, Thủ tướng Chính cũng được cho là tay chân thân tín của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Việc nỗ lực bắt bà Nhàn, là để loại bỏ Thủ tướng Chính, hay Đại tướng Phan Văn Giang, vốn là các đồng minh của ông Tô Lâm. Nếu có thật, thì đây sẽ là chuyện ông Tô Lâm “tự bắn” vào chân mình.

Vậy tại sao, Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang vẫn đi thăm và làm việc ở Cộng hòa Liên bang Đức, để giải quyết việc truy bắt Nhàn?

Yêu cầu dẫn độ bà Nhàn từ phía Việt Nam đã từng bị cơ quan tư pháp Đức từ chối, một phần do tiền lệ từ vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh vào năm 2017. Đồng thời, chính quyền Đức tỏ ra thận trọng, vì vụ án của bà Nhàn rõ ràng có động cơ chính trị. Cụ thể là có liên quan đến Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Chuyến công tác đến Đức của Bộ trưởng Lương Tam Quang, có thể, chỉ nhằm mục đích xoa dịu các đối thủ đang đặt nghi vấn, vì sao ông Tô Lâm và Bộ Công an không tích cực truy bắt Nhàn, hay vì muốn bao che cho phe cánh.

Phải chăng, chuyến thăm Đức lần này của Bộ trưởng Lương Tam Quang, chỉ là chuyến đi “cho vui” mà thôi?

 

Trà My – Thoibao.de