Từ năm 2021 đến 2024, Bệnh viện đa khoa Hạc Thành (trước đây là Bệnh viện đa khoa TP Thanh Hóa) lập khống bệnh án với thời gian điều trị khoảng 10 ngày, tại nhiều khoa khác nhau. Loại bệnh ghi trong hồ sơ là ngộ độc thực phẩm, viêm phế quản, nhiễm khuẩn…với mục đích hưởng lợi từ các khoản chi trả của bảo hiểm nhân thọ. Cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa đã công khai danh sách các bệnh án giả để các công ty bảo hiểm đối chiếu và rà soát. Vụ việc phát hiện 20 bệnh án giả, đang gây chấn động dư luận Việt Nam. Đây là một thực trạng điển hình về tình trạng lợi dụng chức vụ quyền hạn và gian lận bảo hiểm y tế.
Vụ án đang được điều tra với các tội danh như lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Nguyên nhân vì sao ngày càng phổ biến tình trạng giả mạo y tế tại Việt Nam. Hiện tượng giả mạo trong lĩnh vực y tế không chỉ dừng lại ở bệnh án. Mà gần đây còn có các vụ như Bác sĩ “dỏm” tại phòng khám ở Đà Nẵng bị khởi tố vì giả danh chuyên môn để moi tiền bệnh nhân Giấy khám sức khỏe giả tại Hà Nội do làm giả con dấu bệnh viện..v..v…
Vì sao tệ nạn gian lận y tế ngày càng “phát triển”. Một số nguyên nhân có thể kể đến như lợi ích tài chính lớn từ bảo hiểm và dịch vụ y tế. Thiếu kiểm tra, giám sát chặt chẽ từ cơ quan quản lý. Lỗ hổng trong hệ thống hồ sơ bệnh án điện tử và quan trọng nhất là sự xuống cấp đạo đức nghề nghiệp trong bộ phận cán bộ y tế csVN.
Tệ nạn y tế nghiêm trọng nầy đương nhiên sẽ tác động đến niềm tin xã hội như:
- Người dân hoài nghi về tính minh bạch và công bằng trong khám chữa bệnh. Bệnh nhân thật có thể bị nghi ngờ hoặc đối xử thiếu công bằng. Suy giảm niềm tin vào hệ thống y tế.
- Quỹ bảo hiểm bị thất thoát, dẫn đến giảm quyền lợi cho người tham gia thật sự. Các công ty bảo hiểm có thể tăng phí hoặc siết điều kiện chi trả, gây thiệt hại cho người dân. Ảnh hưởng đến hiệu quả bảo hiểm y tế.
- Nếu không xử lý nghiêm, xã hội có thể coi việc giả mạo là “chuyện thường ngày”. Làm xói mòn các giá trị đạo đức, đặc biệt trong ngành y – vốn được xem là cao quý. Tạo tâm lý “bình thường hóa” hành vi gian lận.
- Các tổ chức quốc tế, nhà đầu tư và đối tác y tế có thể đánh giá thấp năng lực quản lý của Việt Nam. Ảnh hưởng đến các chương trình hợp tác y tế, bảo hiểm, và viện trợ. Tác động đến uy tín quốc gia.
Dưới chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, “nghề chữa bệnh” giờ có thêm… “phép màu” là không cần bệnh nhân, không cần điều trị, chỉ cần giả đủ khéo, là tiền vẫn đổ về. Thiệt tình hết biết.
Thanh Nam