SỰ SUY ĐỒI CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM

Trong một xã hội lành mạnh, đạo đức và pháp luật phải song hành để giữ vững kỷ cương và phẩm giá con người. Nhưng ở Việt Nam, sự tha hóa của bộ máy cầm quyền đã kéo theo sự đảo lộn toàn diện các chuẩn mực đạo đức xã hội. Điều từng bị coi là sai trái, phi pháp giờ đây lại được chấp nhận, thậm chí tán dương như điều hiển nhiên.

Vụ án Trịnh Văn Quyết là một ví dụ trơ trẽn: Từ 21 năm tù xuống còn 7 năm vì “khắc phục hậu quả”. Sự nhân nhượng đáng ngờ này không chỉ cho thấy luật pháp có thể bị bẻ cong, mà còn phản ánh sự thỏa hiệp giữa tội phạm và nhà chức trách. Trong khi đó, xã hội lại chấp nhận luận điệu “tham nhưng làm được việc”, như thể ăn cắp của công chỉ đáng trách nếu… không hiệu quả.

Chuẩn đạo đức bị bóp méo đến mức hành vi như trả lại của rơi hay công an phá án những việc căn bản, thuộc trách nhiệm nghề nghiệp lại được tôn vinh như chiến tích. Đáng báo động hơn, người dân phải cầu mong “quan chức đừng làm gì” để tránh thêm tai họa. Đó là dấu hiệu của một xã hội tuyệt vọng.

Quan chức sai phạm thì “kiểm điểm”, dân sai thì truy tố. Pháp luật trở thành công cụ chọn lọc, chỉ áp dụng nghiêm với thường dân. Khi đó, công lý bị làm nhục, và chuẩn mực đạo đức chỉ còn là lớp sơn rẻ tiền che đậy một hệ thống đã thối rữa từ bên trong.

Trong bối cảnh này, nói đến cải cách hay phục hồi chuẩn mực là điều phi thực tế. Bởi lẽ, không thể mong kẻ đang phá hủy đạo đức là người cứu rỗi nó.

Thiện Nhân