Toàn cầu hóa là một trong những từ được nhắc nhiều đến trong vòng 25 năm qua.
Nó có vẻ là một khái niệm khá kỳ lạ, vì bất kỳ nhà sử học kinh tế nào cũng sẽ nói với bạn rằng con người đã từn giao dịch qua các khoảng cách rộng lớn trong nhiều thế kỷ, nếu không nói là hàng thiên niên kỷ.
Bạn chỉ cần nhìn vào ngành buôn bán gia vị thời trung cổ, hoặc Công ty Đông Ấn, để biết điều đó. Nhưng toàn cầu hóa về phương diện quy mô và tốc độ của kinh doanh quốc tế, đã bùng nổ trong vài thập kỷ qua đến mức chưa từng thấy.
Du lịch dễ dàng hơn, mạng lưới internet kết nối toàn thế giới, Chiến tranh Lạnh kết thúc, các thỏa thuận thương mại mới và các nền kinh tế của các quốc gia đang phát triển nhanh chóng, tất cả kết hợp để tạo ra một hệ thống phụ thuộc nhiều hơn vào những gì đang xảy ra ở bên kia thế giới so với từ trước đến giờ.
Đó chính là lý do tại sao sự lây lan của virus Cúm Vũ Hán đã gây hậu quả kinh tế ngay lập tức như vậy.
Giáo sư Beata Javorcik, nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Châu Âu, nói rằng tốc độ thay đổi của nền kinh tế toàn cầu chỉ trong vòng 17 năm qua là rất sâu sắc.
“Khi chúng ta nhìn lại năm 2003, tại đại dịch Sars, Trung Quốc chiếm 4% sản lượng toàn cầu,” bà nói. “Bây giờ Trung Quốc chiếm tới bốn lần, tức 16%. Điều đó có nghĩa là bất cứ điều gì đang xảy ra ở Trung Quốc đều ảnh hưởng đến thế giới ở mức độ lớn hơn nhiều.” Toàn cầu hóa giúp giải thích tại sao gần như mọi nhà máy ô tô lớn ở Anh đã ngừng hoạt động – những xưởng sán xuất này phụ thuộc vào doanh số và linh kiện từ khắp nơi trên thế giới. Khi cả hai sụp đổ, họ phải ngừng chế tạo xe.
Do đó, sự giàu có và sức mạnh kinh tế của Trung Quốc quan trọng đối với chúng ta hơn rất nhiều so với trước đây, nhưng không chỉ là vấn đề quy mô – còn có một vấn đề sâu sắc hơn với toàn cầu hóa.
Ian Goldin, giáo sư toàn cầu hóa và phát triển tại Đại học Oxford, đồng thời là tác giả của cuốn “The Butterfly Defect, How Globalization Creates Systemic Risks, And What To Do About It“, nói rằng “những rủi ro đã được cho phép nẩy mầm, chúng là nền tảng của toàn cầu hóa. “
Điều đó, theo ông, có thể được nhìn thấy không chỉ trong cuộc khủng hoảng này, mà còn trong cuộc khủng hoảng tín dụng và khủng hoảng ngân hàng năm 2008, và lỗ hổng của internet trước các cuộc tấn công mạng. Hệ thống kinh tế toàn cầu mới mang lại lợi ích to lớn, nhưng cũng có những rủi ro rất lớn.
Trong khi toàn cầu hóa đã giúp tăng thu nhập, phát triển nhanh chóng các nền kinh tế và giúp hàng triệu người thoát khỏi đói nghèo; điều đó đã làm tăng nguy cơ lây nhiễm, có thể là tài chính hoặc y tế.
Vậy cuộc khủng hoảng mới nhất này có ý nghĩa gì đối với việc toàn cầu hóa?
Với Giáo sư Richard Portes, giảng dạy kinh tế tại London Business School, dường như mọi thứ sẽ phải thay đổi, bởi vì các công ty và mọi người đã nhận ra những rủi ro mà họ đã gặp phải.
“Hãy nhìn vào thương mại,” ông giải thích. “Một khi chuỗi cung ứng bị gián đoạn [bởi virus Cúm Vũ Hán], mọi người bắt đầu tìm kiếm các nhà cung cấp thay thế tại quốc nội, ngay cả khi chúng đắt hơn.”
“Nếu tìm thấy các nhà cung cấp trong nước, họ sẽ gắn bó với những công ty này vì những rủi ro đã nhận thấy.” Giáo sư Richard Portes nói.
Giáo sư Javorcik đồng ý, và tin rằng sự kết hợp của các yếu tố sẽ có nghĩa là ngành sản xuất phương Tây sẽ bắt đầu đưa công việc về nước.
“Tôi nghĩ rằng cuộc chiến thương mại [chủ yếu là giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc], kết hợp với dịch Cúm Vũ Hán, sẽ khiến các công ty thực sự coi trọng việc sản xuất tại quốc nội,” bà nói.
“Họ sẽ quay lại các hoạt động có thể được tự động hóa, bởi vì việc mang sản xuất về nước mang lại sự chắc chắn. Bạn không phải lo lắng về chính sách thương mại quốc gia của mình và điều đó cũng mang đến cho bạn cơ hội đa dạng hóa cơ sở cung cấp trong nước.”
Tuy nhiên, đây không phải tất cả đều tin tốt cho các nền kinh tế phương Tây, hiện giờ đây có thể tin rằng họ đã trở nên quá phụ thuộc vào toàn cầu hóa. Thay vào đó, điều này ảnh hưởng cả hai cách.
Nhiều phần của toàn cầu hóa không phải là về việc mang hàng hóa sản xuất đi khắp nơi trên toàn thế giới, mà là di chuyển con người, ý tưởng và thông tin; điều mà chúng ta ở Anh và các nền kinh tế phương Tây khác rất giỏi.
Như David Henig, giám đốc Dự án Chính sách Thương mại của Anh tại Trung tâm Kinh tế Chính trị Quốc tế Châu Âu, chỉ ra: “Ngành dịch vụ dường như đã rơi khỏi một vách đá, và chỉ tập trung đặc biệt vào du lịch và các trường đại học.”
“Chắc chắn phải có mối quan tâm về số lượng tuyển sinh mới vào các trường đại học phương Tây vào mùa Thu này. Đây là một ngành xuất khẩu khổng lồ, ví dụ như nhiều trường đại học phụ thuộc vào dụ sinh Trung Quốc.” David Henig nói.
Nhiều trường đại học ở phương Tây sẽ nhớ sinh viên nước ngoài, những người thường phải trả nhiều tiền hơn cho các khóa học của họ, và là một nguồn thu nhập chính
Ý tưởng rằng toàn cầu hóa chỉ là chuyển các chuỗi sản xuất hoặc cung ứng sang các nước châu Á rẻ hơn là quá đơn giản. Nó cũng dẫn đến sự gia tăng lớn các sinh viên nước ngoài sẵn sàng trả tiền để học tại các trường cao đẳng và đại học của chúng ta, và một lượng lớn khách du lịch giàu có muốn chi tiền ở đây, chẳng hạn cụ thể là hai doanh nghiệp trong ngành dịch vụ.
Làm chậm lại hoặc thậm chí đảo ngược tiến trình toàn cầu hóa sẽ tác động rất mạnh đến các ngành đó. Nhưng ngay cả như vậy, Giáo sư Goldin, chuyên gia về toàn cầu hóa và phát triển tại Đại học Oxford, nghĩ rằng đại dịch này đánh dấu một sự thay đổi rộng lớn và rằng “Năm 2019 là năm của sự phân mảnh chuỗi cung ứng cao nhất“.
Mặc dù, một số yếu tố như in 3D, tự động hóa, nhu cầu tùy biến và giao hàng nhanh chóng, cũng như chủ nghĩa bảo hộ đã bắt đầu được cảm nhận; nhưng có vẻ như dịch Cúm Vũ Hán vẫn làm tăng tốc những quá trình đó.
Tuy nhiên, mối quan tâm thực sự không phải là liệu những thay đổi này có xảy ra hay không, mà là chúng đi được bao xa và chúng sẽ được quản lý như thế nào?
Giáo sư Goldin có cách giải thích đơn giản và rõ ràng về các lựa chọn – kết quả liệu sẽ giống như những gì đã xảy ra sau Thế chiến thứ nhất, hay sau Thế chiến thứ hai?
Chúng ta có thể, như sau năm 1918, có các tổ chức quốc tế yếu và suy yếu đi, ngược lại là sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa bảo hộ và sự suy thoái kinh tế.
Hoặc, như sau năm 1945, tinh thần hợp tác và chủ nghĩa quốc tế cao hơn, như Bretton Woods, Kế hoạch Marshall, Liên hiệp quốc và Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại…
Giáo sư Goldin tỏ ra lạc quan, nhưng ông lo lắng về việc ai sẽ là người dẫn đầu. “Chúng ta có thể lạc quan, nhưng chúng ta chắc chắn không thấy sự lãnh đạo từ Nhà Trắng,” ông nói. “Trung Quốc không thể bước lên địa vị lãnh đạo, và Vương quốc Anh không thể dẫn đầu ở châu Âu.”
Đây cũng là lo lắng được chia sẻ bởi Giáo sư Portes, ông nói: “Hội nghị thượng đỉnh G20 tại London năm 2009 đã đồng ý gói hợp tác quốc tế trị giá hàng tỷ đôla, ngay cả Đức đã tham gia. Nhưng hiện tại không có lãnh đạo nào trong G20, và Hoa Kỳ vắng mặt trên trường quốc tế.”
Liệu toàn cầu hóa có sẽ bị đảo ngược? Có lẽ là không, việc phát triển kinh tế quá quan trọng để điều đó xảy ra, nhưng nó cũng có thể bị chậm lại.
Toàn cầu hóa tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế… trên quy mô toàn cầu.
Gia tăng việc đi lại và du lịch quốc tế; Gia tăng di cư, bao gồm cả nhập cư trái phép
Phát triển mạnh hạ tầng viễn thông toàn cầu; Gia tăng thị phần của các tập đoàn đa quốc gia.
Gia tăng thương mại quốc tế ; Gia tăng luồng tư bản quốc tế bao gồm cả đầu tư trực tiếp nước ngoài; Gia tăng luồng dữ liệu xuyên biên giới thông qua việc sử dụng Internet, các vệ tinh liên lạc và điện thoại; Gia tăng trao đổi văn hoá quốc tế, chẳng hạn như việc xuất khẩu các văn hoá phẩm như phim ảnh hay sách báo…
Toàn cầu hoá cũng khiến con người chú ý hơn đến những vấn đề có ảnh hưởng toàn cầu như vấn đề nóng lên của khí hậu, khủng bố, buôn lậu ma tuý và vấn đề nâng cao mức sống ở các nước nghèo. Đồng thời cũng làm mờ đi ý niệm chủ quyền quốc gia và biên giới quốc gia thông qua các hiệp ước quốc tế dẫn đến việc thành lập các tổ chức như WTO và OPEC…
Tuy nhiên, câu hỏi lớn hơn là chúng ta đã học được những bài học qua cuộc khủng hoảng này chưa? Liệu chúng ta có sẽ học cách phát hiện, kiểm soát và điều chỉnh các rủi ro dường như là một phần không thể thiếu của toàn cầu hóa? Bởi vì sự hợp tác và lãnh đạo cần thiết để thực hiện điều đó dường như đang bị thiếu hụt.
Tại Việt Nam, nơi vẫn tồn tại sự cai trị độc tài của Đảng Cộng sản, với sự thiếu vắng của một nhà nước pháp quyền , thì toàn cầu hóa là một điều kiện tốt để cả dân tộc trên 90 triệu dân vứt bỏ nốt những tàn dư của thứ Chủ nghĩa Cộng sản đầy sai lầm để hội nhập, cùng tận hưởng một cuộc sống tự do và công bằng xã hội trong thế giới văn minh của nhân loại.
Hoàng Lan từ Hà nội – Thoibao.de (Tổng hợp)