Chuẩn bị “ra đòn” mạnh hơn – Trump hoãn phạt Trung Quốc

https://www.youtube.com/watch?v=jc8c-me-aMA
Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=jc8c-me-aMA

Tổng thống Donald Trump nói ông đã không trừng phạt thêm các quan chức Trung Quốc về vụ giam giữ người Hồi giáo ở Tân Cương, vì đang ở “giữa một thỏa thuận thương mại”.

Ông Trump nói với trang tin Axios rằng đạt được thỏa thuận “tuyệt vời” có nghĩa là ông không thể áp đặt “thêm các biện pháp trừng phạt“.

Trung Quốc giam giữ khoảng một triệu người Uighur (Duy Ngô Nhĩ) và các nhóm sắc tộc khác trong các trại ở Tân Cương để cải tạo tư tưởng và trừng phạt nhưng phủ nhận việc ngược đãi họ.

Vấn đề trên nảy sinh sau những cáo buộc trong cuốn sách của John Bolton, cựu cố vấn an ninh quốc gia của Trump.

Ông Bolton cáo buộc rằng tại một hội nghị thượng đỉnh năm ngoái, ông Trump đã bật đèn xanh cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình xây các trại giam người Uighur ở khu vực phía Tây, nói rằng đó “chính xác là điều nên làm“.

Bình luận của tổng thống được đưa ra trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Sáu tuần trước, sau đó được trang tin Axios của Mỹ công bố hôm Chủ nhật.

Axios nói rằng khi được hỏi tại sao lại trì hoãn việc áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt với các quan chức của Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Trump nói: “Chà, chúng tôi đang ở giữa một thỏa thuận thương mại lớn.”

Và khi bạn đang ở giữa một cuộc đàm phán rồi đột nhiên bạn bắt đầu đưa thêm các biện pháp trừng phạt – chúng tôi đã phạt họ rất nhiều. Tôi áp thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc, điều tồi tệ hơn nhiều so với bất kỳ hình phạt nào bạn có thể nghĩ tới. “

Trong diễn tiến của cuộc chiến thương mại cay đắng, Mỹ đã áp thuế lên hơn 360 tỷ đôla hàng hóa Trung Quốc và Trung Quốc đã trả đũa bằng cách đánh thuế lên hơn 110 tỷ đôla sản phẩm Hoa Kỳ trước khi thỏa thuận “giai đoạn một” được ký kết vào tháng Giêng.

Ảnh: Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra thông báo về quan hệ thương mại của Mỹ với Trung Quốc và Hồng Kông tại Vườn hồng của Nhà Trắng ở Washington, Mỹ, ngày 29 tháng 5 năm 2020.

Khi được hỏi tại sao ông không sử dụng Đạo luật Magnitsky toàn cầu – được Quốc hội thông qua năm 2016, để chống lại các vi phạm nhân quyền – ông Trump nói “không ai đề cập cụ thể với tôi về Trung Quốc“.

Axios cũng gạn hỏi về những cáo buộc của John Bolton, cựu cố vấn an ninh quốc gia của ông, nói rằng ông đã nhờ Chủ tịch Tập Cận Bình giúp giành chiến thắng trong cuộc tái tranh cử, bằng cách mua nông sản từ nông dân Mỹ.

Không, hoàn toàn không. Những gì tôi nói với mọi người mà chúng tôi thương thảo với, không chỉ là với Chủ tịch Tập Cận Bình, tôi muốn họ kinh doanh với đất nước này. Những gì tốt cho đất nước thì tốt cho tôi.”

Nhưng tôi không đi quanh nói, ‘Ồ, giúp tôi trong việc tái tranh cử.’ Tại sao tôi lại nói thế? “

Trung Quốc bị cáo buộc gì về vụ Tân Cương?

Các nhà hoạt động nói rằng Trung Quốc đang tìm cách đồng hóa các nhóm sắc tộc Hồi giáo bằng vũ lực, bằng cách phá hủy văn hóa của họ và cấm các hoạt động của họ.

Tìm kiếm sự thật trong các trại ‘cải tạo’ người Duy Ngô Nhĩ

Trung Quốc nói rằng các trại trong lãnh thổ tự trị là các trung tâm giáo dục nghề nghiệp nhắm vào người theo chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan.

Một báo cáo vào tháng Ba cho biết hàng chục ngàn người Uighur đã được chuyển ra khỏi Tân Cương để làm việc trong các nhà máy trên khắp Trung Quốc.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết bất kỳ di chuyển nào của người lao động nào cũng là tự nguyện.

Ảnh: Cựu cố vấn Bolton nói Ông Trump nhờ Tập Cận Bình giúp để tái đắc cử. Cuốn sách mới của cựu cố vấn an ninh quốc gia John Bolton tiết lộ như vậy.

Mùa thu năm 2018, Mỹ đang trên bờ vực áp đặt các biện pháp trừng phạt với quan chức và thực thể hàng đầu của Trung Quốc, liên quan đến các trại giam hàng loạt người Uighur. Được thúc đẩy bởi một yêu cầu lưỡng đảng hiếm hoi từ các nhà lập pháp, các quan chức từ bộ ngoại giao và Hội đồng An ninh Quốc gia đã lên tiếng ủng hộ. Nhưng như ông Trump nói, ý tưởng này đã được gác lại để không gây nguy hiểm cho các cuộc đàm phán thương mại với Bắc Kinh.

Tháng Năm năm nay, vài tháng sau khi giai đoạn đầu tiên của một thỏa thuận thương mại cuối cùng đã đạt được, Quốc hội đã bỏ phiếu áp đảo ủng hộ Dự luật Bảo vệ Nhân quyền của người Uighur. Mặc dù cuối cùng ông Trump đã ký nó thành luật, nhưng vẫn chưa rõ liệu ông sẽ có thi hành luật này hay không.

Một hiệp ước kinh tế lịch sử với Trung Quốc đóng vai trò trụ cột trong chiến dịch tái tranh cử của ông, nhưng căng thẳng về đại dịch có thể thay đổi tính toán đó.

Chính quyền đã báo hiệu rằng họ có thể trừng phạt Bắc Kinh vì che đậy sự bùng phát của virus corona lúc đầu, và đã lên án luật an ninh mới của nước này với Hong Kong. Sự giận dữ với Trung Quốc hiện là một đề tài bầu cử lớn và điều đó có thể ảnh hưởng đến bất kỳ hành động nào liên quan đến sự đàn áp người Uighur.

Hoa Kỳ đã thực hiện những bước nào?

Chính quyền Trump đã bị chỉ trích vì không nhắm vào mục tiêu Trung Quốc rõ ràng hơn về quyền con người.

Tuy nhiên, một số thành phần của chính phủ đã công khai chỉ trích cách đối xử với người Uighur của Trung Quốc.

Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đưa ra các cáo buộc về tra tấn và lạm dụng. Đồng thời bộ thương mại đã áp đặt một số lệnh trừng phạt đối với các quan chức Trung Quốc về việc Tân Cương.

Nhập khẩu hàng của một số công ty Trung Quốc đã bị hạn chế , một số quan chức Trung Quốc không được cấp Visa, và đã có lệnh cấm đối với hàng hóa được sản xuất bằng lao động cưỡng bức – nhưng không phải là lệnh trừng phạt mạnh mẽ hơn từ Bộ Ngân khố.

Thứ Tư tuần trước, tổng thống đã phê chuẩn các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với các quan chức Trung Quốc về vấn đề Tân Cương, nhưng nói rằng ông sẽ là người quyết định việc sử dụng chúng.

Hôm thứ Hai, Mỹ chỉ định bốn cơ quan truyền thông Trung Quốc là cơ quan ngoại giao nước ngoài.

Những cơ quan này, China Central Television, China News Service, People’s Daily và Global Times, thực sự là những “cơ quan tuyên truyền” chứ không phải là cơ quan truyền thông, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói.

Họ sẽ được yêu cầu cung cấp thông tin về nhân viên làm việc tại Hoa Kỳ cho chính phủ Mỹ và liệt kê các giao dịch bất động sản. Họ sẽ không bị hạn chế trong công việc truyền thông.

Đầu năm nay, Mỹ đã có hành động tương tự với năm cơ quan truyền thông khác của Trung Quốc, bao gồm Tân Hoa Xã.

Những công ty truyền thông này được lệnh cắt giảm một số công dân Trung Quốc làm việc tại Hoa Kỳ.

Trung Quốc phản ứng bằng cách trục xuất các nhà báo từ ba tờ báo của Mỹ, bao gồm Wall Street Journal, New York Times và Washington Post.

Mỹ và Trung Quốc phụ thuộc nhiều vào nhau cả về thương mại và đầu tư suốt hơn 20 năm qua, khiến việc độc lập là không thực tế.

Những bình luận của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc “tách rời” kinh tế Mỹ khỏi Trung Quốc đang vấp phải hiện thực khá thách thức. Đó là hàng Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ ngày càng tăng, các công ty Mỹ ngày càng đầu tư nhiều vào Trung Quốc, và thị trường sẽ chao đảo nếu hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tách rời.

Hôm qua, cố vấn kinh tế Nhà Trắng Peter Navarro khiến các thị trường châu Á lo lắng khi trả lời trên Fox rằng thỏa thuận thương mại Mỹ – Trung Quốc “đã chấm dứt“. Các chỉ số tương lai của chứng khoán Mỹ đi xuống, đồng đôla mạnh lên và các chỉ số theo dõi biến động cũng tăng vọt.

Navarro sau đó nhanh chóng đính chính, rằng ông chỉ đang đề cập đến niềm tin giữa Mỹ và Trung Quốc qua vấn đề đại dịch. Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng khẳng định trên trang cá nhân rằng thỏa thuận không bị ảnh hưởng.

Hôm qua, cố vấn kinh tế Larry Kudlow còn khen ngợi Bắc Kinh. Trên Fox Business Network, ông cho biết “họ thực sự đã có cải thiện” khi đề cập đến thỏa thuận thương mại.

Chính quyền Trump đang nỗ lực kiểm soát thiệt hại sau khi Tổng thống Mỹ tuần trước tuyên bố sẽ cân nhắc “tách rời hoàn toàn khỏi Trung Quốc“. Trước đó, Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer đã nói với các nghị sĩ Mỹ rằng việc này không thực tế.

Chiến dịch tái tranh cử của Trump đang được thực hiện theo phương châm “cứng rắn với Trung Quốc“. Nhà Trắng đã đổ lỗi cho Bắc Kinh khiến đại dịch lây lan và 120.000 người Mỹ tử vong.

Tuy nhiên, một phần thông điệp này – rằng Mỹ có thể độc lập khỏi nhà cung cấp lớn nhất cho họ hiện tại – sẽ gặp rất nhiều thách thức. Trên thực tế, thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang tăng lên, dù đại dịch khiến hoạt động này đi xuống trong thời gian ngắn. Hàng xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc đạt 8,6 tỷ USD hồi tháng 4, tăng so với đáy 10 năm hồi tháng 2 (6,8 tỷ USD). Nhập khẩu từ Trung Quốc cũng lên 31,1 tỷ USD, từ 19,8 tỷ USD tháng 3.

Số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ cũng cho thấy xuất khẩu đậu tương sang Trung Quốc đạt gần 424.000 tấn trong tháng 4, hơn gấp đôi tháng 3. Các quan chức Mỹ, gồm Lighthizer, Ngoại trưởng Mike Pompeo và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin gần đây xác nhận lại cam kết của Trung Quốc rằng sẽ tuân thủ các điều khoản trong thỏa thuận giai đoạn một. Theo đó, Trung Quốc sẽ mua thêm 200 tỷ USD nông sản, sản phẩm công nghiệp, năng lượng và dịch vụ Mỹ trong 2 năm.

Hôm qua, khi được hỏi trên một chương trình radio về viễn cảnh chiến tranh lạnh mới, Pompeo cho biết kinh tế Mỹ gắn chặt với Trung Quốc hơn nhiều so với Liên Xô cũ.

 “Chúng ta phải nghĩ về việc này theo hướng là các thách thức với tăng trưởng kinh tế và sự thịnh vượng của Mỹ ngày nay đang gắn bó sâu sắc với kinh tế Trung Quốc“, ông nói. Pompeo cũng khẳng định Trump sẽ bảo vệ lợi ích của nước Mỹ.

Còn với Mnuchin, khi được hỏi về việc tách rời tại một diễn đàn của Bloomberg-Invesco, ông cho biết việc này sẽ xảy ra nếu các công ty Mỹ không được tạo điều kiện cạnh tranh công bằng tại Trung Quốc.

Reuters trích lời một nguồn tin thân cận với cả Trung Quốc và Mỹ cho biết bình luận hôm thứ Hai của Navarro chỉ là “lỡ lời“, cho thấy quan điểm cá nhân cứng rắn của ông với Trung Quốc, chứ đây không phải chính sách của Mỹ. Người này nói rằng giới chức Trung Quốc đã ra tín hiệu nhập khẩu tháng 6 của nước này với hàng Mỹ sẽ tăng mạnh sau nhiều tháng đi xuống vì đại dịch.

Rhodium Group cho biết trong một báo cáo gần đây rằng quý đầu năm, doanh nghiệp Mỹ đã công bố các dự án đầu tư mới trị giá 2,3 tỷ USD vào Trung Quốc. Bất chấp Covid-19, con số này chỉ giảm nhẹ so với trung bình quý năm ngoái. Điều này cho thấy rất ít công ty Mỹ muốn giảm hiện diện tại Trung Quốc.

Bill Reinsch – một cố vấn cấp cao tại Trung tâm Quốc tế học và Chiến lược cho biết kinh tế Mỹ và Trung Quốc đã mất hơn 20 năm để phát triển cùng nhau. Vì thế, việc tách rời sẽ không dễ dàng.

Một số công ty sẽ rời đi, nhưng không phải vì lời đe dọa của ông Trump, mà vì lương nhân công tại Trung Quốc tăng và các chính sách của Bắc Kinh gây bất lợi cho doanh nghiệp nước ngoài. “Nếu ở Trung Quốc để phục vụ thị trường này, bạn sẽ chẳng đi đâu, vì không thể phục vụ họ từ nước ngoài được“, ông nói, “Tổng thống không thể chỉ đơn giản là yêu cầu mọi người quay về được. Các doanh nghiệp phải đưa ra quyết định hợp lý và mang tính kinh tế“.

Hoàng Lan từ Hà nội – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Ba tàu sân bay Mỹ áp sát Biển Đông – Trung Quốc lo sợ?

>>> Quân đội Trung Quốc mạnh đến đâu?

>>> Tổng thống Donald Trump lại dọa cắt đứt quan hệ với Trung Quốc

https://www.youtube.com/watch?v=bmlUy8ndjrY
Châu Âu cứng rắn với TQ

 

Kasse animation 7.8.2023