Tập Cận Bình và cơn “ác mộng” Trung Hoa

https://youtu.be/SuJDfqAp_bw
Link Video: https://youtu.be/SuJDfqAp_bw

Sau hơn 70 năm kể từ ngày Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, giới lãnh đạo Trung Quốc đứng đầu là Chủ tịch Tập Cận Bình đã có sự thay đổi đáng kể so với chính sách ban đầu. Tại Hoa Lục và vùng ngoại vi, thay vì tôn trọng sự đa dạng của các sắc tộc thì “Hoàng đế Tập” đang theo đuổi chính sách đồng hóa hay còn gọi là “Hán hóa” toàn bộ các sắc tộc khác. Còn trong chính sách đối ngoại, nhà độc tài họ Tập đã đặt dấu chấm hết cho sách lược ngoại giao “giấu mình chờ thời” tức là “quyết không đi đầu”, không ham hố địa vị lãnh tụ phe xã hội chủ nghĩa mà Liên Xô để lại do Đặng Tiểu Bình khởi xướng để tìm kiếm “vai trò dẫn dắt trong các vấn đề toàn cầu” bằng chính sách thực dân hóa thế giới bên ngoài thông qua “Con đường tơ lụa mới”.

Nếu như vào thời kỳ đầu, Đảng Cộng sản Trung Quốc từng thừa nhận và tự hào về bản sắc nhà nước đa sắc tộc của mình thì giờ đây, dưới thời của Chủ tịch Tập Cận Bình, Đảng Cộng sản Trung Quốc đang tích cực hành động để xóa bỏ sự đa dạng về văn hóa và chính trị.

Ông James A. Millward, giáo sư lịch sử Đại học Georgetown, nhận định nhà lãnh đạo Trung Quốc đang ngày càng muốn đồng nhất Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng thay vì ‘tôn trọng sự đa dạng’ như trước.

Đảng Cộng sản Trung Quốc đã từng ngầm thừa nhận rằng đất nước mà họ cai trị không phải một Trung Hoa đồng nhất, mà là một đế chế rộng lớn với nhiều dân tộc. Họ nhìn nhận sự đa dạng sắc tộc của các dân tộc sống trong lãnh thổ mà họ kiểm soát bằng cách công nhận 55 dân tộc bên cạnh dân tộc chính là người Hán. Và họ cũng hình thành các khu tự trị ở khu vực mà người Hán không chiếm đa số, những nơi mà nhà Thanh đã từng cai trị thông qua các chức sắc bản địa không phải người Hán, trong đó có Tân Cương và Tây Tạng.

Hay dưới thời Đặng Tiểu Bình, các đặc khu kinh tế được thành lập vào cuối những năm 1970 tại Thâm Quyến và các thành phố khác của Trung Quốc cũng là một chính sách tôn trọng sự đa dạng văn hóa. Ông lập luận: “Các đặc khu này rất giống các tô giới truyền thống ở Cáp Khắc Đồ, Khách Thập và Hồng Kông. Và cũng như các tô giới của triều Thanh, họ thúc đẩy thông thương bằng cách cho các doanh nghiệp nước ngoài các đặc quyền pháp lý và thuế.”

Tương tự, lời hứa ‘Một nước, hai chế độ’ – nguyên tắc đảm bảo cho Hồng Kông quyền tự chủ cao vốn được Bắc Kinh hy vọng sẽ là hình mẫu cho sự thống nhất Đài Loan trong tương lai – cũng là một minh chứng của việc thừa nhận sự đa dạng.

Thế nhưng kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã từ bỏ chính sách tương đối khoan dung này trong khi tăng cường đồng hóa dân tộc và sự cứng nhắc chính trị.

Thay vì tôn vinh nét độc đáo của các nền văn hóa riêng biệt, Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày càng đề cao ‘tính Trung Hoa’ đơn nhất, áp đặt một kiểu bản sắc cho toàn thể Trung Quốc. Phong tục và đặc điểm của ‘Trung Hoa’ trên thực tế hiện nay là hoàn toàn của người Hán. Chính phủ Trung Quốc giờ đây tuyên bố tiếng Quan thoại, trước đây được gọi là ‘Hán ngữ’, là Quốc ngữ, và quyết liệt thúc đẩy dùng tiếng Quan thoại trong các trường học và công sở, mặc dù Hiến pháp đảm bảo quyền tự do ngôn ngữ và việc sử dụng chính thức ngôn ngữ địa phương. Trung Quốc từng tích cực hỗ trợ xuất bản và giáo dục song ngữ của các ngôn ngữ thiểu số. Giờ đây, các cửa hàng sách tiếng Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương bị bỏ trống và bị đóng cửa. Ở cả Tân Cương và Tây Tạng, giáo dục song ngữ đã được thay thế bằng các trường dạy bằng tiếng Quan thoại, và những ai đề xuất học tiếng Duy Ngô Nhĩ và tiếng Tạng đã bị ngược đãi.

Nhà chức trách Trung Quốc đã loại bỏ chữ Ả Rập ở những nơi công cộng trên khắp Trung Quốc – bao gồm cả chữ ‘halal’ trên biển hiệu các cửa hàng và nhà hàng. Các chương trình truyền hình không phải tiếng Phổ thông đang biến mất khỏi các kênh truyền hình. Tiếng Quảng Đông đang chịu áp lực ở Hồng Kông và thành phố Quảng Châu lân cận.

Tương tự, nhân danh Hán hóa tôn giáo, nhà nước của ông Tập đang san bằng các thánh đường và nhà thờ và đã phá hủy một vùng rộng lớn các trung tâm tu viện Phật giáo Tây Tạng ở Larung Gar và Yachen Gar, trục xuất các tăng ni và nhốt họ vào trong những nơi được gọi là trại cải tạo.

Tân Cương hiện nay là một bằng chứng sống đau thương cho chính sách đồng hóa của chính quyền cộng sản Trung Quốc.

Chính quyền Bắc Kinh đã thi hành nhiều biện pháp khắc nghiệt đưa hàng triệu người Hán lên khai thác Tân Cương; bố trí hàng trăm ngàn công an, cảnh sát chống biểu tình; cách ly ít nhất một triệu người Hồi giáo hay khuyến khích hôn nhân giữa người Hán và Duy Ngô Nhĩ để đồng hóa dân bản địa từ việc thưởng tiền đến nâng điểm con cái thi tú tài.

Viện cớ chống bất ổn,Trung Quốc áp đặt nhiều biện pháp hà khắc tại Tân Cương. Trong vài năm trở lại đây, chính quyền Trung Quốc bị tố cáo xây những nhà tù khổng lồ, giam cầm ít nhất một triệu người trong số 10 triệu dân Duy Ngô Nhĩ, theo đạo Hồi, nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ. Bắc Kinh gọi đây là những trường dạy nghề giúp công dân Hồi giáo không bị tuyên truyền theo cực đoan. Nhưng các nhân chứng, những người từng trải qua thời gian « học tập » cho biết đó là nhà tù trá hình với mục tiêu đồng hóa người Duy Ngô Nhĩ cũng như một số sắc tộc khác thành người Hán.

Giới quan sát nhận định Đảng Cộng sản Trung Quốc đánh phá có hệ thống nhằm xóa mờ bản sắc dân tộc người Duy Ngô Nhĩ nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ. Vào năm 2014, huyện Qiemo, ở phía nam Tân Cương thông báo thưởng tiền cho mỗi cặp vợ chồng người thiểu số lấy người Hán một số tiền tương đương với 1.500 đôla mỗi năm và trong vòng 5 năm sau lễ cưới. Rồi kể từ mùa thi tú tài năm 2019, tại Tân Cương, thí sinh nào có cha mẹ, một người là Hán tộc người kia là Duy Ngô Nhĩ hay Tây Tạng, Kazakh, Mông Cổ… thì sẽ được thêm 20 điểm thay vì là 10 điểm. Trái lại, điều « khó hiểu » là nếu cả cha lẫn mẹ đều là người Duy Ngô Nhĩ thì điểm nâng sẽ giảm từ 50 xuống 15. Thậm chí, truyền thông quốc tế còn phát hiện ra việc chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đưa đàn ông Hán tới ở cùng nhà với những phụ nữ Duy Ngô Nhĩ, Tân Cương khi mà chồng của họ đang bị giam giữ trong các trại tập trung tẩy não.

Với Hồng Kông, Trung Quốc mới đây đã chính thức kết liễu một thàng phố mang tầm quốc tế trước mắt cộng đồng thế giới.

Ảnh: Trưởng Đặc khu hành chính Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga trong cuộc họp báo về “Luật bảo vệ an ninh quốc gia tại Đặc khu hành chính Hồng Kông” ngày 30/6/2020

Hồng Kông, một đô thị quyến rũ, hòa quyện giữa các giá trị của phương Tây và phương Đông đã phải sống sau bức màn sắt của Hoa Lục. Những tội danh với định nghĩa mù mờ trong luật an ninh quốc gia có thể ập xuống đầu bất kỳ ai. Một lời tố cáo nặc danh có thể làm một giáo viên bị điều tra và sa thải. « Khủng bố trắng » cũng diễn ra tại các doanh nghiệp, nơi mỗi người phải cẩn trọng lời nói và dè chừng kẻ chỉ điểm. Chỉ với mục đích thanh toán dứt điểm các cuộc biểu tình ở Hồng Kông mà chính quyền cộng sản Trung Quốc đã lựa chọn phương án mang tính cưỡng bức này làm hủy hoại trung tâm tài chính hàng đầu châu Á, nơi 60% vốn đầu tư ra vào Hoa lục.

Không dừng lại ở đó, Trung Quốc của Tập Cận Bình mỗi ngày lại tỏ rõ chủ nghĩa dân tộc toàn trị với chiến lược đế quốc.

Mới đây, Bắc Kinh đã kết thúc nhiều thập niên tương đối hòa bình với Ấn Độ qua cuộc đụng độ dữ dội ở biên giới Ladakh, với những quả chùy đinh làm đổ những giọt máu đầu tiên từ 40 năm qua. Tiếp đó, Trung Quốc lại « phóng hỏa » lần thứ hai ở phía bên kia rặng Himalaya, khi yêu sách một phần lãnh thổ quốc gia tí hon Bhutan, đồng minh của Ấn Độ. Thêm vào đó, trong vòng một tháng, Bắc Kinh đã hai lần điều tàu sân bay đến bờ biển Đài Loan.

Trước đó, ngày 30/3, cả một đoàn tàu « dân quân biển » lại lao vào một khu trục hạm Nhật trong hải phận Nhật. Rồi ngày 02/4, tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm một tàu đánh cá Việt Nam hôm. Tiếp đó, tàu Trung Quốc thản nhiên đi vào vùng biển Indonesia, Malaysia, Philippines. Có thể nói, Trung Quốc gây hấn tứ tung với các nước về quân sự.

Hơn nữa, Trung Quốc còn tấn công tin học vào Úc và các bệnh viện, phòng thí nghiệm châu Âu đang nghiên cứu vaccin chống virus corona.

Ảnh: Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới WHO Tedros Adhanom gặp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh ngày 28/01/2020, thời điểm virus corona bắt đầu bùng phát tại nước này

Trong khi đại dịch COVID-19, một chiến dịch ngoại giao hung hăng đã nhắm vào Úc, Hà Lan, Anh, Pháp và nhiều nước khác, chưa nói đến những trận khẩu chiến dữ dội với Mỹ.

Tất cả các chuyên gia về Trung Quốc đều sững sờ, kinh ngạc. Cả thế giới cũng vậy, từ giới tinh hoa cho đến dư luận quần chúng. Họ bất ngờ khám phá bộ mặt thật của một siêu cường đầy đe dọa, thủ đoạn, ngạo mạn, khác hẳn với hình ảnh một đất nước cần cù, ít phô trương. Con virus corona đã làm người ta mở mắt, xóa đi mọi ảo tưởng.

Khi xảy ra tai nạn Fukushima năm 2011, Nhật Bản đã cho phép Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế vào điều tra và hoàn toàn nhận trách nhiệm về thảm họa. Còn Trung Quốc nhất quyết từ chối cho điều tra về virus corona, vào phút cuối dưới áp lực của khoảng 100 nước thành viên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới miễn cưỡng đồng ý, nhưng đòi phải do ông tổng giám đốc vốn ngoan ngoãn với Bắc Kinh phụ trách.

Rồi đến chiến dịch « ngoại giao khẩu trang » nhằm biến Trung Quốc thành ân nhân của nhân loại, chiến dịch bóp méo thông tin tởm lợm, quy trách nhiệm cho Hoa Kỳ đã gây ra đại dịch, thậm chí cả Ý trong lúc nước này đang khốn đốn vì COVID-19.

Vậy giấc mơ Trung Hoa mà Tập Cận Bình đang dày công gây dựng làm di sản chính trị cho mình sẽ đi đến đâu?

Ảnh: Chủ tịch Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình trên lễ đài kỷ niệm 70 năm quốc khánh Trung Quốc ngày 01/10/2019

Rõ ràng các trại tập trung sẽ không biến người Duy Ngô Nhĩ và người Kazakhstan thành những người ‘Trung Hoa’ trung thành ăn thịt lợn và bỏ qua tháng lễ Ramadan. Bạo lực của cảnh sát sẽ không khiến người Hồng Kông từ bỏ hoàn toàn quyền tự trị vốn từng được hứa hẹn. Đàn áp tôn giáo và phỉ báng Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ không khiến người Tây Tạng yêu mến Đảng. Đe dọa quân sự sẽ không làm cho người Đài Loan cảm thấy gần gũi hơn với đại lục.

Chính sách của Chính phủ Trung Quốc đã làm suy yếu di sản quản lý linh hoạt và sự khoan dung sắc tộc tương đối, cũng như khiến nước này hứng chịu chỉ trích của quốc tế, làm trầm trọng thêm căng thẳng trong khi làm suy yếu tính hợp pháp của Đảng.

Trong quan hệ quốc tế, một loạt những thủ đoạn đã làm hình ảnh Trung Quốc thêm xấu xí. Việc phô trương cơ bắp, lấy sức mạnh để thị uy đã gây phản tác dụng. Chẳng hạn tất cả các chính khách Ấn Độ hiện rất bức xúc, đòi hỏi Thủ tướng Modi phải cứng rắn hơn và ông Modi mới đây đã đặt mua 33 chiến đấu cơ của Nga cùng với hỏa tiễn và đạn dược trị giá 4,7 tỉ euro. New Delhi đã chặn 59 ứng dụng của Trung Quốc, trong đó TikTok bị mất đi 1/3 thị trường.

Nhiều quốc gia đang đưa sản xuất trở về nước hoặc đa dạng hóa nguồn cung, dịch chuyển sang các nước gần hơn hoặc đáng tin cậy hơn. Phân nửa các con nợ của chương trình « Con đường tơ lụa mới » 1.000 tỉ đô la có nguy cơ không trả nổi, nhất là Kyrgyzstan và Sri Lanka.

Giấc mơ Trung Hoa có thể chỉ là một giấc mơ và cơn ác mộng của Tập Cận Bình đang cận kề khi mà bên ngoài thì cộng đồng quốc tế tẩy chay, trong nước thì tính chính danh của Đảng suy yếu, nội bộ Đảng bất đồng, kinh tế suy sụp, giới trung lưu thất vọng, người nghèo phẫn nộ…

Hoàng Lan – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Trung Quốc rải gián điệp – Mỹ thừa cơ truy bắt

>>> “Cuộc chiến“ Mỹ – Trung tới hồi khốc liệt

>>> Mỹ quyết đập tan Kế hoạch “Made in China 2025”

https://www.youtube.com/watch?v=jYmwL65yXl8
TQ rải gián điệp – Mỹ thừa cơ truy bắt

 

Kasse animation 7.8.2023