Giữa bầu cử Mỹ – Chính quyền Tổng thống Trump áp tăng thuế hàng Việt Nam

https://www.youtube.com/watch?v=1dotFOhiLNI
Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=1dotFOhiLNI

Bộ Thương mại Hoa Kỳ sắp áp thuế chống trợ cấp sơ bộ đối với lốp xe hơi và xe tải nhập từ Việt Nam, một trong các lý do mà Mỹ đưa ra là tiền đồng của Việt Nam “bị định giá thấp”, một bản tin của Bloomberg cho hay.

Đây là lần đầu tiên Bộ Thương mại Mỹ áp thuế chống trợ cấp đối căn cứ vào giá trị của một loại ngoại tệ, bộ cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Tư 4/11, được Bloomberg dẫn lại.

Mức thuế dao động từ 6,23% đến 10,08%, tin của Bloomberg cho biết. Hoa Kỳ nhập khẩu lượng lốp xe hơi từ Việt Nam có trị giá khoảng 469,6 triệu USD trong năm 2019, bộ cho biết, vẫn theo tin của Bloomberg.

Quyết định sơ bộ hôm nay thể hiện một bước tiến quan trọng đối với nghị trình thương mại Nước Mỹ trên hết”, Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Wilbur Ross cho biết trong tuyên bố. Chính quyền của ông Trump “sẽ tiếp tục giải quyết vấn đề này để đảm bảo ngành công nghiệp Mỹ cạnh tranh trên một sân chơi bình đẳng”, ông nói.

Việt Nam nhiều lần phủ nhận chuyện họ sử dụng tỷ giá hối đoái để thúc đẩy thương mại. “Việt Nam đã theo dõi chặt chẽ tình hình kể từ khi vấn đề được nêu ra”, Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Dương Hoài Nam cho biết trong cuộc họp báo tại Hà Nội khi được hỏi về việc Mỹ đánh thuế. “Chúng tôi đã giải thích cho Hoa Kỳ về các chính sách liên quan của chúng tôi“.

Trong cuộc gặp hồi tháng trước với ông Adam Boehler, người đứng đầu Tập đoàn Tài chính Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc cho biết chính phủ không sử dụng đồng tiền quốc gia để “tạo lợi thế cạnh tranh” cho các lĩnh vực sản xuất của Việt Nam.

Việc đánh thuế xảy ra tiếp sau thông báo hồi tháng 10 của chính quyền ông Trump về cuộc điều tra thương mại của Mỹ đối với chính sách tiền tệ của Việt Nam. Cuộc điều tra cũng tìm tòi cả về việc Việt Nam nhập khẩu gỗ bất hợp pháp.

Ảnh: lốp xe tải Casumina được sản xuất tại Việt nam

Bộ Thương mại Mỹ sẽ hướng dẫn Cơ quan Hải quan và Biên phòng Mỹ thu tiền tạm ứng từ các nhà nhập khẩu lốp xe du lịch từ Việt Nam dựa trên tỷ giá sơ bộ.

Bộ sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về mức thuế vào ngày 16/3 hoặc khoảng đó, cũng là lúc Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ dự kiến sẽ đưa ra phán quyết về vụ này.

Thủ tướng Việt Nam, trong cuộc gặp với ông Boehler, đã đề nghị chính quyền ông Trump “có đánh giá khách quan hơn về thực tế ở Việt Nam” và nói rằng việc sử dụng đồng tiền quốc gia để đạt được lợi thế sẽ “gây tổn hại nghiêm trọng đến sự ổn định kinh tế vĩ mô, niềm tin của người dân và nhà đầu tư” đồng thời gây tổn hại kinh tế của Việt Nam.

Cuối năm ngoái, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) ngày 16.12.2019 thông báo chính thức quyết định áp thuế cao nhất là 456% đối với một số sản phẩm thép nhập khẩu.

Theo Reuters , Bộ Thương mại Mỹ (DOC) ngày 16.12 đã thông báo chính thức quyết định áp thuế cao nhất là 456% lên một số sản phẩm thép được sản xuất tại Hàn Quốc hoặc Đài Loan (Trung Quốc), sau đó đưa sang Việt Nam để gia công đơn giản rồi xuất khẩu sang Mỹ.

Trong thông báo của Bộ Thương mại Mỹ, cơ quan này đã phát hiện một số sản phẩm thép chống ăn mòn và thép cán nguội được sản xuất tại Việt Nam, sử dụng thép chất nền của Hàn Quốc hoặc Đài Loan vốn đã né thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ giá của Mỹ.

Trước đó, vào đầu tháng 7.2019, DOC đã ban hành kết luận sơ bộ trong vụ điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với thép cuộn cán nguội và thép chống ăn mòn của Việt Nam sử dụng nguyên liệu thép cán nóng nhập khẩu từ Đài Loan và Hàn Quốc.

Ảnh: Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Wilbur Ross

Theo kết luận của DOC, việc sản xuất hai loại thép này sau khi nhập khẩu vào Việt Nam là chuyển đổi không đáng kể, giúp lẩn tránh thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp mà Mỹ đang áp dụng đối với sản phẩm của Đài Loan và Hàn Quốc.

Do đó DOC sẽ áp dụng biện pháp chống lẩn tránh thuế tạm thời với hai sản phẩm thép nói trên nhập khẩu từ Việt Nam thông qua việc thu tiền ký quỹ khi nhập khẩu. Trong trường hợp thép cuộn cán nguội và thép chống ăn mòn được sản xuất từ nguyên liệu của Việt Nam hoặc các nước, vùng lãnh thổ khác sẽ không bị áp thuế trong vụ việc này.

Bộ Công thương cũng đã cảnh báo, khuyến nghị các doanh nghiệp về việc các cơ quan điều tra của nước nhập khẩu có thể thay đổi quy định, đề ra các yêu cầu khắt khe hơn trong các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại để doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh phù hợp. Đặc biệt chuyển sang sử dụng nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước hoặc các nguồn khác.

Đây không phải là lần đầu tiên sản phẩm Việt Nam bị vạ lây từ Trung Quốc. Từ cuối năm 2017, DOC cũng cho rằng thép các bon chống ăn mòn (thường được gọi là tôn mạ) và thép cán nguội nhập khẩu từ Việt Nam có việc lẩn tránh thuế chống bán phá giá (AD) và thuế chống trợ cấp (CVD) khi được sản xuất từ thép cán nóng của Trung Quốc. Do đó hai sản phẩm này từ Việt Nam nhập vào Mỹ phải chịu với mức thuế AD là 199,43% và CVD là 39,05% đối với tôn mạ và mức thuế chống bán phá giá AD là 265,79% và thuế chống trợ cấp CVD là 256,44% mà Mỹ đang áp dụng cho sản phẩm có xuất xứ Trung Quốc…

Bộ Tài chính Mỹ phát hiện Việt Nam chủ tâm phá giá tiền đồng

Một điều tra mới nhất của Bộ Tài chính Mỹ cho cuộc điều tra chống trợ cấp giá của Bộ Thương mại Mỹ đối với lốp xe hạng nhẹ nhập khẩu từ Việt Nam, cho rằng Việt Nam chủ tâm định giá thấp tiền đồng so với đồng đô la Mỹ trong năm ngoái.

Một điều tra mới nhất của Bộ Tài chính Mỹ cho cuộc điều tra chống trợ cấp giá của Bộ Thương mại Mỹ đối với lốp xe hạng nhẹ nhập khẩu từ Việt Nam, cho rằng Việt Nam chủ tâm định giá thấp tiền đồng so với đồng đô la Mỹ trong năm ngoái.

Một điều tra của Bộ Tài chính Mỹ phát hiện ra rằng Việt Nam chủ tâm định giá tiền đồng thấp hơn đồng đô la Mỹ khoảng 4,7% trong năm 2019, một phần bằng sự can thiệp của chính phủ, theo một đánh giá mới được gửi đến Bộ Thương mại Mỹ.

Đánh giá được thực hiện cho cuộc điều tra chống trợ cấp giá của Bộ Thương mại Mỹ đối với lốp xe hạng nhẹ nhập khẩu từ Việt Nam mà Bộ Tài chính Mỹ công bố trên trang web chính thức hôm 24/8 cho biết “Chính phủ Việt Nam có hành động thao túng tỉ giá hối đoái” để định giá đồng tiền thấp hơn giá thực.

Một quy định mới của chính quyền Tổng thống Trump hồi đầu năm nay cho phép Bộ Thương mại Mỹ xem việc định giá thấp tiền tệ là một yếu tố trong việc quyết định các loại thuế chống trợ giá đối với một đối tác thương mại.

Đánh giá của Bộ Tài chính gửi cho Bộ Thương mại Mỹ, được Bloomberg và Reuters trích dẫn, cho biết thông qua Ngân hàng Nhà nước, Việt Nam đã mua ròng khoảng 22 tỷ USD ngoại hối vào năm ngoái, đẩy tỉ giá hối đoái thực của tiền đồng Việt Nam giảm từ 3,5% đến 4,8%.

Ảnh: ông Lê Minh Hưng – thống đốc ngân hàng nhà nước Việt nam

Theo Bộ Tài chính Mỹ, việc thao túng tiền tệ này dẫn đến tỷ giá hối đoái danh nghĩa là 23.224 đồng ăn một đô la Mỹ vào năm 2019, thấp hơn khoảng 1.090 đồng so với tỷ giá hối đoái thực. Đồng Việt Nam được giao dịch ở mức 23.174 đổi một đô la Mỹ trên thị trường liên ngân hàng hôm 26/8.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Công thương Việt Nam chưa lên tiếng trước đánh giá này của Bộ Tài chính Mỹ nhưng Tiến sỹ kinh tế Lê Đăng Doanh cho VOA biết ông rất “lo ngại” về thông tin này và cho rằng Việt Nam nên hợp tác với phía Mỹ để trình bày một cách rõ ràng.

Tôi không nghĩ là Việt Nam chủ động giảm giá đồng tiền Việt Nam so với đồng đô la (Mỹ),” nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Trung ương nhận định. “Bởi vì Việt Nam trong thời gian vừa qua bị ảnh hưởng bệnh dịch tả châu Phi nên giá thịt heo tăng lên và giá nhiều mặt hàng cũng tăng mà Việt Nam không có khả năng cân đối và do đó đồng tiền Việt Nam mất giá. Tôi không thấy có chủ đích phá giá đồng tiền Việt Nam để có lợi.”

Động thái của Bộ Tài chính Mỹ được xem là một dấu hiệu cho thấy Mỹ có thể viện dẫn Việt Nam vi phạm lần thứ hai trong báo cáo bán niên về chính sách ngoại hối của các đối tác thương mại lớn. Trong lần công bố báo cáo hồi tháng 1, Việt Nam bị đánh giá là đã vi phạm một trong ba tiêu chí mà Bộ Tài chính Mỹ dùng để đánh giá một quốc gia thao túng tiền tệ – cụ thể là quốc gia Đông Nam Á này vượt ngưỡng báo động về thặng dư hàng hoá song phương hay nói các khác Việt Nam hưởng xuất siêu 47 tỷ USD sang Mỹ, mức cao thứ 6 trong số các đối tác thương mại chính của Hoa Kỳ.

Với việc vi phạm một tiêu chí, Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia cần giám sát về hành động thao túng tiền tệ. Các nền kinh tế vi phạm ít nhất 2 tiêu chí sẽ bị đưa vào danh sách bị giám sát của Mỹ.

Bộ Công thương Việt Nam hồi tháng 6 nói rằng họ sẽ hợp tác với các nhà điều tra của Mỹ về vấn đề này và sẽ “cung cấp tất cả những thông tin cần thiết về việc trợ giá và định giá thấp tiền tệ cho phía Mỹ” để họ có được “cơ sở và dữ liệu đầy đủ trước khi đưa ra kết luận.”

Hồi cuối tháng 6, Bộ Thương mại Mỹ thông báo mở cuộc điều tra chống bán phá giá với lốp xe nhập từ Việt Nam và 3 quốc gia khác của châu Á, và xem liệu các nhà sản xuất ở Việt Nam có đang nhận trợ cấp không công bằng hay không. Cuộc điều tra được Bộ Thương mại Mỹ khởi xướng trên cơ sở kiến nghị của Hiệp hội công nhân ngành thép Mỹ, đại diện cho công nhân đang làm việc tại các nhà máy sản xuất lốp xe trên toàn Hoa Kỳ.

Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross hôm 24/8 cho biết rằng bộ của ông “coi trọng những lo ngại về các hành vi ngoại thương không công bằng.” Trong loạt đăng tải trên Twitter dường như liên qua tới đánh giá của Bộ Tài chính Mỹ vừa đưa ra, người đứng đầu Bộ Thương mại Mỹ nói “chúng tôi sử dụng mọi công cụ sẵn có để chống lại chúng bất cứ khi nào và bất cứ nơi nào chúng tồn tại.”

Hoa Kỳ là một thị trường xuất khẩu rất quan trọng đối với Việt Nam cho nên việc đánh thuế vào các mặt hàng Việt Nam sẽ gây ra bất lợi rất lớn,” TS Doanh, cựu thành viên nhóm cố vấn cho thủ tướng chính phủ, nhận định về khả năng Mỹ sẽ đánh thuế thêm lên các hàng hoá nhập từ Việt Nam vì việc này. “Đây sẽ là một tác động tiêu cực đối với kinh tế Việt Nam vì rất có thể xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ sẽ giảm và như vậy các ngành hàng xuất khẩu sang Mỹ sẽ mất công ăn việc làm. Cùng với tác động của COVID-19, nó sẽ rất tiêu cực với kinh tế Việt Nam.”

Kinh tế Việt Nam hiện đang có mức tăng trưởng thấp nhất trong vòng 35 năm qua, theo đánh giá của World Bank, và hiện có khoảng 30 triệu người dân Việt Nam thất nghiệp vì ảnh hưởng của địch COVID-19.

Kể từ khi bắt đầu Chính quyền Trump, Bộ Thương mại Mỹ đã khởi xướng 286 cuộc điều tra mới về chống bán phá giá và chống trợ cấp – tăng 267% so với giai đoạn tương tự ở chính quyền trước đó, theo Bộ trưởng Ross.

Ảnh: Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh

Trung Kiên – Thoibao.de (tổng hợp)

>>> Cơ chế đa phương bị xói mòn – Di sản nhiệm kỳ Donald Trump

>>> Người Việt chia rẽ vì bầu cử Mỹ

>>> Đuổi việc cán bộ che giấu tài sản là cách diệt trừ tham nhũng?

https://www.youtube.com/watch?v=9xycBRGJj-A
Thua “truyền thông lề dân” – Thứ trưởng Việt Nam lên án mạng xã hội

Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023