Liên Hiệp Quốc chất vấn chính phủ Việt Nam về việc bắt giam, sách nhiễu người dân

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=P3vUymYBzLo

Năm cơ quan độc lập của LHQ vừa công bố văn thư chất vấn Chính phủ Việt Nam về việc bốn thành viên của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam và hai thành viên thuộc Nhà xuất bản Tự Do bị chính quyền bắt giữ, sách nhiễu. Tuy nhiên, phía Việt Nam chưa phản hồi văn thư này, dù đã quá hạn 60 ngày.

Văn thư được công bố hôm 17/11/2020 cho biết các cơ quan thuộc LHQ đã chất vấn chính phủ Việt Nam về các vụ bắt giữ, sách nhiễu liên quan đến các các thành viên Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu Minh Tuấn, Lê Anh Hùng của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (IJAVN), và Phạm Đoan Trang và ông Hồ Sỹ Quyết của Nhà xuất bản Tự Do (LPH).

Các cơ quan LHQ yêu cầu chính phủ Việt Nam cung cấp thông tin về cơ sở pháp lý, giải thích lý do và một số thông tin khác có liên quan đến các cá nhân, tổ chức trên.

Văn thư có đoạn: “Chúng tôi bày tỏ mối quan ngại sâu sắc liên quan đến việc báo cáo tội phạm hóa, sách nhiễu và đe dọa các nhà báo, nhân viên hoặc những người ủng hộ Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam và Nhà xuất bản Tự do, cũng như việc các thành viên trong gia đình họ bị đe dọa.”

 “Những cá nhân này dường như bị nhắm đến vì đã thực hiện quyền tự do ngôn luận và lập hội, cũng như bảo vệ quyền con người,” văn thư của LHQ viết.

Chúng tôi bày tỏ sự báo động về việc tiếp tục sử dụng biện pháp giam giữ kéo dài trước khi xét xử, và thường là giam giữ mà không cho gia đình hay luật sư thăm gặp, hoặc giam giữ cưỡng bức về tinh thần, dựa trên các điều khoản mơ hồ của Bộ luật Hình sự, chẳng hạn như Điều 117 (“Tuyên truyền chống Nhà nước”), dường như được sử dụng chống lại những cá nhân chỉ đơn thuần thực hiện quyền tự do biểu lộ và truyền đạt thông tin,” văn thư viết tiếp.

Các chuyên gia LHQ ký tên trong văn thư chất vấn này bao gồm Báo cáo viên đặc biệt về tự do bày tỏ quan điểm và biểu đạt; Báo cáo viên đặc biệt về tự do tụ họp và lập hội; Báo cáo viên đặc biệt về nhà hoạt động nhân quyền; Báo cáo viên đặc biệt về quyền văn hóa; và Nhóm làm việc về bắt giữ tùy tiện.

Theo quy định, văn thư chất vấn yêu cầu các chính phủ phản hồi trong vòng 60 ngày. Sau 60 ngày, dù có phản hồi hay không, văn thư chất vấn sẽ được công bố công khai.

Văn thư này đề ngày 17/9/2020 và tính đến hôm 17/11/2020 là tròn 60 ngày kể từ khi văn thư được gửi đi cho Chính phủ Việt Nam. Theo dữ liệu cập nhập trên trang web của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ (OHCHR), cho đến này 20/11/2020, chính phủ Việt Nam vẫn chưa có phản hồi nào về văn thư này.

Ảnh 1: Từ phải sang: Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu Minh Tuấn, Lê Anh Hùng, Phạm Đoan Trang, Hồ Sỹ Quyết. Ảnh: Tập hợp từ Facebook.

Trao đổi với VOA Tiếng Việt, luật sư Nguyễn Văn Miếng, người bào chữa cho ông Phạm Chí Dũng – Chủ tịch Hội IJAVN – nói rằng ông Dũng không nhận tội, và ông Dũng đã ghi vào cáo trạng trong tháng này rằng ông “Không vi phạm pháp luật Việt Nam.”

Thân nhân của các ông Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu Minh Tuấn vẫn chưa được phép thăm gặp kể từ khi các ông bị bắt. Ông Dũng bị bắt từ 11/2019, ông Thụy bị bắt từ tháng 5/2020, và ông Tuấn bị bắt từ tháng 6/2020.

Hôm 20/11, bà Phạm Thị Lân, vợ của ông Nguyễn Tường Thụy, Phó Chủ tịch Hội IJAVN, cho VOA biết:

Tôi vẫn chưa được gặp anh ấy. Đã có bản cáo trạng rồi, nhưng tôi vẫn chưa được xem qua. Chỉ có luật sư được gặp anh ấy thôi.

“Tôi nghĩ rằng chồng tôi vô tội và chồng tôi không vi phạm bất cứ điều nào mà pháp luật Việt Nam quy định. Giả sử, chồng tôi có viết những bài báo như thế thì cũng chỉ là thực hiện quyền tự do ngôn luận mà pháp luật Việt Nam đã quy định.”

Bà Phạm Thị Lân cho VOA biết bà trân trọng sự quan tâm của LHQ và cộng đồng quốc tế đã lên tiếng chất vấn chính phủ Việt Nam về việc các thành viên của IJAVN, trong đó có chồng bà, bị bắt bớ và sách nhiễu.

Viện Kiểm sát ở thành phố Hồ Chí Minh vừa chính thức đưa ra cáo trạng đối với nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng khiến ông có thể bị hình phạt tù từ 10 đến 20 năm, nhưng ông vẫn khẳng định rằng ông “không vi phạm pháp luật,” luật sư bào chữa cho biết.

Luật sư Nguyễn Văn Miếng, người bào chữa cho nhà báo Phạm Chí Dũng, nói với VOA sau khi lần đầu tiên tiếp xúc với thân chủ hôm 10/11 tại trại giam số 4 Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh:

Chiều ngày 10/11/2020, tôi có vào tiếp xúc với ông Phạm Chí Dũng. Trong lúc làm việc với ông Phạm Chí Dũng có đại diện của Viện Kiểm sát là ông Đào Công Lữ đến để giao cáo trạng. Cáo trạng dài 12 trang ra ngày 10/11.

Ảnh 2: các thành viên sáng lập Hội nhà báo Độc lập trong ngày thành lập 4-7-2014, ông Phạm Chí Dũng đứng ngoài cùng bên phải

Luật sư Miếng nói qua điện thoại như sau: “Khi mà nhận được cáo trạng như vậy thì anh Dũng cũng dửng dưng.

Sau đó thì ông Đào Công Lữ (Đại diện VKS TPHCM) đưa tờ giấy để xin xác nhận là đã nhận (cáo trạng) thì ông Dũng đã ghi vào đó là “Tôi không vi phạm pháp luật Việt Nam” và ông ấy ký vô trước mặt tôi.

Tôi có được xem cáo trạng đó tôi thấy họ truy vào khoản 2 điều 117, tôi có nói với anh Dũng rằng là anh bị truy vào khoản 2 điều 117 với mức án từ 10 đến 20 năm.

Ông Dũng có nói với tôi rằng là “Họ truy mình vào khoảng mấy mà chẳng được!”.

Ông ấy cũng có nói với tôi rằng là “Tất cả những lời khai ông không ký”. Tức là những bản cung là ông không ký hoặc ổng có ký thì sẽ ghi vào dòng chữ như vậy.”

Luật sư Đặng Đình Mạnh nói với BBC:

Tôi có thời gian gặp các thân chủ của mình hôm thứ Năm tuần trước, với ông Dũng là khoảng 1 tiếng đồng hồ, các thân chủ của tôi đều mặc đồng phục của trại tạm giam.

“Cuộc gặp có sự giám sát, hiện diện của cán bộ trại giam ở phòng làm việc của trại giam ở số 4 Phan Đăng Lưu, ông Dũng vẫn nhanh nhẹn trong vóc dáng hơi ốm gầy của ông và ông rất tỉnh táo.

“Ông cũng có nói với tôi là ông cầu nguyện rất nhiều và ông gửi lời cảm ơn đến các tổ chức, cá nhân, trong đó có các tổ chức trong nước và quốc tế, cũng như người thân và mọi người đã lo nghĩ đến ông và ủng hộ ông.

“Chúng tôi cho rằng thân chủ của chúng tôi, những người có thể sẽ được đưa ra xét xử trong khoảng hai hay vài tháng nữa, đã bị truy tố vào các khung hình và điều luật khắt khe, nặng nề, và tốt nhất là Việt Nam nên hủy bỏ điều luật đó đi để phù hợp hơn với những cam kết đã ký kết về đảm bảo các quyền của công dân và nhân quyền, cũng như tôn trọng tự do, dân chủ, phản biện xã hội, xã hội dân sự v.v… như Việt Nam vẫn từng tuyên bố.”

Kể từ khi bị bắt vào tháng 11/2019 cho đến nay, đây là lần đầu tiên ông Phạm Chí Dũng được tiếp xúc với luật sư, và gia đình ông cũng không được thăm gặp.

Ông Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội nhà báo Độc lập Việt Nam (IJAV), đồng thời là một cộng tác viên thường xuyên của VOA, bị bắt ngày 21/11/2019, với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước.”

Ảnh 3: nhà báo Phạm Chí Dũng khẳng định ông không vi phạm pháp luật

Cùng chung cáo trạng với ông Phạm Chí Dũng, còn có Phó Chủ tịch Hội là Nguyễn Tường Thụy, bị bắt vào tháng 5/2020, và nhà báo độc lập Lê Hữu Minh Tuấn, bị bắt vào tháng 6/2020.

Nhà hoạt động xã hội dân sự, ông Phạm Chí Dũng và đồng nghiệp đang bị bắt giữ có thể sắp được đưa ra xét xử trong vòng vài tháng nữa, tức cuối năm 2020, theo một luật sư được gia đình mời bào chữa từ Sài Gòn.

Cuối năm có thể xét xử“?

Khi được hỏi việc này sẽ có ảnh hưởng thế nào đến tác nghiệp của các Luật sư và khi nào vụ án với các nhà báo Phạm Chí Dũng và Nguyễn Tường Thụy mới được đưa ra xét xử, cũng như có thể được xét xử thế nào, Luật sư Nguyễn Văn Miếng đáp:

Khi chuyển hồ sơ qua Tòa án như thế, người ta tới khi đó có thể mới cấp cho chúng tôi thông báo bào chữa, như vậy thì các luật sư mất đi rất nhiều thời gian để vào cuộc.

“Còn về khả năng khi nào vụ án sẽ được đưa ra xét xử, thì cái này tùy theo Tòa án thôi, nhưng thường thì một tháng nữa, sau khi Viện Kiểm sát hoàn thành và chuyển cáo trạng qua Tòa án, sau đó thêm một tới hai tháng nữa, nếu không sớm hơn và không có gì đặc biệt, thì Tòa án sẽ xét xử.

“Hiện nay đã là cuối tháng 10/2020 rồi, thì có thể và có lẽ theo chúng tôi là sớm nhất cuối năm nay, họ sẽ đem ra xử.

“Thông thường các vụ án hình sự ở Việt Nam rất ít khi thay đổi tội danh, người ta có thể thay đổi giữa khung này với khung khác, nhưng tội danh thì ít khi thay đổi, và hai ông Dũng và Thụy đã bị họ truy tố về tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm chống nhà nước mà được quy định theo điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017, thì theo tôi là ít khi họ sửa đổi tội danh.

Ảnh 4: Ngày 4/1/2015, Chi Hội Nhà báo Độc lập Miền Bắc tổ chức tọa đàm Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam qua 6 tháng thành lập. Nhà báo Nguyễn Tường Thụy Phó chủ nhiệm Hội nhà báo độc lập là người ngồi hàng đầu, thứ ba từ phải sang

Trừ trường hợp có gì đặc biệt mà phải bổ sung điều tra, mà Tòa trả lại hồ sơ, thì ít khi họ thay đổi tội danh của hai ông và khả năng cao là các ông sẽ bị xét xử theo đó.”

Luật sư Nguyễn Văn Miếng cho BBC hay:

Tôi được mời bào chữa cho hai người là ông Phạm Chí Dũng và ông Nguyễn Tường Thụy, về sức khỏe, tôi thấy ông Phạm Chí Dũng nói chung là tỉnh táo, ông vẫn có vóc dáng ốm gầy, nhưng đôi mắt của ông vẫn rất tinh nhanh, có thần, ông nói chuyện với tôi như thể hai người đang ở bên ngoài chứ không phải là ông đang bị tạm giam.

“Nhưng ông Nguyễn Tường Thụy thì có nói với tôi rằng ông bị đau người, xương khớp mình mảy, cánh tay đều đau, vì ông phải nằm trên chỗ nằm là sàn xi- măng, tuy nhiên ông cho biết là bệnh gút mà ông mắc phải thì đã không thấy tái xuất hiện nữa.

“Tôi nói đùa với ông ấy là trại giam chính là nơi đã chữa bệnh gút cho ông ấy và cả ông ấy và tôi đều cười về chi tiết đó.”

“Dù thế nào tôi cũng đồng hành với chồng tôi

Ảnh 5: nhà báo Lê Anh Hùng cũng là thành viên Hội nhà báo Độc lập, ông bị cưỡng bức điều trị tâm thần từ tháng 10/2018, gia đình cho biết hiện ông rất phờ phạc và rất yếu. Hình bên trái là mẹ ông và nhà báo Nguyễn Vũ Bình đi thăm ông ở bệnh viện tâm thần Trung ương 1

Hôm 17/11, từ Hà Nội, bà Phạm Thị Lân, vợ nhà báo Nguyễn Tường Thụy nói với BBC:

Tôi cũng được biết qua Luật sư là nhà tôi còn bị đau ở cánh tay trái, tôi biết chuyện đó là bởi vì anh Thụy khi bị bắt đã bị họ bẻ quặt tay ra sau để ép anh ấy phải cung cấp mật khẩu vào các thiết bị của anh ấy.

“Tới nay, tôi vẫn chưa hề được gặp mặt chồng tôi, tôi đã phải đi lại rất vất vả, tốn kém từ Hà Nội vào Sài Gòn tới 8 lần, họ từ chối không cho tôi gặp chồng tôi ngay cả khi đã kết thúc giai đoạn điều tra.

“Tôi cho rằng họ bắt anh ấy và giam trong Sài Gòn tuy anh ấy và gia đình sống ở Hà Nội là cố tình gây khó khăn cho gia đình tôi và bản thân anh ấy.

“Tôi vẫn cố gắng thăm nuôi và đề nghị được chuyển thực phẩm, thuốc men vào, anh ấy còn có bệnh cao huyết áp nữa.

Từ khi chồng tôi bị bắt, cho đến cách một tháng trở lại đây, tôi vẫn bị theo dõi, tôi đi đâu cũng có người theo và người ta nói rõ người ta là công an, an ninh, khi tôi hỏi thì họ bảo họ chỉ làm theo nhiệm vụ của cấp trên giao.

Tôi cũng có nhận được một số sự giúp đỡ, chia sẻ tinh thần của mọi người và bạn bè của anh Thụy, về tổ chức quốc tế, thì đây là lần thứ hai tôi được một tổ chức truyền thông quốc tế phỏng vấn, như cuộc phỏng vấn này của BBC.

“Anh Thụy dặn tôi là đừng vào thăm nữa nếu họ ngăn cản, kể cả không cần tham dự phiên tòa vì như thế khó khăn, tốn kém, nhọc nhằn cho tôi và gia đình, nhưng tôi sẽ theo anh ấy tới tận cùng, tôi tin tưởng chồng tôi không có tội và tôi sẽ đồng hành với chồng tôi đến bất cứ đâu mà anh ấy cần tôi.”

Tôi cũng chưa được gặp mặt chồng mình

Ảnh 6: nhà báo Phạm Đoan Trang là người sáng lập nhà xuất bản tự do với khoảng ba chục đầu sách được phát hành trong nước trước khi bị bắt, trong đó đặc biệt có bản báo cáo Đồng Tâm tố cáo tội ác của nhà cầm quyền với dân làng Đồng Tâm được trinhg bày bằng song ngữ Việt Anh

Hôm thứ Ba, bà Bùi Hồng Loan, vợ của nhà báo Phạm Chí Dũng nói với BBC từ Sài Gòn:

Tới hôm nay, tôi và gia đình chưa được gặp mặt anh Dũng. Từ hôm anh ấy bị bắt, thì gia đình chúng tôi cũng đã thu xếp mọi việc để ổn định lại.

“Chúng tôi cũng có nhận được sự thăm nom, động viên. Chính nhà báo Nguyễn Tường Thụy trước khi bị bắt cũng đã hỏi thăm, liên lạc với chúng tôi.

“Cũng có các vị tới nhà ông liên lạc hỏi thăm, thăm nom với ông Nội các cháu, tức là ba anh Dũng, có người ở cơ quan thành ủy, chủ yếu là bạn bè, người quen với ba, má anh ấy.

“Nhân đây, tôi cũng muốn nói là tôi cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của mọi người, nhưng những giúp đỡ về vật chất, thì như trong gia đình tôi, tôi vẫn làm việc và tự lo được, nên mọi người hãy dành những giúp đỡ ấy cho các gia đình khác có khó khăn, và đáng quan tâm hơn.

“Về nguyện vọng từ nay tới khi xét xử anh Dũng, thì tôi cũng không muốn nói ra nguyện vọng gì cả, vì nếu tôi có nói ra thì họ cũng không đáp ứng đâu.

“Chẳng hạn như là thăm nom, nếu như ở thành phố Hồ Chí Minh mà họ có chủ trương, họ mà cho thăm gặp, thì họ sẽ không viện cớ là dịch Covid-19 nữa, bây giờ nếu đề nghị về ngoại lệ, thì lấy tư cách gì để đề nghị đây?

“Bản thân tôi đã làm một giấy đề nghị được thăm gặp chồng tôi rồi mà họ không giải quyết, cách đây hơn một tháng rồi và họ cũng không hề trả lời.”

Thu Thủy – Thoibao.de (tổng hợp)

>>> Việt Nam đe dọa đóng cửa Facebook

>>> Facebook bị chất vấn vì ‘cúi mình’ trước chính phủ Việt Nam

>>> Sở hữu trí tuệ nhân tạo – Độc tài sẽ biến người dân thành nô lệ

Nguyễn Đức Chung đánh cắp tại liệu bí mật như thế nào?

Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT