Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=iWrxWTcS7RU
Hiện nay tại Việt Nam các công việc chuẩn bị cho cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa 15 đang được thực hiện. Một câu hỏi đặt ra là ứng viên Đại biểu Quốc hội có cần là người rất giàu có, thân thế quan hệ rộng?
Đó là câu hỏi mà Luật sư Ngô Ngọc Trai đặt ra trong bài phân tích với tựa đề “Ứng viên Đại biểu Quốc hội Việt Nam có cần ‘nhất thân, nhì thế’?” với nội dung như sau:
“Đầu tiên cần khẳng định, những người nhiều tiền, gia đình thân thế tức vốn có người thân nắm giữ chức vụ chính quyền, cùng các mối quan hệ rộng rãi, thì sẽ thuận lợi để trở thành một Đại biểu Quốc hội.”
“Ở Việt Nam hay các nước cũng đều thế. Bởi vậy nên ở Mỹ có những gia tộc làm chính trị truyền đời như Kennedy hay Bush.
Nhưng ở Mỹ cũng có những người như ông Barack Obama, có cha là người quốc tịch Kenya, mẹ là một nữ nhân viên ngoại giao cấp thấp, chỉ nhờ sự nỗ lực vươn lên và phẩm chất cá nhân mà trở thành Nghị sĩ rồi Tổng thống.
Hay như ông Bill Clinton mất cha từ nhỏ, mẹ là một nhân viên y tá bình thường, cũng chỉ nhờ học hành cố gắng mà thành Nghị sĩ rồi Tổng thống.
Bằng cách đó, cơ quan đại diện dân cử quốc gia, là Nghị viện hay Quốc hội, sẽ là nơi tập hợp đại diện của mọi thành phần dân chúng, giới thượng lưu cũng như người lao động.
Qua đó phản ánh đầy đủ toàn diện các chiều kích mong muốn nguyện vọng nơi dân chúng, cũng như tạo lập một nền chính trị công bằng dựa trên năng lực thực tài và phẩm chất cá nhân.
Năng lực thực tài
Ở Việt Nam hiện nay, nếu một người không có tài sản vài chục tỷ, không sở hữu doanh nghiệp lớn, không là giám đốc sở hay phó chủ tịch một tỉnh, nếu nói ra ứng cử Đại biểu Quốc hội sẽ bị đánh giá là thiếu nghiêm túc hoặc cơ hội trúng cử không cao.
Điều này dường như hoàn toàn trái ngược với thế hệ các nhà lãnh đạo cách mạng đời đầu, hầu hết là những người bình dân, được học hành chỉ ở một mức nhất định, nhưng nhờ sự cố gắng vươn lên và tinh thần cống hiến mà thành.
Vậy hiện nay liệu có cơ hội dành cho những người bình dân như họ?
Tôi cho rằng hiện nay việc đầu tiên là cần bám sát vào bản chất vai trò của người Đại biểu Quốc hội để tìm ra người phù hợp.
Một trong những công việc chính của Quốc hội là làm luật, cho nên điều kiện cần có ở một ứng viên Đại biểu là khả năng nhất định trong tham gia xây dựng pháp luật.
Để thấy được khả năng này của ứng viên thì có thể nhìn nhận đánh giá từ quá trình thực hiện công việc trước đó, xem ứng viên làm nghề nghiệp gì, đã từng tham gia những gì vào công tác xây dựng pháp luật.
Nhưng chỉ có khả năng tham gia xây dựng pháp luật thôi là chưa đủ.
Một tiêu chí quan trọng khác của ứng viên Đại biểu Quốc hội là tinh thần tích cực quan tâm tới các vấn đề xã hội.
Bởi lẽ Quốc hội ngoài làm luật thì còn là cơ quan ban hành các chính sách xã hội, cho nên ứng viên Đại biểu Quốc hội cần là người tích cực quan tâm tới các vấn đề xã hội.
Theo đó ứng viên Đại biểu cần là người có thể nói lên tiếng nói của người dân, nói đúng và trung thực ý chí nguyện vọng nhân dân, giám sát thúc đẩy bộ máy quản lý làm tốt công việc, luận bàn các vấn đề quốc gia xã hội và xây dựng chính sách.
Việc ban hành các chính sách của Quốc hội có thể thông qua các văn bản luật điều chỉnh quan hệ xã hội, hoặc các nghị quyết về từng vấn đề nào đó, hoặc biểu quyết danh mục chi tiêu ngân sách hàng năm cho từng ngành lĩnh vực, hoặc quyết định một số dự án đầu tư cấp quốc gia.
Những việc làm đó của Quốc hội đều có ảnh hưởng sâu rộng tới mọi mặt đời sống xã hội.
Vì những công việc như thế, cho nên để ban hành chính sách được trúng và đúng thì Quốc hội cần là nơi tập hợp những người có tính cách tích cực quan tâm tới các vấn đề xã hội.
Nếu không phải thế thì các chính sách do Quốc hội ban ra sẽ thiếu đi sự phù hợp với thực tế đời sống, xa cách, không phản ánh đúng những mong muốn của cử tri.
Một vai trò đã được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật, đó là Đại biểu Quốc hội là những người đại diện phản ánh ý chí nguyện vọng của cử tri.
Cho nên những người phản ánh tốt nhất ý chí và nguyện vọng của cử tri chỉ có thể là những người có khuynh hướng tính cách thường xuyên quan tâm tới các vấn đề xã hội.
Họ sẽ luận bàn các vấn đề để thúc đẩy trách nhiệm cũng như tìm ra giải pháp. Từ đó giúp Quốc hội ban hành ra các chính sách xã hội được trúng và đúng.
Sự bày tỏ quan tâm tới các vấn đề xã hội không nên chỉ có khi đã trở thành Đại biểu Quốc hội rồi, mà sự quan tâm đó cần là tính cách thiên hướng cá nhân, đã bộc lộ ra trong đời sống công việc hàng ngày, ứng viên Đại biểu Quốc hội nên được tìm trong số những người như thế.
Nêu ra như thế cũng để thấy rằng những người dù có kiến thức chuyên môn sâu về một lĩnh vực nào đấy, nhưng nếu thiếu tích cách tích cực quan tâm đến các vấn đề xã hội thì không nên là Đại biểu Quốc hội.
Những người như vậy chỉ nên đóng góp ở tư cách chuyên gia, bởi các chuyên gia cũng được hỏi ý kiến tham khảo trong ban hành chính sách hay pháp luật.
Do Quốc hội là cơ quan giám sát cho nên những cán bộ thuộc bộ máy nhà nước như hành pháp hay tư pháp, vốn là những người chịu sự giám sát, cần giảm tránh là Đại biểu Quốc hội, bởi một người đang ở cương vị chính quyền như thế thường sẽ có xu hướng im lặng.
Người dân cần những Đại biểu tích cực quan tâm đến các vấn đề xã hội, tức chính là những vấn đề của dân chúng mà người dân quan tâm và cần được Đại biểu hướng dẫn giải thích khai mở nhận thức về các vấn đề.
Người dân cũng muốn Đại biểu thay mặt họ chất vấn cán bộ các ban ngành để có phương án giải quyết tháo gỡ các công việc, người dân cần các Đại biểu cung cấp những đánh giá góc nhìn để chỉ ra lợi ích của dân chúng nên là như thế nào trong nhiều vấn đề mà họ băn khoăn lúng túng.
Những người mà trong đời sống công việc thường xuyên lên tiếng một cách có trách nhiệm, luận bàn chỉ ra được nguyên nhân và giải pháp thiết thực khả thi cho các vấn đề ở tầm địa phương cũng như quốc gia, chính là những ứng viên tiềm năng xứng đáng.
Từ thực tế đó có thể khẳng định, việc một ứng viên giàu có, gia đình thân thế và có quan hệ rộng chỉ là điều kiện thuận lợi, còn thiết yếu nhất vẫn là năng lực chuyên môn của người đó đáp ứng được công việc của một Đại biểu Quốc hội hay không.
Việc bầu chọn theo đó cần tập trung hướng đến những người có năng lực thực tài và phẩm chất xứng đáng, dù cho đó chỉ là tất cả những gì họ có.” Luật sư Ngô Ngọc Trai đưa ra kết luận.
Giáo sư Nguyễn Đình Cống, một người tuyên bố ra khỏi Đảng và tự ứng cử Quốc hội khóa XV, nói rằng thực trạng Quốc hội có nhiều nghị gật là “một thảm họa của dân tộc.” Ông chia sẻ những chức năng cần có của Quốc hội, cũng như những tồn tại yếu kém của cơ quan lập pháp Việt Nam, đồng thời nêu rõ tâm huyết, chương trình hành động của mình với mục đích tập trung vào hai mảng chính: hoạt động làm luật và hoạt động phản biện.
Ông chia sẻ trên trang Facebook cá nhân: “Nếu vào được QH tôi sẽ không chịu bị biến thành nghị gật.”
Tiến sĩ Nguyễn Đình Cống, 83 tuổi, một giáo sư ngành xây dựng, từng nhận danh hiệu “Nhà Giáo Nhân Dân” tại trường Đại Học Xây Dựng ở Hà Nội, nhưng sau này trở thành người bất đồng chính kiến.
Xin giáo sư cho biết về ý định tự ứng cử ĐBQH khóa XV, khi giáo sư nộp hồ sơ thì chính quyền địa phương đã tiếp nhận như thế nào, có bị cản trở gì hay không? VOA nêu câu hỏi
GS Nguyễn Đình Cống: Tôi năm nay ngoài 80 tuổi nhưng tôi thấy vẫn còn sức khỏe tốt, nhưng quan trọng nhất là tôi có nhiều tư tưởng, ý nghĩ, mong muốn đóng góp để xây dựng đất nước.
Nếu như chỉ là một ông già, người dân bình thường thì chỉ giỏi lắm viết được vài ba chục bài báo.
Tôi thấy muốn đóng góp một cách tích cực, hữu hiệu thì là vào được QH.
Lý do thứ hai, tôi thực sự mong đất nước có một quốc hội đúng nghĩa quốc hội: là cơ quan đại diện cho dân. Muốn như vậy QH phải có nhiều người giỏi để làm luật, thực hiện vai trò là cơ quan lập pháp.
Thêm nữa là nhân thời cơ có chủ trương có thêm nhiều người ngoài Đảng vào tham gia QH – thực giả chủ trương như thế thì chưa biết – nhưng điều này kích thích tôi và khiến tôi tự ứng cử.
Trong quá trình hoàn thiện hồ sơ phải đưa ra cho chính quyền địa phương xác nhận lý lịch và có rất nhiều khó khăn. Tôi xem đây như là một việc thử thách lòng kiên nhẫn. Thành ra hồ sơ của tôi đã làm đến lần thứ 7, và phải nói rằng rất vất vả.
Chương trình hành động của tôi có mấy điểm như thế này: Việc làm luật của QH hiện nay rất yếu. QH là cơ quan lập pháp và nhiệm vụ quan trọng nhất của QH là làm luật, nhưng QH hiện nay chỉ thông qua luật chứ chưa làm luật, và luật thì ngành nào thì ngành ấy làm.
Và vì vậy, có những luật rất cần cho dân thì chưa ai làm. Hỏi QH thì QH bảo điều ấy chưa có ai đề ra.
Mong ước đầu tiên của tôi khi vào QH là tôi sẽ cải cách, đổi mới cách làm luật, và phải nhanh chóng ra các luật mà nhân dân đang rất cần.
Tôi theo dõi các hoạt động của QH bấy lâu nay thì thấy rằng tuy có các buổi chất vấn các bộ trưởng nhưng chưa có các buổi phản biện – phản biện những đường lối của nhà nước, của lãnh đạo…điều mà các nước gọi là tranh luận để xem họ làm đúng hay sai.
QH hiện nay chưa ai làm phản biện. Khi tôi vào QH tôi sẽ đề xướng việc này, thực hiện vai trò phản biện trong QH.
Tôi vốn là một nhà khoa học, nhà giáo dục, và cũng có hiểu biết về nhiều lĩnh vực khác nhau, và tôi có thể tích cực đóng góp đặc biệt vào lĩnh vực văn hóa – giáo dục.
Tôi cũng đề xuất mở cho mỗi một ĐBQH mỗi người một văn phòng và người giúp việc để hoạt động cho hiệu quả.
Lan Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Trọng, Chính giành nhau – Nguyễn Hòa Bình chưa chọn được chủ?
>>> Việt Nam tiết lộ danh tính ‘tam trụ’ như dự báo
>>> Chưa an tọa nhưng Nguyễn Phú Trọng và Phạm Minh Chính đã „choảng nhau tơi bời“?
Gia tộc Lê – Trương mạnh cỡ nào? Vì sao NP Trọng và NV Nên vẫn bất lực?
Cách cài vượt tường lửa miễn phí:
Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7
Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT