Có tin Nguyễn Phú Trọng ém quân đợi giờ G bắt Lê Thanh Hải?

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=__o4GABU6qo

Phải nói rằng, tin đồn là nguồn tin có giá trị trong xã hội này. Bản chất của chính quyền CS là dối trá, bộ máy tuyên truyền khổng lồ dưới sự điều khiển của Ban Tuyên Giáo Trung Ương thực hiện nhiệm vụ truyền thông một chiều. Những tin tức chính trị mà báo chí nhà nước đưa tin toàn là những tin tâng bốc đảng. Mà trong những tin tâng bốc đó phần lớn là những tin bị bóp méo theo hướng có lợi cho đảng nên nó không còn tính khả tín nữa. Nếu có một tin nóng và nhạ cảm về chính trị, hầu như mọi tờ báo đều đưa mẫu tin ấy theo một form giống nhau. Đọc tờ nào cách viết cũng na ná. Vì thế Việt Nam có đến hơn 800 tờ báo được cấp phép nhưng tin tức rất nghèo nàn không khả tín. Đó là lí do mà người dân muốn tìm nguồn tin xác thực thì phải hóng lời đồn. Đó là thực tế rất buồn cười cho nền báo chí Việt Nam, nền báo chí mà ĐCS gọi là “báo chí cách mạng” ấy.

Lấy ví dụ như thông tin về nhân sự tứ trụ, Thoibao.de đã thông báo từ trước đây trong bài “Trung ương 15: Nguyễn Phú Trọng – Tổng bí thư, Nguyễn Xuân Phúc – Chủ tịch nước (Tin nội chính)” đã đăng vào ngày 16/1 vừa qua. Nghĩa là cách đây gần 3 tháng. Và bây giờ thì thực tế đã chứng minh Thoibao.de đúng. Chắc chắn khi tin tức này được đưa ra thì đối với số người mà trung thành đảng thì sẽ không tin. Đó là lý do vì sao tin đồn, tin ngoài luồng vẫn khả tín hơn tin tức nhà nước rất nhiều.

Được biết năm 2019, khi mới khởi tố và khám xét vụ án Nhật Cường Mobile, báo chí nhà nước đã thông tin là bắt được Bùi Quang Huy ông chủ của Nhật Cường Mobile nhưng cuối cùng báo chí phải đính chính lại là chưa bắt được vì ông chủ Bùi Quang Huy đã trốn từ nhiều ngày trước đó. Cuối cùng là Bộ Công An phát lệnh truy nã.

Báo chí nhà nước họ tự xưng là “chính thống” tuy nhiên mức độ khả tín trong các tin tức chính trị trong nước là không cao. Đó là thực tế. Cần phỉa tìm thêm nguồn tin ngoài nguồn báo đảng. Và tin về việc ông Nguyễn Phú Trọng đang cho ém quân để chuẩn bị bắt Lê Thanh Hải là một trong những tin tức như thế.

Báo chính nhà nước đưa tin về vụ án Nhật Cường Mobile tromg đó phần bắt giữ ông Bùi Quang Huy bị tung tin sai sau đó sửa lại

Ông Trọng ngồi lại nhiệm kỳ ba vì mục đích làm gì?

Ông Nguyễn Phú Trọng là người tham quyền cố vị, tuy nhiên tham vọng của ông không chỉ dừng lại nhiêu đó, mà ông còn muốn lưu danh sử sách với lịch sử ĐCS như ông Hồ Chí Minh. Vì vậy tham vọng của ông rất nhiều, ngoài muốn ngồi ở ghế quyền lực suốt đời thì ông còn có tham vọng tạo dấu ấn để cho lịch sử ghi nhận. Dấu ấn lớn nhất mà ông có thể làm là mượn công cụ chống tham nhũng để thanh trừng đối thủ và nhờ mác chống tham nhũng đấy ông sẽ được tung hô. Chống tham nhũng giúp ông đạt được 2 mục đích lớn, thứ nhất là dẹp đi chướng ngại vật cảng đường ông cầm quyền suốt đời và thứ nhì là tạo danh tiếng để lưu danh. Một mũi tên xuyên  thủng hai mục đích, ông Nguyễn Phú Trọng đã tính nước cờ cao như vậy.

Không phải ngẫu nhiên mà ông Trọng đã tạo nên cái lò đốt củi tham nhũng từ năm 2016. Ông tạo cái lò trong nhiệm kỳ thứ hai và cũng bắt được một ủy viên bộ chính trị và nhiều ủy viên trung ương đảng. Tuy ủy viên bộ chính trị mà ông đem cho vào lò ấy, về thế và lực còn thua xa Nguyễn Tấn Dũng và Lê Thanh Hải, tuy nhiên ông làm được như thế cũng là vô tiền khoáng hậu nên đã nhận được nhiều lời tung hô.

Ở nhiệm kỳ 3, ông Nguyễn Phú Trọng cần phải làm chấn động hơn thì mới nhận được sự thừa nhận của mọi người. Thứ nhất ông phải đưa thanh củi Lê Thanh Hải vào lò và tiếp đến là thanh củi Nguyễn Tấn Dũng. Nếu Lê Thanh Hải bị bắt thì con cái của dòng họ Lê – Trương cũng hết đường tiến thân. Nếu bắt được Nguyễn Tấn Dũng thì Nguyễn Thanh Nghị và Nguyễn Minh Triết cũng hết đường. Nói chung đã hạ được gốc cây cổ thị thì cành cây cũng chết khô chứ không thể phát triển được. Chuyện bắt Nguyễn Tấn Dũng là bài toán xa, còn bài toán thiết thực nhất là Lê Thanh Hải.

Muốn gây tiếng vang thì trước tiên ông Trọng phải bắt được Lê Thanh Hải

Nếu cho ém quân chuẩn bị bắt, thì ai sẽ là tướng tiên phong?

Có thể khoanh vùng những tướng công an phục vụ cho việc bắt bớ này: thứ nhất là Bộ Công An, mà người chịu trách nghiệm triển khai chuyên án chính là Tô Lâm trong đó ông Tô Lâm sẽ cử một tướng làm trưởng ban chuyên án và người có nhiệm vụ đánh vào tinh thần nhóm Lê Thanh Hải chính là Tô Ân Xô – người phát ngôn của Bộ Công An. Người thứ nhì có thể bắt Lê Thanh Hải đó chính là Nguyễn Văn Nên. Ông Nên sẽ cho thiếu tướng Lê Hồng Nam – giám đốc công an TP. HCM chịu trách nhiệm triển khai.

Nếu ém quân lên kế hoạch bắt Lê Thanh Hải thì chỉ cói hai nơi đó thôi. Mỗi đơn vị có mỗi ưu điểm riêng cần phải phân tích kỹ mới biết được.

Có một thực tế là, suốt 2 năm ông Tô Lâm không thể bắt được Tất Thành Cang mặc dù tội của Cang thì quá rõ. Trong khi đó chính Tô Lâm là người làm được nhiều “kỳ tích” cho Nguyễn Phú Trọng khi mà ong này sang Đức bắt cóc thành công Trịnh Xuân Thanh, bắt thành công Đinh La Thăng, và bắt thành công Nguyễn Đức Chung. Tất cả đều là những nhiệm vụ khó, tuy nhiên ông Tô Lâm lại mất quá nhiều thời gian mà không bắt được Tất Thành Cang và cuối cùng phải nhờ đến bàn tay ông Nguyễn Văn Nên với sự trợ giúp đắc lực của Lê Hồng Nam.

Còn Nguyễn Văn Nên, tuy cùng với Lê Hồng Nam đã bắt được Tất Thành Cang nhưng điều đó không có nghĩa là Nguyễn Văn Nên và Lê Hồng Nam không có điểm yếu. Diểm mạnh của bộ đôi Nên – Nam đều là dân ngoại tỉnh. Nguyễn Văn Nên gốc Tây Ninh còn Lê Hồng Nam gốc Bình Dương từng là công tác tại Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03), Bộ Công an. Điều đó là lợi thế, tuy nhiên xung quanh ông Nên và ông Nam tai mắt của Lê Thanh Hải rất đông, điều đó khó mà giữ bí mật nếu ông Lê Hồng Nam nhận lệnh của Nguyễn Văn Nên triển khai quân.

Điều đáng nói là, từ khi bị bãi chức, không biết ông Nguyễn Thiện Nhân có mục đích chính trị gì mà ông ta cứ theo sát Nguyễn Văn Nên trong các vấn đề chính sự của thành ủy thành phố HCM. Được biết, yếu điểm lớn nhất của Nguyễn Thiện Nhân chính là lo không xong vụ Thủ Thiêm và không xử lí được Tất Thành Cang mặc dù ông Nguyễn Thiện Nhân có hai năm để làm điều đó. Việc ông Nguyễn Thiện Nhân theo sát Nguyễn Văn Nên cho thấy  rất có thể ông Nhân sẽ cản chân ông Nên làm nhiệm vụ nếu cần thiết. Đến giờ không ai có thể khẳng định liệu việc ông Nguyễn Thiện Nhân không bắt Tất Thành Cang là do ông Nhân yếu kém hay do thông đồng với phe Lê Thanh Hải thì chưa biết.

Như vậy xét hết hai mặt, phía nào cũng có ưu có khuyết, cho nên chọn một trong hai tướng cho triển khai ém quân thì cũng có khả năng thất bại. Vậy thì tại sao không kết hợp cả hai bổ khuyết cho nhau để bắt con cá mập trắng mang tên Lê Thanh Hải?

Lê Thanh Hải sẽ đối phó bằng cách nào?

Những vụ án lớn như thế này thường là phải tuyệt mật, tuy nhiên cái gọi là “tuyệt mật” trong ĐCS thì giới thạo tin biết hết. Vì vậy không loại trừ khả năng tin tức lọt đến tai ông Lê Thanh Hải. Nhiều lúc tin tức còn có thể lọt đến tai người dân chứ nói chi người có tai mắt khắp nơi như Lê Thanh Hải? Vấn đề là khi Lê Thanh Hải biết mình bị bố ráp thì lúc đó ông cũng đã bị bít hết đường thoát. Bài học Trịnh Xuân Thanh đánh hơi sớm đã chạy ra nước ngoài trước khi có lệnh cấm xuất cảnh là một bài học to lớn đối với ông Nguyễn Phú Trọng và đó cũng là bài học xương máu đối với ông Tô Lâm. Vì nghiệp vụ bảo mật không tốt nên cuối cùng vì sự “cao chạy xa bay” đó mà làm Tô Lâm phải “nổi điên” khi bị cộng đồng mạng nói về hành động sang Đứ bắt cóc người bất hợp pháp như ông.

Hồi tháng 12 năm ngoái khi Nguyễn Văn Nên cho bắt Tất Thành Cang cho thấy, ông Lê Hồng Quang đã học được bài học để xổng Trịnh Xuân Thanh trước đó nên Tất Thành Cang không thể trốn ra nước ngoài được. Đó là một cái hay của ông Lê Hồng Quang, có thể để Tô Lâm nhúng tay vào thì vụ án lại trở nên rắc rối hơn.

Bây giờ việc của Lê Thanh Hải chỉ có thể là mua chuộc, phi tang chứng cứ và thuê luật sư tư vấn cách đối phó khi đối mặt với cơ quan điều tra. Bằng mọi giá phải ngăn cản ban chuyên án tập hợp đủ hồ sơ, nếu không làm được thì việc cuối cùng chỉ có thể là ngồi ở nhà chịu bị bắt mà thôi.

Bài học để Trịnh Xuân Thanh trốn ra nước ngoài khó mà lặp lại

Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Trên cương vị mới Phạm Minh Chính sẽ chiến hay hòa với Nguyễn Phú Trọng?

>>> Ngồi vào ghế của Trần Đại Quang, liệu Nguyễn Xuân Phúc có bi thảm như Trần Đại Quang không?

>>> Đinh Tiến Dũng về Hà Nội, VTV hãy trả xem lời Thoibao.de có bịa đặt hay không?

Chưa làm gì được Lê Thanh Hải, ông Trọng quần Lê Tấn Hùng?


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT