Covid-19: ‘Đau đầu’ vì giấy đi đường ở Hà Nội

Link Video: https://youtu.be/80OSK74pmj8

Truyền thông trong nước cho hay quyết định phân vùng chống dịch và giao Công an cấp giấy đi đường được đưa ra trong chỉ thị được Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh ký ngày 3/9.

Vùng chịu các hạn chế nghiêm ngặt nhất được gọi là “vùng đỏ” hay “vùng 1”, nơi được mô tả là tập trung nhiều khu vực, nhiều đối tượng nguy cơ rất cao bao gồm toàn bộ địa giới hành chính của 10 quận/huyện trong đó có Tây Hồ, Ba Đình, Cầu Giấy, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hà Đông, Hoàng Mai, Thanh Trì…

Người sống trong khu vực này sẽ phải áp dụng các biện pháp giãn cách theo Chỉ thị 16 và áp dụng “một số biện pháp ở mức cao hơn”.

Trong khi đó Vùng 2 (phía Bắc, Đông Sông Hồng), phân cách bởi hệ thống Sông Hồng, Sông Đuống với Vùng 1 gồm toàn bộ địa giới hành chính của 05 quận/huyện: Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh và Vùng 3 (phía Tây, phía Nam Thành phố) gồm 10 quận/huyện/thị xã: Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Đan Phượng, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Phú Xuyên… sẽ giãn cách theo Chỉ thị 15 và áp dụng một số biện pháp ở mức cao hơn.

Một trong các quan ngại lớn nhất hiện nay được truyền thông trong nước nêu là việc người dân và doanh nghiệp “thấp thỏm và lo lắng” về những “hướng dẫn chưa rõ ràng” đối với việc xin và cấp giấy đi đường tại các vùng khác nhau.

Hình ảnh người dân xếp hàng chờ được cấp giấy đi đường tại trụ sở một phường ở Q.Cầu Giấy (Hà Nội) sáng 9.8

Báo Thanh Niên dẫn lời một người làm tại công ty nước ngoài nói nhà anh thuộc “vùng đỏ” trong khi địa điểm công ty làm lại thuộc “vùng cam“.

Sáng nay khi chúng tôi hỏi đồn công an Khu công nghiệp hay UBND xã nơi công ty đặt trụ sở là đầu mối tiếp nhận, thì cũng chưa rõ bên nào là đầu mối. Tới chiều nay, theo thông tin được biết thì huyện mới họp để triển khai hướng dẫn các đối tượng được cấp và quy trình cấp.”

Trong khi đó báo Tuổi Trẻ ngày 4/9 dẫn lời một lãnh đạo công an phường Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết sáng cùng ngày, đơn vị đã nhận được nhiều cuộc điện thoại từ người dân và các tổ chức hỏi về việc làm giấy đi đường.

Chiều nay Công an TP Hà Nội mới tổ chức họp trực tuyến với công an các quận, phường, xã… và có hướng dẫn chi tiết. Sau khi thống nhất về phương án, cách thức thực hiện, chúng tôi sẽ tổ chức tiếp nhận thông tin, danh sách và sẽ cấp giấy đi đường cho người dân, các tổ chức“, vị lãnh đạo nói.

Báo này dẫn lời một người dân nói “Hà Nội giãn cách thêm 2 tuần mà bây giờ mới tổ chức cấp giấy đi đường thì quá gấp“.

Chỉ thị của Chủ tịch Chu Ngọc Anh về phân vùng có đoạn nói việc “phân vùng là để phòng, chống dịch, không phải là phân vùng để quản lý hành chính“.

Trên Facebook cá nhân, cây bút Huy Đức mô tả điều ông gọi là “nên có cuộc họp ở cấp cao hơn Hà Nội quyết định phương án cho Hà Nội“.

Bài viết có hơn 15 ngàn tương tác và 3.000 chia sẻ sau khoảng 8 giờ có đoạn:

Phải đảm bảo quyền lực của quốc gia vẫn là thống nhất. Phải cho thấy, Nhà nước pháp quyền vẫn đang tồn tại, Hiến pháp và pháp luật vẫn đang hiệu lực.

Đừng để thế giới nhìn Thủ đô của một quốc gia đang phát triển như một căn cứ du kích. Đừng để người dân chưa kịp nhiễm virus đã hết kế sinh nhai. Đừng để dân chúng phải chịu những sang chấn tâm lý chỉ vì chính quyền đã sử dụng quyền lực nhiều hơn cần thiết“.

Vào ngày 3/9, Công an Thành phố Hà Nội đã phát đi văn bản “hỏa tốc” gửi chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã… về việc chuẩn bị các điều kiện cần, sẵn sàng phối hợp với Công an Thành phố trong triển khai phần mềm cấp và kiểm tra giấy đi đường có nhận diện cho “người đủ điều kiện tham gia giao thông qua mã QR Code”.

Văn bản này mô tả “Các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân đăng ký thông tin qua cảnh sát khu vực và sau đó cán bộ xã, phường, thị trấn duyệt hoặc từ chối (thông báo bằng email) và sau đó cảnh sát khu vực sẽ gửi lại giấy đi đường đã được duyệt, đóng dấu cho tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân…

Về việc cấp thẻ đi chợ, siêu thị, cảnh sát khu vực sẽ lập danh sách các hộ gia đình theo địa bàn xã, phường, thị trấn quản lý; cảnh sát khu vực gửi danh sách cho cán bộ xã, phường, thị trấn để xét duyệt hoặc từ chối duyệt,” Chỉ thị của Chủ tịch Hà Nội viết.

Trước đó, ngày 29/8, UBND TP Hà Nội giao Công an Thành phố nghiên cứu, quy định rõ đối với từng loại hình (doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị) được cấp giấy đi đường.

Được biết chính quyền Hà Nội dự kiến có 6 “nhóm đối tượng” được cấp giấy đi đường gồm:

Nhóm 1: Các cá nhân thực hiện nhiệm vụ chính trị, công vụ, ngoại giao gồm: Cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại cơ quan Đảng, Nhà nước, MTTQ, tổ chức chính trị xã hội các cấp; cá nhân thực hiện công tác quản lý, thực hiện nhiệm vụ công vụ, trực chiến đấu, trực cơ quan, xử lý tài liệu mật và các nhiệm vụ cần thiết khác được quy định tại chỉ thị 16.

Nhóm này còn bao gồm cá nhân làm việc tại cơ quan, tổ chức ngoại giao, gồm: cán bộ, nhân viên làm việc tại cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế. Các đối tượng này thực hiện theo thông lệ quốc tế, thông lệ ngoại giao quy định.

Nhóm 2: Cá nhân thực hiện nhiệm vụ công tác, công vụ, dịch vụ công ích thiết yếu, bao gồm: Cán bộ, công nhân viên, người lao động làm việc trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ công thiết yếu.

Nhóm 3: Cá nhân trực tiếp tham gia công tác phòng, chống dịch, bao gồm: cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp tham gia phòng, chống dịch; cá nhân khác được huy động tham gia hỗ trợ chống dịch tại các quận, huyện, thị xã.

Nhóm 4: Phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên các cơ quan báo chí, truyền thông phục vụ các nhiệm vụ chính trị, công vụ, ngoại giao; phục vụ đưa tin hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, TP; phóng viên, biên tập viên trực tiếp thực hiện tuyên truyền công tác phòng chống dịch; cán bộ thực hiện trực cơ quan.

Nhóm 5: Công dân của các trường hợp: người thực hiện các dịch vụ y tế bắt buộc như đi cấp cứu, khám chữa bệnh và mua thuốc định kỳ, tiêm vắc xin và xét nghiệm Covid-19, người chăm sóc người bệnh và người xuất viện. Đối tượng này chỉ cần giấy chứng minh và chứng minh thư/căn cước công dân.

Bên cạnh đó là người đi mua lương thực thực phẩm, yêu cầu bắt buộc là phải có thời gian đi mua cụ thể, giấy đi chợ; thẩm quyền cấp là công an phường, xã, thị trấn. Cá nhân đi sân bay có vé, cá nhân đi đến cơ quan ngoại giao có giấy hẹn của cơ quan ngoại giao, cá nhân đến tòa theo giấy triệu tập của tòa chỉ cần có chứng minh thư/căn cước công dân và xét nghiệm âm tính trong vòng 72 giờ.

Nhóm 6: Tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ công vụ, công ích thiết yếu.

Ngun: https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-58448242

Kasse animation 7.8.2023