Hàng Việt lại bị điều tra vì lượng chì cao

Link Video: https://youtu.be/Fxg7dLqWpqg

Một bài báo trên VOA tiếng Việt đăng tải ngày 27/1, mới đây, Cơ quan Y tế Oregon, chính quyền Liên bang Hoa Kỳ hiện đang điều tra về một loại kem bôi da cho trẻ em với tên gọi Diệp Bảo, có xuất xứ từ Việt Nam. Sở Y tế Oregon cho biết, các phụ huynh của hai em bé đã bôi kem Diệp Bảo lên mặt của con họ để điều trị bệnh chàm. Hai em bé đều dưới một tuổi, một ở Quận hạt Washington và một ở Quận hạt Multnomah, thành phố Portland. Cả 2 sau đó được phát hiện có nồng độ chì cao trong máu.

VOA Tiếng Việt cho biết, Sở Y tế Oregon sau đó đã thông báo cho Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) về hai trường hợp này. Ngay lập tức, chính quyền Liên bang Hoa Kỳ đã tiến hành các cuộc điều tra trên diện rộng. Họ đã yêu cầu những phụ huynh có sử dụng sản phẩm này cho con của họ phải giao nộp lại, để tiến hành phân tích điều tra.

Một điều phối viên của Chương trình Phòng ngừa Ngộ độc Chì Trẻ em của Sở Y tế Oregon, tên Ryan Barker cho biết, các xét nghiệm đối với những mẫu sản phẩm do các gia đình cung cấp cho thấy, cả hai mẫu đều chứa hàm lượng chì cao. Ông Barker cảnh báo các phụ huynh nên ngưng sử dụng ngay loại kem này, và kêu gọi những người đang có các tuýp kem này nên nhanh chóng gửi về lại cho cơ quan hữu trách, cũng theo bài báo trên.

Hình: Bài viết trên báo VOA tiếng Việt về việc Hoa Kỳ điều tra kem trị chàm sữa Diệp Bảo vì chứa hàm lượng chì độc hại

Đài VOA Tiếng Việt trích lời của ông Ryan Barker, cho biết: “Phụ huynh có thể giúp điều tra bằng cách cung cấp sản phẩm cho các nhà điều tra để họ kiểm tra. Những ai có kem bôi da Diệp Bảo và muốn xét nghiệm chì, hoặc nếu họ có những lo ngại khác về chì, đều có thể liên hệ với đường dây phụ trách về chì của Quận hạt Multnomah.”

Theo điều tra, giới chức y tế Mỹ cho biết, kem bôi da Diệp Bảo được giao đến từ những cửa hàng trực tuyến ở Việt Nam và Singapore. Mặc dù Hoa Kỳ không quy định giới hạn về lượng chì trong thuốc, nhưng giới hạn lượng chì trong mỹ phẩm do Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm đưa ra chỉ ở mức mười phần triệu. Trong khi đó, các tuýp kem được xét nghiệm ở Oregon có lượng chì cao gấp 1.000 lần quy định này, VOA cho biết thêm.

Theo lời ông Barker, “những tuýp kem đã được xét nghiệm có lượng chì cao gấp đôi so với lượng chì có trong sơn. Tuy nhiên, “Việc cấm bán kem Diệp Bảo là “một thách thức” đối với các giới chức Mỹ vì những loại sản phẩm này chủ yếu được bán online.”

Trước đây, đã có nhiều sản phẩm, nông sản của Việt Nam xuất sang các thị trường khó tính, yêu cầu các chỉ tiêu về chất lượng nghiêm ngặt, như Mỹ, Canada, EU,… bị trả về cũng như  bị tiêu huỷ. Một số mặt hàng trong đó là những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, như: gạo, thuỷ hải sản hay các sản phẩm thực phẩm chế biến như mì ăn liền, thực phẩm đóng hộp xuất đi nhỏ lẻ. Các sản phẩm sau khi bị điều tra cho kết quả có dư hàm lượng chì, chất cấm, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật…

Hình: Bài viết “Hải quan Đài Loan tiêu huỷ mì gói VN vì tồn dư chất cấm” trên bbc.com

Trong một bài báo đăng trên trang Pháp Luật online vào ngày 4/8/2022 với tựa đề “Đừng để hàng Việt Nam bị trả về mới biết vi phạm”, tác giả An Hiền cho biết: “Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho hay trong sáu tháng đầu năm (2022) đã nhận được 18 cảnh báo đối với các lô hàng thực phẩm của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường châu Âu (EU). Những lô hàng này bị trả về do không đảm bảo yêu cầu về an toàn thực phẩm của nước nhập khẩu.”

Nổi bật nhất là sự kiện hải quan Đài Loan cho tiêu huỷ mì ăn liền nhập từ Việt Nam vì chứa nhiều chất cấm. Theo đó, đài BBC Tiếng Việt trong bản tin ngày 27/7/2022 đã cho biết: “Một số lô hàng mì ăn liền từ Việt Nam vừa bị quan chức hải quan Đài Loan bắt giữ và tiêu hủy, sau khi bị phát hiện có chứa hóa chất bị cấm, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) cho biết trong một tuyên bố hôm 26/7, theo Focustaiwan.”

Đối với trường hợp kem điều trị chàm sữa Diệp Bảo, vấn đề tiêu chuẩn an toàn của sản phẩm Việt Nam thật sự đáng báo động, vì đây là sản phẩm được bán rộng rãi và tiêu thụ rất nhiều trong nước. Nghiệm trọng hơn, đây là sản phẩm dành cho trẻ em, nhưng lại thiếu sự kiểm tra, quản lý của các cơ quan chức năng trước khi được cấp phép kinh doanh. Chỉ khi sự cố nguy hại được phát hiện ra ở Hoa Kỳ dẫn đến báo động, thì người tiêu dùng trong nước mới biết được mức độ độc hại của nó.

Quang Minh – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Xuân Cầu đại phát – phần 1

>>> Cộng sản luôn làm ngược lại những gì họ đã ký kết

>>> Đập bỏ hoa Tết – tính xấu người Việt?

Đảng bày tỏ quyết tâm tiếp tục chống tham nhũng – liệu có già néo đứt dây?


Kasse animation 7.8.2023